1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Probiotic và bệnh tiêu chảy cấp potx

8 475 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 293,13 KB

Nội dung

Probiotic và bệnh tiêu chảy cấp Hình ảnh siêu vi Rotavirus, một trong những "thủ phạm" gây bệnh tiêu chảy cấp. Chuyên đề: Probiotics - giải pháp cho bệnh tiêu chảy cấp Theo Tổ chức y tế thế giới, tiêu chảy là tiêu phân lỏng ≥ 3 lần trong 24 giờ. Phân lỏng là phân có hình của vật chứa. Tiêu chảy vẫn còn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong cho trẻ em. Nguyên nhân tiêu chảy thường do nhiễm: siêu vi, vi trùng và ký sinh trùng . Phổ tác nhân gây bệnh tùy thuộc vào vùng địa lý, điều kiện kinh tế xã hội. Ở các nước đã phát triển, tác nhân thường gặp là siêu vi, hàng đầu là Rotavirus. Tác nhân vi trùng vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, theo các nghiên cứu tại bệnh viện Rotavirus chiếm khoảng 51% các trường hợp tiêu chảy cấp không đàm máu nhập viện. Riêng ở bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi năm chúng tôi nhận khám trung bình 40.000 ca tiêu chảy ngoại trú và 6.000 ca nội trú, các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp không đàm máu ở bệnh nhi nội trú là: Rotavirus(67.4%), Norovirus (5.5%), Sapovirus (3.2%), Astrovirus (0.8%), và Adenovirus (0.6%). Điều trị căn bản bệnh tiêu chảy cấp là bù nước và điện giải, chủ yếu qua đường uống (dung dịch ORS) và dinh dưỡng thích hợp. Mặc dù phương pháp điều trị này làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong nhưng không rút ngắn được thời gian bệnh cũng như không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Trong những năm gần đây, người ta đề cập ngày càng nhiều đến vai trò của probiotic trong bệnh tiêu chảy cấp. Lý do dùng probiotic để điều trị tiêu chảy là các vi sinh vật này có thể điều hòa hệ vi khuẩn chí đường ruột và tác động trực tiếp trên tác nhân gây bệnh. Các cơ chế được giả định phần lớn dựa trên các nghiên cứu trong ống nghiệm hoặc thực nghiệm trên động vật, là các vi sinh vật probiotic tổng hợp các chất có tính kháng sinh, cạnh tranh chất dinh dưỡng, ức chế cạnh tranh chỗ kết dính với tác nhân gây bệnh, làm biến đổi độc tố hoặc thụ thể của độc tố gây bệnh. Một số nghiên cứu khác cho thấy probiotic có khả năng kích thích hoặc điều hòa đáp ứng miễn dịch cả đặc hiệu lẫn không đặc hiệu. Tùy thuộc vào dòng vi sinh vật dùng làm probiotic và tác nhân gây bênh (vi khuẩn hay siêu vi) mà một số tác động theo các cơ chế trên có thể diễn ra đồng thời. Bệnh tiêu chảy cấp vẫn là bệnh có nhiều nguy cơ tử vong ở trẻ em tại nước ta. Ảnh: Images. Trong hơn 3 thập niên vừa qua, có rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng ở các nước đã phát triển cũng như đang phát triển sử dụng nhiều dòng probiotic khác nhau hoặc riêng rẽ hoặc kết hợp để tìm hiểu hiệu quả của probiotic trong điều trị, phòng ngừa tiêu chảy sau sử dụng kháng sinh, tiêu chảy do truyền nhiễm ở trẻ em. Mặc dù có thể các tác giả và cả các nhà xuất bản có xu hướng chỉ công bố các nghiên cứu có kết quả dương tính, nghĩa là có thể có sai lệch trong công bố các nghiên cứu cho thấy probiotic không có hiệu quả, một số ghi nhận đã được rút ra từ các nghiên cứu này như sau: Nhiều bằng chứng ủng hộ probiotic có tác dụng ngừa tất cả các thể lâm sàng tiêu chảy do dùng kháng sinh (tiêu chảy đơn giản, viêm đại tràng xuất huyết và viêm đại tràng giả mạc). Trong 7 trường hợp trẻ em bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, có thể giảm bớt một trường hợp tiêu chảy nếu chúng ta dùng đồng thời probiotic (số bệnh nhân cần điều trị-NNT (number needed to treat) = 7). Liều nên dùng là 5-10 tỷ đơn vị tạo khúm (CFU) /ngày. Không thấy sự khác biệt đáng kể giữa các dòng probiotic khác nhau khi sử dụng ở liều nói trên. Nói chung đa số bằng chứng cho thấy rằng sự khác biệt về hiệu quả điều trị tiêu chảy cấp của probiotic so với giả dược là có ý nghĩa thống kê nhưng hiệu quả lâm sàng chỉ dừng ở mức vừa phải. Probiotic có thể làm giảm thời gian tiêu chảy cấp ở trẻ em do tác nhân không xâm lấn, đặc biệt do Rotavirus, khoảng 17-30 giờ. Số bệnh phải điều trị (NNT) để bớt một trẻ bị tiêu chảy lâu hơn 3 ngày là 4 (95% khoảng tin cậy 3-9). Nghĩa là cứ 4 trẻ bị tiêu chảy lâu hơn 3 ngày được dùng probiotics ta có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy cho một trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tiêu chuẩn khách quan nhất để đánh hiệu quả một phương pháp điều trị tiêu chảy cấp trẻ em theo Tổ chức y tế thế giới là cung lượng phân còn chưa được các nghiên cứu kể trên đánh giá. Hơn nữa, hiệu quả điều trị cũng rất dao động với các dòng probiotic khác nhau. Các tác giả cũng cho rằng liều sử dụng tối ưu là 5-10 tỷ CFU/ngày và phải cho càng sớm càng tốt trong tiến trình của bệnh. Hiện tại trên thị trường Việt Nam cũng có rất nhiều loại probiotic khác nhau. Có những probiotic mà trong thành phần là vi khuẩn sống, xác vi khuẩn, vi khuẩn đông khô hay bào tử. Tuy nhiên sản phẩm có dạng l bào tử như Bacillus clausii (Enterogermina) cho thấy có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Nhờ thành phần là bào tử nên Bacillus clausii có thể qua dạ dày với tỉ lệ sống sót cao nhằm phát huy tác dụng và khôi phục hệ khuẩn chí đường ruột. Trên thực nghiệm, bào tử Bacillus clausii có thể sống được trong môi trường dịch vị với pH=2, trong ít nhất l 2 giờ. Ngoài ra, dạng bào tử Bacillus clausii đề kháng rất tốt với nhiều loại kháng sinh nên có thể dùng chung trong thời gian điều trị kháng sinh. Bên cạnh đó thì bào tử Bacillus clausii được bào chế dưới dạng hỗn dịch không màu, không mùi, không vị trong từng ống nhựa nhỏ nên tiện lợi khi sử dụng, đặc biệt là cho trẻ em. . Probiotic và bệnh tiêu chảy cấp Hình ảnh siêu vi Rotavirus, một trong những "thủ phạm" gây bệnh tiêu chảy cấp. Chuyên đề: Probiotics - giải pháp cho bệnh tiêu chảy cấp. giới, tiêu chảy là tiêu phân lỏng ≥ 3 lần trong 24 giờ. Phân lỏng là phân có hình của vật chứa. Tiêu chảy vẫn còn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong cho trẻ em. Nguyên nhân tiêu chảy. được thời gian bệnh cũng như không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Trong những năm gần đây, người ta đề cập ngày càng nhiều đến vai trò của probiotic trong bệnh tiêu chảy cấp. Lý do dùng probiotic để

Ngày đăng: 03/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN