II Đất phi nông nghiệp 171,16 (100%) 30,
3.3.2 Các hình thức quản lý, xử lý phế thải đồng ruộng tại xã Vân Du, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
3.3.1 Các văn bản pháp lý
Đối với phế phụ phẩm nông nghiệp, nước ta chưa có những quy định, văn bản pháp luật cụ thể về quản lý xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.
Đối với vỏ bao bì thuốc BVTV, hiện nay có dự thảo thông tư liên tịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường, “Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng” ngày 10-6-2015.
3.3.2 Các hình thức quản lý, xử lý phế thải đồng ruộng tại xã Vân Du,huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
UBND xã Vân Du chưa có những quy định, chính sách cho việc xử lý phế thải đồng ruộng tại địa phương, chủ yếu do người dân tự xử lý.
Sau khi tiến hành điều tra 95 hộ dân tại xã Vân Du về tình trạng xử lý phế thải đồng ruộng thu được kết quả như sau:
Đối với cây lúa
Bảng 3.11 Các hình thức xử lý rơm rạ tại xã Vân Du
Rơm
Ủ phân 2 2,1
Đốt 61 64,22
Làm nguyên liệu đốt 20 21,05
Làm thức ăn cho gia súc 10 10,53 Vứt ngoài ruộng và kênh mương 2 2,1 Rạ
Chôn vùi 75 78,9
Đốt 10 10,5
Làm nguyên liệu đốt 7 7,4
Vứt tại ruộng, kênh mương 3 3,1
Nguồn: Phiếu điều tra, 2016
Tại xã Vân Du, rơm chủ yếu được xử lý bằng hình thức đốt lên đến 64,22% (trong tổng số 95 hộ), đối với rạ là 10,5%. Hình thức đốt được dùng phổ biến do xử lý triệt để, không tốn kém về thời gian, công sức. Ngoài ra có một lượng tro lớn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng đốt rơm, rạ ở ven đường diễn ra tràn lan gây cản trở sự đi lại của người dân, ảnh hưởng tới sức khỏe của những người dân sống xung quanh.
Hình thức lấy rơm làm nguyên liệu đốt chiếm 21,05%, rạ là 7,4 %, sau khi thu hoạch, người dân đem rơm rạ về phơi khô, sau đó dùng để làm nguyên liệu đốt phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Hình thức này trước kia được sử dụng rất nhiều, người ta tận dụng rơm, rạ để đun nấu, tro được dùng để ủ phân, hay bón trực tiếp cho cây trồng. Tuy nhiên hiện nay hình thức này ít được sử dụng, do người dân dần chuyển sang sử dụng bếp ga, bếp điện, nên nguồn nguyên liệu này đang ít được sử dụng.
Sau đó là hình thức làm thức ăn cho gia súc chiếm 15,8%, tuy nhiên tại xã, rơm rạ cho gia súc ăn chủ yếu là ăn trực tiếp, không ủ thêm ure...nên có giá trị dinh dưỡng không cao. Hình thức này chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ do số lượng trâu bò trong xã không nhiều.
Hình thức ủ phân hữu cơ chiếm 6,3%, người dân ít khi xử lý rơm rạ bằng hình thức này mặc dù nó giúp tiết kiệm chi phí phân bón...do khi ủ phân cần mất nhiều thời gian, công lao động...
Các hình thức khác như vứt tại đồng ruộng, kênh mương, hay trên bờ chiếm một lượng rất nhỏ, đối với rơm là 2,1%, rạ là 3,1%. Hình thức này chủ
yếu xảy ra đối với các hộ dân có diện tích canh tác không lớn. Sau khi thu hoạch, người dân vứt ngay tại ruộng, hoặc vứt trên bờ ruộng, ở các kênh mương.
Đối với rạ, hình thức chủ yếu là chôn vùi dưới đất chiếm 78,9%, hình thức này giúp trả cho đất một phần chất dinh dưỡng đã bị lấy đi.Tuy nhiên trong điều kiện yếm khí có thể phát sinh ra một chất gây độc như H2S...
Đối với các cây rau màu khác
Bảng 3.12 Các hình thức xử lý các loại cây trồng khác tại xã Vân Du
Cây trồng Hình thức xử lý Số hộ Tỉ lệ(%) Ngô
Làm thức ăn cho gia súc 55 76,4
Vứt tại ruộng, kênh mương 12 16,7
Làm nguyên liệu đốt 5 6,9
Khoai Vứt ra kênh mương, bờ ruộng,... 82 100 Rau các loại Vứt tại ruộng,kênh mương,... 87 100
Nguồn: Phiếu điều tra, 2016
Ta thấy, đối với ngô, hình thức xử lý chủ yếu là làm thức ăn cho gia súc chiếm tới 76,4% (trong tổng số 72 hộ trồng ngô). Hình thức vứt tại ruộng, kênh mương...chiếm 16,7 %.
Đối với các loại cây khác: khoai, su hào, hành... hình thức chủ yếu là vứt lên bờ ruộng, kênh mương, do hộ nông dân chỉ trồng nhằm phục vụ nhu cầu của gia đình nên trồng với diện tích nhỏ.
Đối với vỏ bao bì phân bón và thuốc BVTV
Hiện nay, ở xã Vân Du chưa có bể thu gom ở đồng ruộng để chứa vỏ bao bì thuốc BVTV và các chất thải khác.
Bảng 3.13Các hình thức xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV ở xã Vân Du
Số hộ Tỉ lệ (%)
Vứt ngay tại đồng ruộng 87 91,58
Vứt ở kênh, mương, ao hồ 5 5,26
Vứt tại bãi rác thải sinh hoạt
Nguồn: Phiếu điều tra, 2016
Đối với vỏ bao bì thuốc BVTV, người dân chủ yếu là vứt ngay tại nơi phun thuốc, vứt ra kênh mương, ao hồ. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tại địa phương. Có tới 91,58% người dân được hỏi đều vứt ngay tại đồng ruộng, 5,26% số người dân vứt ra các kênh mương gần đó. Một phần rất nhỏ, người dân thu gom bao bì vứt vào bãi rác sinh hoạt chiếm 3,16%. Tình trạng này đang làm cho dọc các bờ ruộng, kênh mương đều xuất hiện vỏ bao bì thuốc BVTV tràn lan. Ngoài ra, người dân còn rửa các bình phun ở các kênh mương, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước tại đây.
Hình 3.3: Người dân rửa bình phun thuốc BVTV ở kênh mương
Đối với vỏ bao bì phân bón, 100% người dân thu gom và tái sử dụng. Nhằm mục đích để đựng thóc, gạo...và cho các mục đích khác.
Tình trạng đốt rơm rạ tràn lan, vứt vỏ bao bì vỏ thuốc BVTV ngay tại đồng ruộng, kênh, mương gây mất mỹ quan cho xã và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, tuy nhiên UBND xã chưa có những biện pháp,chính