Ở bên phải là thân động mạch tay đầu truncus brachiocephalicus sẽ phân nhánh là động mạch cảnh chung phải và động mạch dưới đòn phải.. Ở bên trái động mạch cảnh chung trái và động mạch
Trang 1Giải phẫu động mạch của đầu- mặt - cổ
(Kỳ 1)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS Trịnh Xuân Đàn
Các động mạch cấp máu cho đầu và cổ đều là các động mạch lớn, tách trực tiếp hoặc gián tiếp từ cung động mạch chủ Ở bên phải là thân động mạch tay đầu
(truncus brachiocephalicus) sẽ phân nhánh là động mạch cảnh chung phải và động
mạch dưới đòn phải Khi nó lên nền cổ ở ngay sau khớp ức đòn phải Ở bên trái động mạch cảnh chung trái và động mạch dưới đòn trái trực tiếp từ cung động
mạch chủ đi lên Động mạch dưới đòn (a subclavia) mang máu xuống nuôi chi
trên có các nhánh bên tới cấp máu cho một phần vùng cổ và cho cả não Hệ động
mạch cảnh (a carotid) gồm có hai động mạch cảnh chung phải và trái, khi tới bờ
trên sụn giáp chia thành 2 nhánh tận:
- Động mạch cảnh trong cấp máu cho phần trong hộp sọ là não và mắt
- Động mạch cảnh ngoài cấp máu cho phần ngoài hộp sọ gồm phần đầu mặt
và một phần cổ Phần còn lại của cổ do động mạch dưới đòn nuôi dưỡng
Trang 2
HỆ ĐỘNG MẠCH CẢNH
Tách trực tiếp hoặc gián tiếp từ cung động mạch chủ, nằm ở vùng cổ
trước bên, mang máu từ tim lên nuôi dưỡng cho đầu mặt cổ và đặc biệt là não
1 ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG (ARTERIA CAROTIS COMMUNIS)
Động mạch cảnh chung hay cảnh gốc là động mạch lớn đi qua vùng cổ lên cấp máu cho đầu mặt và não Động mạch không có nhánh bên nên thắt động mạch này nguy hiểm
1.1 Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng
Ở 2 bên khác nhau:
- Bên phải tách từ thân động mạch cánh tay đầu ngay sau khớp ức đòn
- Bên trái tách trực tiếp từ cung động mạch chủ nên có thêm một đoạn ở
ngực (dài hơn và nằm sâu hơn bên phải)
Trang 3
Cả hai động mạch từ nền cổ đi lên hơi chếch ra ngoài dọc hai bên khí quản
và thực quản, tới bờ trên sụn giáp (ngang mức đôi sông cổ 4) thì phình ra gọi là phình cảnh hay xoang động mạch cảnh (sinus caroticus) rồi chia đôi thành động
mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài Xoang cảnh thường lấn tới cả phần đầu động mạch cảnh trong
Trong thành của xoang cảnh có tiểu thể cảnh (glomus caroticum), có các sợi thần kinh đặc biệt đi vào cực trên tiểu thể cảnh (tách từ hạch cổ trên, từ
dây thần kinh 9, 10 hoặc 12) nên nó được coi như một thụ cảm hoá học đáp
ứng với sự thay đổi nồng độ oxy trong máu và làm thay đổi huyết áp động mạch
1.2 Liên quan
Chia làm 2 đoạn liên quan
1.2.1 Đoạn ngực
Chỉ có ở bên trái từ cung động mạch chủ đến sau khớp ức đòn trái
- Ở trước với khớp ức đòn trái, thân tĩnh mạch cánh tay đầu trái, di tích của tuyến ức và các dây tim
Trang 4- Ở sau với động mạch dưới đòn trái (sau ngoài), với ống ngực và chuỗi hạch giao cảm ngực (sau trong)
- Ở ngoài với dây lang thang (thần kinh X), thần kinh hoành, với phổi và màng phổi trái
- Ở phía trong liên quan với khí quản, thực quản và dây thần kinh thanh quản quặt ngược
1.2.2 Đoạn cổ
Hai bên giống nhau từ khớp ức đòn trở lên
- Liên quan gần: động mạch cùng với tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh lang thang (thần kinh XI được bọc chung trong một bao mạch gọi là bao cảnh Trong bao cảnh động mạch ở trong, tĩnh mạch cảnh trong ở ngoài, dây
thần kinh lang thang nằm trong góc nhị diện ở sau động mạch và tĩnh mạch
- Liên quan xa: bao cảnh nằm trong rãnh cảnh, rãnh cảnh hình lăng trụ
tam giác có 3 thành:
- Thành sau (thành xương) liên quan với cân cổ sâu, cơ trước sống (cơ
dài đầu, cơ dài cổ), cơ bậc thang trước, mỏm ngang đốt sống cổ IV, V, VI trong đó có củ Chassaignac là mốc tìm động mạch
Trang 5
- Thành trong (thành tạng) trên có hầu, thanh quản, dưới có khí quản, thực
quản, tuyến giáp và dây thần kinh thanh quản quặt ngược
- Thành ngoài (thành cân cơ) là thành phẫu thuật với 2 lớp cơ: cơ ức đòn
chũm với cân cổ nông, các cơ dưới móng với cân cổ giữa Bờ trước cơ ức đòn chũm là mốc để tìm động mạch
Động mạch cảnh chung chỉ đi qua cổ và thường không cho nhánh bên
nào