S GD & T LO CAI Trng THPT s III Bo Yờn Họ và tên: Vũ Thị Trang ti: Phơng pháp biến đổi câu chủ động sang câu bị động Năm học: 2009 - 2010 Phần mở đầu I.Lý do chọn đề tài. Là Giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh, Tôi thấy rằng môn Tiếng Anh được tổ chức thi trắc nghiệm ở các kì thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH của bộ GD & ĐT. Trong chương trình tiếng Anh THPT hệ 3 năm, câu bị động là một phần kiến thức tương đối quan trọng, có trong tất cả các kì thi tốt nghiệp và thi ĐH. Để làm tốt được các bài tập trắc nghiệm về câu bị động thì học sinh cần phải nắm được các phương pháp biến đổi từ câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Pương pháp biến đổi Câu chủ động sang Câu bị động” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. II.Mục đích. Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ mong được bài tỏ ý kiến của mình về phương pháp biến đổi câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh giúp các đồng chí giáo viên đồng nghiệp có thể tham khảo thêm trong công tác giảng dạy và ôn tập cho học sinh chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. III.Đối tượng nghiên cứu. Trong chương trình tiếng Anh THPT hệ 3 năm, câu bị động được đưa vào giảng dạy ở khối 11 và 12. Trong đề tài của mình, tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề lý thuyết của câu bị động như cấu trúc, cách sử dụng,cách chuyển từ chủ động sang bị động, một số dạng đặc biệt trong câu bị động… và một số bài tập biến đổi câu để củng cố cho phần kiến thức ở trên , nhằm giúp học sinh hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản và nâng cao của câu bị động trong Tiếng anh để các em có thể làm tốt các dạng bài tập về câu bị động trong Tiếng anh. IV.Phạm vi nghiên cứu. Năm học 2009-2010 V.Cơ sở nghiên cứu. Tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên những cơ sở sau: - Dựa vào thực tế giảng dạy. - Dựa vào một số tài liệu tham khảo về câu bị động. - Dựa và một số ý kiến của đồng nghiệp. Phần nội dung Chúng ta dùng câu chủ động khi chủ ngữ trong câu là tác nhân trực tiếp gây ra hành động trong câu. Khi chủ ngữ chịu tác động của hành động trong câu, chúng ta dùng thể bị động. Việc lựa chọn sử dụng câu chủ động hay bị động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong nhiều trường hợp, chúng ta chỉ sử dụng duy nhất hoặc dạng chủ động hoặc dạng bị động. Do đó học sinh cần phải nắm được một số vấn đề sau: I. Cách dùng câu bị động. - Khi không cần thiết phải nhắc đến tác nhân gây hành động( do tình huống đã quá rõ ràng hoặc do không quan trọng). Eg: The chair has been repaired. -Khi chúng ta không biết hoặc quên người thực hiện hành động. Eg: My bike was stolen. - Khi chúng ta quan tâm đến bản thân hành động hơn là người thực hiện hành động. Eg: This school was built in 2004. - Khi chủ ngữ của câu chủ động là chủ ngữ không xác định như : people, they, someone… Eg: People say that she has gone to HCM city. ( It’s said that she has gone to HCM city.) - Khi người nói không muốn đề cập đến chủ thể gây ra hành động Eg: Smoking is not allowed here. II.Cấu trúc. Về cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh , được áp dụng cho mười hai thì.Tuy nhiên trong phần này tôi chỉ giới thiệu những thì học sinh đã học trong chương trình , phục vụ cho thi học kì và thi tốt nghiệpTHPT bao gồm: thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, thì hiện tại hoàn thành ,thì tương lai đơn. 1)Thì hiện tại đơn: Form: S + V(s,es) + O S + Be + V P2 + by + O Eg: Active: Tom eats a cake Passive: A cake is eaten by Tom. 2) Thì hiện tại tiếp diễn: Form: S + Be + V(ing) + O => S + is/are/am +Being + V P2 + by + O Eg: Active: She is writing a letter. Passive: A letter is being written by her. 3)Thì quá khứ đơn: Form: S + V(ed) + O => S + Be + V P2 + by + O Eg: Active : The manager sacked us. Passive : We were sacked by the manager. 4) Thì quá khứ tiếp diễn: Form: S + be + V(ing) + O => S + was/were + Being + V P2 + by + O Eg: Active: She was cleaning the room at 7 a.m yesterday. Passive: The room was being cleaned at 7 a.m yesterday. 5)Thì hiện tại hoàn thành: Form: S + have/has +V P2 + O => S + have/has + Been + V P2 + by + O Eg: Active: The police have question me. Passive: I have been questioned by the police. 6)Thì tương lai đơn: Form: S + Will/shall + V(inf) + O => S + Will/ shall + Be + V P2 + by + O Eg: Active: The post man will deliver the letter. Passive: The letter will be delivered by the post man. 7. Động từ khuyết thiếu(defective verb). Form: S + Defective V + V(inf) + O => S + Defective V + Be + V P2 + by + O Eg1: Active : You can see him now. Passive : He can be seen (by you) now. Eg2: Active : He should type his term paper. Passive : His term paper should be typed. III. Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động. Muốn chuyển từ câu chủ động sang câu bị động học sinh cần nắm chắc các bước chuyển sau đây: Xác định tân ngữ trong câu chủ động , chuyển nó thành chủ ngữ trong câu bị động. - Xác định thì của động từ trong câu chủ động, chia “to be” tương ứng với thì tiếng Anh đó và với chủ ngữ mới của câu bị động. - Chia động từ chính trong câu chủ động ở dạng past participle trong câu bị động. - By+ tác nhân gây hành động ( khi muốn nhấn mạnh tác nhân gây hành động) S + V + O S + Be + V (participle) + O Eg: They will finish this work tomorrow. S V O This work will be finished (by them) tomorrow. S Be + V P2 O Trong phần này cần lưu ý học sinh một số vấn đề sau: - Các trạng từ chỉ cách thức thường được đặt trước động từ phân từ hai trong câu bị động. Eg: He wrote the book wonderfully. ( The book was wonderfully written. - By + tác nhân gây hành động đứng sau trạng ngữ chỉ nơi chốn và đứng trước trạng ngữ chỉ thời gian. Eg1: A passer- by took him home. ( He was taken home by a passer- by. Eg2: We will receive the gifts on Monday. ( The gifts will be received by us on Monday. - Câu bị động phủ định và nghi vấn được tạo giống như cách của câu chủ động. Tuy nhiên không phải bất cứ câu nào cũng có thể chuyển từ chủ động sang bị động hoặc ngược lại. Điều kiện để chuyển một câu chủ động sang câu bị động là câu đó phải có một transitive verb ( ngoại động từ). Câu có intransitive verb (nội động từ) thì không thể chuyển sang câu bị động. Ngoại động từ là động từ cần một tân ngữ trực tiếp trong khi nội động từ thì không cần một tân ngữ trực tiếp. Eg: 1) She is making a cake. ( A cake is being made by her.) make is a Transitive verb 2) They run along the beach every morning. run is a Intransitive verb Practice Vận dụng những kiến thức ở trên , hãy chuyển các câu sau dây sang câu bị động. 1/They started a dancing class last week. => 2/Mr.Smith saw the accident. => 3/Somebody has taken my briefcase. => 4/The teacher returned our written work to us. => 5/She has finished the report by noon. => 6/The mad dog bit the little boy. => 7/The police have arrested five suspects. => 8/The doctor ordered him to take o long rest. => 9/They started a dancing class last week. => 10/Mr.Smith saw the accident. => 11/Somebody has taken my briefcase. => 12/The teacher returned our written work to us. => 13/She has finished the report by noon. => 14/The mad dog bit the little boy. => 15/The police have arrested five suspects. => 16/The doctor ordered him to take o long rest. => 17/they have just had me look after herson . => 18/ the headmaster asked us to clean thelibrary. => 19/tom had to be sacked become of library. => 20/he let the children go out. => . giảng dạy môn Tiếng Anh, Tôi thấy rằng môn Tiếng Anh được tổ chức thi trắc nghiệm ở các kì thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH của bộ GD & ĐT. Trong chương trình tiếng Anh THPT hệ 3 năm,. tới. III.Đối tượng nghiên cứu. Trong chương trình tiếng Anh THPT hệ 3 năm, câu bị động được đưa vào giảng dạy ở khối 11 và 12. Trong đề tài của mình, tôi chỉ tập trung vào một. bản và nâng cao của câu bị động trong Tiếng anh để các em có thể làm tốt các dạng bài tập về câu bị động trong Tiếng anh. IV.Phạm vi nghiên cứu. Năm học 2009-2010 V.Cơ