1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn Tập Ngữ Văn Nghị Luận Xã hội

6 2,7K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 92,5 KB

Nội dung

- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật… => Tình

Trang 1

Chuyên đề này được thiết kế nhằm giúp học sinh củng cố những vấn đề lí luận văn học cơ bản liên quan tới các tác phẩm trong chương trình THPT

Cấu trúc mỗi vấn đề bao gồm:

- Định nghĩa, mô tả

- Ví dụ

- Ứng dụng

Các kiến thức trình bày dưới dạng tinh giản với các dẫn chứng cụ thể, thiết thực, sinh động, lấy tính ứng dụng làm tiêu chí cao nhất, hi vọng có thể được các em lĩnh hội nhuần nhuyễn, sáng tạo trong quá trình làm bài nghị luận văn học

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Quan điểm/ quan niệm sáng tác

a Khái niệm

- Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác

- Phải được hiện thực hoá trong quá trình sáng tác

- Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm

- Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ thống có giá trị thì không phải ai cũng làm được

b Vai trò:

- Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thụât )

- Phần nào thể hiện tầm tư tưởng của nhà văn

c Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Văn học là vũ khí lợi hại

phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng

d Ứng dụng:

Phân tích quan điểm sáng tác của một nhà văn (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nam Cao…)

2 Phong cách nghệ thuật

a Khái niệm :Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn

b Đặc điểm:

- Thiên về hình thức nghệ thuật

- Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn

c Vai trò:

- Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách

- Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo

d Ví dụ:

- Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề nào cũng nồng nàn thao thiết niềm giao cảm với đời

Tư tưởng nghệ thuật độc đáo này được chuyển hoá vào hệ thống các phương tiện biểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn ngữ rất Tây, tinh tế; cách cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơ

đa dạng, phong phú đủ để tái hiện những cung bậc, những biến thái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế giới cũng như tình cảm con người)

- Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc; đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm đà tính dân tộc

- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ bút tài hoa => “Ngông”

e Ứng dụng:

Phân tích phong cách nghệ thuật của một tác giả (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao, Xuân Diệu…)

3 Tình huống trong truyện ngắn

a.Khái niệm:

- Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà thể hiện rõ nhất

“Là một lát cắt, một khúc của đời sống Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)

- Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng khả năng phản ánh lớn b.+ Vai trò:

- Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ

Trang 2

- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…) => Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn => Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của:

• Một tác phẩm có giá trị

• Một tác giả tài năng

c Ví dụ: tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ), tình huống cuộc gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa quản ngục và Huấn Cao (Chữ người tử tù), tình huống nhận thức (Chiếc thuyền ngoài xa)…

d Ứng dụng:Phân tích tình huống truyện trong: Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt, Chữ người tử tù,…

4 Các giá trị văn học

a Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học

- Giá trị nhận thức:

• Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới

• Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình

- Giá trị giáo dục

• Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống

• Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống đúng đắn

• Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng

- Giá trị thẩm mĩ:

• Nội dung:

Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời

Vẻ đẹp bản thân con người

• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, giàu sức gợi

- Mối quan hệ của 3 giá trị:

• Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục

• Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức

• Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ

b Ví dụ:

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu mở rộng phạm vi nhận thức về một hiện thực bề bộn, phức tạp thời hậu chiến với những nghịch lí đầy ngang trái, đồng thời khám phá vẻ đẹp bên trong người đàn bà tưởng như chỉ biết cam chịu, khơi gợi ở bạn đọc một thái độ sống, một cách nhìn cuộc đời sâu sắc, tỉnh táo hơn thông qua những hình ảnh có tính chất biểu tượng, qua lối kể chuyện đa dạng

c Ứng dụng:

Đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học

5 Nhà văn – văn bản – bạn đọc

+ Nhà văn: người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kí mã => Ý đồ nghệ thuật, cách lí giải của nhà văn về văn bản chỉ là một khả năng hiểu văn bản

+ Bạn đọc: ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giải mã

+ Văn bản: là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau nhưng phải phù hợp với các mã đã được nhà văn kí gửi

6 Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ

a Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự)

Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vật trong tác phẩm tự sự: có diện mạo, tính cách, hành động cụ thể)

b Phân loại:

- Xét sự xuất hiện của tác giả trong tác phẩm:

• Cái tôi trữ tình: tác giả

• Nhân vật trữ tình nhập vai: khi tác giả hoá thân vào nhân vật khác trong tác phẩm

- Xét về vai trò:

• Chủ thể trữ tình (người trực tiếp bộc lộ cảm xúc)

• Đối tượng trữ tình: đối tượng hướng tới của tâm trạng chủ thể trữ tình

+ Ví dụ:

- “Tảo giải” (Giải đi sớm) khắc hoạ hình tượng nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh - chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình với vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ và vẻ đẹp tinh thần chiến sĩ

- “Sóng”: xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình “sóng” – nhân vật trữ tình nhập vai, đối tượng trữ tình mang vẻ đẹp của khao khát tình yêu thuỷ chung, nồng nàn, mãnh liệt

Trang 3

c Ứng dụng:

Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong một bài thơ

7 Giá trị hiện thực

a Khái niệm:

- Phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh

- Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: hiện thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí…)

b Biểu hiện:

Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô cùng đa dạng và phong phú Tuy nhiên, nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường đề cập 3 nét chính:

- Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh

- Chỉ ra nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người

- Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người

Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng Cùng phản ánh tình cảnh khốn quẫn của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, Ngô Tất Tố miêu tả nỗi chật vật về vật chất của chị Dậu vì nạn sưu cao thuế nặng, một cổ nhiều tròng, Nguyễn Công Hoan phơi bày chân thực sự cùng đường tuyệt lộ của người nông dân (“Bước đường cùng”), Nam Cao lại đi vào mảng hiện thực sâu kín nhất, tăm tối nhất – địa hạt tâm lí để lột trần bi kịch bị tha hoá, nỗi đau tinh thần khắc khoải của những con người dưới đáy của

xã hội – Chí Phèo

c Vai trò:

- Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn

- Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị

d Ứng dụng:

- Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm (Chí Phéo, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt…)

- Phân tích nhân vật làm rõ giá trị hiện thực mới mẻ và độc đáo trong một tác phẩm (nhân vật Chí Phèo, nhân vật Mị, nhân vật người phụ nữ vợ nhặt…)

8 Giá trị nhân đạo

a Là gì:

- Hạt nhân: lòng yêu thương con người

- Đối tượng: thường là nỗi khổ

b Biểu hiện: 3 khía cạnh cơ bản

- Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh

- Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người

- Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh

Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt Chẳng hạn, cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu sắc, Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ đẹp truyền thống, thuỷ chung, không tì vết; Kim Lân phát hiện ra nét nữ tính và khát vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn người vợ nhặt, còn Tô Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nơi cô gái vùng cao - Mị…

c Vai trò:

- Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn

“Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki)

- Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương con người)

d Ứng dụng:

- Phân tích giá trị nhân đạo trong một tác phẩm (Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo…)

- Làm rõ giá trị nhân đạo độc đáo và mới mẻ của một tác phẩm qua việc phân tích nhân vật (Phân tích nhân vật Tràng, phân tích nhân vật Mị, phân tích nhân vật Chí Phèo…)

e Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:

- Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm

- Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá trị hiện thực là nhắc tới

sự trình bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách quan thì nói tới gía trị nhân đạo tức là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm thông, thương xót, đồng tình, ngợi ca…)

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trang 4

Bình luận quan niệm của J.Paul Sartre:“Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận động Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể là sự đọc Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng”

1 Nhiều năm trở lại đây, vấn đề tiếp nhận tác phẩm không chỉ là mối quan tâm của lí luận văn học mà còn

là đối tượng của rất nhiều khoa học nghiên cứu văn học Bình luận và phân tích quan niệm của J.Paul.Sartre trên cơ sở ngôn ngữ học hiện đại cho chúng tôi những kiến giải sâu sắc

2 Nếu như vai trò sáng tạo của nhà văn có lịch sử nghiên cứu khá đầy đặn thì vai trò của người đọc, bản chất của quá trình tiếp nhận văn học dẫu đã được “canh tác” ít nhiều vẫn còn là mảnh đất khá màu mỡ, mời gọi khám phá

Lấy mối quan hệ tác giả - tác phẩm - bạn đọc làm căn cốt, xưa nay có nhiều ý kiến khác nhau về yếu tố trung tâm của hoạt động văn học

Trước đây, có một quan niệm đã trở thành quán tính trong nghiên cứu phê bình: lấy tác giả cùng cá tính sáng tạo làm trung tâm Nó xem nhẹ vai trò của bạn đọc và quá trình tiếp nhận

Ý tưởng của nghệ sĩ là nòng cốt, là “chỉ dẫn của Chúa” để soi đường cho những tín đồ văn chương mải miết đi tìm chân lí Tiếp nhận được xem như một nỗ lực phóng chiếu tinh thần nghệ sĩ vào tác phẩm, truy tìm ánh xạ tâm hồn nhà văn trong bề mặt ngôn ngữ, văn bản

Theo đó, phê bình cố gắng lần tìm theo lối người viết đã đi để dựng lại một tác phẩm văn học duy nhất trong ý đồ sáng tạo Hướng nghiên cứu phổ biến và lí tưởng một thời là tiếp cận trực tiếp với tác giả, khai thác địa đồ nhà văn đã phác thảo, lí giải tác phẩm bằng chỉ dẫn trực tiếp

Vấn đề đặt ra: làm cách nào để tìm hiểu các tác phẩm khuyết danh, các sáng tác của các nhà văn không đồng thời với chúng ta hay nhà văn đã mất? Nếu tác giả không để lại bất kì chỉ dẫn nào ngoài văn bản thì

có nghĩa chiếc chìa khoá đi vào văn bản mãi mãi bị vùi lấp

Xem tác phẩm văn học “như một quá trình”, các nhà nghiên cứu đã phục nguyên vai trò của bạn đọc

Chúng tôi quan tâm tới phân tích của hai tác giả Nguyễn Lai và Bùi Minh Toán trên góc độ ngôn ngữ học GS.Nguyễn Lai trong bài viết “Về quá trình tiếp nhận văn học” có đưa ra 5 luận điểm quan trọng:

Nói đến quá trình tiếp nhận văn học, thoạt tiên ta nghĩ ngay tới “sản phẩm” được làm ra Theo cách đó, sản phẩm chưa qua tay người tiêu dùng thì mới ở dạng tiềm năng Do vậy, năng động chủ quan của người tiếp nhận là cánh cửa đầu tiên để ta có thể đi vào ngôi nhà tạo nghĩa của quá trình tiếp nhận văn học

Chủ thể hoạt động biến “thành phẩm” thành tác phẩm

Sự khác nhau giữa kí hiệu thẩm mĩ và hình tượng thẩm mĩ Tuy cùng là những gợi dẫn thẩm mĩ, nhưng ở hình tượng tượng thẩm mĩ, tính năng động chủ quan của chủ thể phát huy cao độ và phát huy với thế hoàn toàn chủ động Từ ngữ, kí hiệu thẩm mĩ chỉ là phương tiện của quá trình gợi dẫn Trong luận điểm này, tác giả cũng phân tích quá trình chuyển mã từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng

Quá trình tác động một cách có qui luật của tác phẩm nghệ thuật đối với người tiếp nhận

Mối quan hệ giữa người tiếp nhận với tác phẩm và xã hội thông qua ngôn ngữ

Coi hoạt động văn học như là hoạt động giao tiếp, GS Bùi Minh Toán xem xét quá trình tiếp nhận văn học trên hai khía cạnh

Vai trò của người đọc trong quá trình tiếp nhận

Vai trò của người đọc trong chính hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ

Trong quá trình sáng tạo của nhà văn, độc giả có vai trò nhất định, chi phối quá trình sáng tạo và chi phối

cả nội dung, hình thức của tác phẩm

Trong quá trình tiếp nhận, độc giả có vai trò đồng sáng tạo Tác phẩm là một bộ mã, nhà văn là người kĩ

mã, bạn đọc giải mã

3 Như vậy, ở Việt Nam, quan niệm về quá trình tiếp nhận và vai trò của bạn đọc đã được thấu thị qua những lăng kính khoa học đáng tin cậy Dễ dàng nhận thấy những luận điểm đó khá gần gũi với nhận định của J.Paul.Sartre

“Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận đông Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể là sự đọc Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng”

Trước hết, Sartre nhận xét tác phẩm văn học không phải là cái hoàn tất cố định sau quá trình thai nghén của nhà văn mà luôn luôn vận động biến đổi như “con quay kì lạ” Tác phẩm chỉ hiện tồn “trong vận động” Dường như, ở đây có một cuộc đối thoại ngầm với các quan điểm cho rằng tác phẩm là cố định, duy nhất, chỉ phụ thuộc vào ý đồ của nhà văn ( đã phân tích ở trên) Vận động là điều kiện thiết yếu để tác phẩm có thể xuất hiện, là đời sống đích thực của tác phẩm

Trang 5

Vậy cơ chế nào cho sự vận động của văn bản nghệ thuật? Ông khẳng định “cần có hoạt động cụ thể là sự đọc”, đồng thời tiếp tục nhấn mạnh vai trò của sự đọc hay cũng chính là vai trò của độc giả “tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục

Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng” Như vậy sự đọc có ý nghĩa sống còn đối với sức sống của tác phẩm Không được độc giả tiếp nhận, tác phẩm chỉ là những “vệt đen trên giấy trắng” – những con chữ vật lí vô cảm, vô hồn Sự đọc là máu để biến một thể xác vật chất (văn bản) thành một sinh thể có xúc cảm, có vui buồn, có trăn trở

Tóm lại, J.Paul.Sartre sử dụng cách nói quá để nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của tiếp nhận đối với đời sống văn học Vô hình chung, tác giả đã xem văn học là hoạt động giao tiếp, là một quá trình

Dễ dàng nhận thấy dấu ấn triết học hiện sinh trong nhận định này Sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới

ở hình thức cá thể, hiện thực với sinh hoạt hàng ngày Cho nên, tác phẩm văn học là một sản phẩm tinh thần, được cụ thể bằng dạng vật chất (văn bản ngôn từ), cũng chỉ có ý nghĩa trong đời sống của nó – sự đọc Được viết ra từ những ẩn ức của nhà văn nhưng để hướng tới độc giả, nhân loại nói chung, tách khỏi sự đọc, tác phẩm chỉ là cái xác vô hồn

Khẳng định ý nghĩa của sự đọc không có nghĩa phủ nhận vai trò của nhà văn và quá trình sáng tạo “Con quay kì lạ” dẫu biến ảo, vận động về đâu cũng cần có một trục trụ duy nhất để cân bằng Ấy là những chỉ dẫn nghệ thuật, những tín hiệu thẩm mĩ mà nhà văn dày công xây dựng trong tác phẩm Tác phẩm là một quá trình, Sartre nhấn mạnh vào quá trình thứ hai – giải mã “Tác phẩm chỉ có thể kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục”

So sánh quan niệm của Sartre với luận giải của Nguyễn Lai, Bùi Minh Toán (đã nên ở trên), có thể thấy sự tương đồng rõ nét Nếu Sartre cho rằng thiếu sự đọc, tác phẩm chỉ là “những vệt đen trên giấy trắng” thì Nguyễn Lai coi văn bản được nhà văn sáng tạo ra mới chỉ ở dạng “tiềm năng”

Tiềm năng ấy chỉ được hiện thực hóa thông qua quá trình giải mã tín hiệu thẩm mĩ dựa trên sự tác động có qui luật của văn bản lên người đọc Bùi Minh Toán phân tích chỉ rõ vai trò của độc giả một cách toàn diện Như vậy, từ những so sánh này, có thể khẳng định:

Quá trình văn học được tạo thành từ quá trình sáng tác (của nhàϖ văn) và quá trình tiếp nhận (của người đọc) Nó có tính liên tục, quan hệ chặt chẽ, không tách rời bởi hạt nhân – văn bản

Trung tâm của quá trình văn học là văn bản Nhà văn tạo ra vănϖ bản đồng nghĩa với việc sáng tạo những tín hiệu thấm mĩ, thực hiện quá trình kí mã (chuyển ngôn ngữ tự nhiên thành ngôn ngữ nghệ thuật) Đến lượt mình, độc giả thực hiện việc giải mã

Ý đồ của nhà văn chỉ là một khả năng tồn tại của tác phẩm Mỗi người đọc, bằng nền tảng văn hóa, tâm lí, trình độ thụ cảm riêng lại tạo ra vô vàn khả năng khác cho văn bản

Xét ở góc độ này, văn bản có tính độc lập tương đối với nhà văn và bạn đọc Cái trục của “con quay kì lạ” chính là những chỉ dẫn nghệ thuật thông qua hệ thống tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm

Đời sống của tác phẩm không phải tính bằng thời gian nhà vănϖ thai nghén ra nó Có những sản phẩm nghệ thuật mới ra đời đã chết yểu và mãi mãi không phục sinh vì thiếu vắng độc giả Lại có những tác phẩm cổ xưa vẫn dồi dào sức sống nhờ quá trình thụ cảm còn tiếp tục

Thực tế đời sống văn học cho thấy quan niệm của Sartre là hoàn toàn có lí

Truyện Kiều – sản phẩm của “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” của Nguyễn Du khai sinh cách đây mấy nghìn năm vẫn còn mời gọi khám phá, tạo ra biết bao cách cảm nhận và tranh luận khác nhau Nguyễn

Du đã mất nhưng sinh mệnh nghệ thuật Truyện Kiều dường như bất tử Mối thế hệ bạn đọc, với nền tảng văn hóa, tinh thần khác nhau lại giải mã tác phẩm theo một cách khác bằng một thái độ riêng

Có thời, người ta đặt Truyện Kiều lên bàn cân tư tưởng phong kiến để đánh giá vị trí của tác phẩm Dùng quan điểm xã hội học, áp đặt những yếu tố bên ngoài để nhận xét mà không căn cứ vào ngôn từ, mọi nhận định cơ hồ đều đi vào phiến diện, bế tắc

GS Trần Đình Sử, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, phân tích các tín hiệu thẩm mĩ đã rút ra những luận điểm chính xác về Thi pháp Truyện Kiều, gợi mở cho chúng ta thấy cách tiếp cận trục trụ của “con quay kì lạ” chính là ngôn từ nghệ thuật

Tính độc lập tương đối của văn bản khiến cho nhiều khi bạn đọc có thể phát hiện những nét mới ngoài ý đồ sáng tạo của nhà văn Kim Lân từng bất ngờ khi trong kì thi ĐH, khối D, năm 2005, có một học sinh được điểm 10 khám phá ra một điều mà ông chưa bao giờ dụng công trong xây dựng phẩm chất anh cu Tràng (sự hiếu thảo với bà cụ Tứ) Người đọc từ một bộ mã mà nghệ sĩ đã kí gửi – văn bản có thể giải theo nhiều cách khác nhau, tạo ra những khả năng thụ cảm phong phú

Sáng tạo văn học đồng nghĩa với việc thiết kế những tín hiệu thẩm mĩ Đó là những chỉ dẫn nghệ thuật người đọc dù tạo ra bao nhiêu khả năng cho tác phẩm vẫn phải tụ phát từ trục quay này

Trang 6

Chẳng hạn, tín hiệu thẩm mĩ “mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử) có thể hiểu là khuôn mặt của người con trai – tác giả hoặc khuôn mặt của người con gái soi qua trái tim nhớ thương da diết của thi sĩ Dẫu hiểu theo cách nào cũng cần đặt trong hệ thống – nghĩa là gắn với văn cảnh “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” để thấy được nét đẹp của con người Vĩ Dạ và niềm hoài mong đau đáu của Hàn Mạc Tử

Tương tự như thế, cặp hình tượng “non – nước” ở “Thề non nước” của Tản Đà mang tính đa nghĩa: vừa là hai vật thể thiên nhiên với qui luật muôn đời, vừa là người con trai và người con gái nhớ thương trong xa cách, vừa là đất nước bị cắt chia đầy xa xót nhưng tất cả đều mang một trạng thái cảm xúc chung

Hồ Chí Minh khi cầm bút đều đặt ra bốn câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Người đọc như vậy còn có vai trò chi phối quá trình sáng tạo của nhà văn

Văn bản thì duy nhất nhưng tác phẩm xét ở chừng mực nhất định là bất tận Tác phẩm có thể chỉ được tạo

ra trong một khắc, nhưng sinh mệnh của nó là bất tử (đối với các kiệt tác) Độc giả chính là thước đo giá trị đích thực của một tác phẩm văn học Quan niệm hiện sinh của J.Paul.Sartre xét cho cùng đã đạt đến bản chất tồn tại của tác phẩm văn học

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w