Các bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI XÃ VÂN DU, HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 25 - 30)

1.3.2.1 Các bài học kinh nghiệm trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp xử lý và quản lý phế thải đồng ruộng.

Đốt phế thải đồng ruộng không những gây lãng phí mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, một số nước trên thế giới hiện nay đã áp dụng các quy định nhằm hạn chế đốt phế thải đồng ruộng. Tại Anh, có khoảng 600.000 ha phế thải đồng ruộng bị đốt mỗi năm trong những năm đầu thập niên 1980, một lệnh cấm được áp dụng trong năm 1992.Năm 1991, Chính quyền bang California áp dụng đạo luật hạn chế đốt đồng, trong đó từ năm 1991-1996 giảm 10% diện tích đốt đồng, giảm 50% vào năm 1998, lộ trình này kết thúc vào tháng 9 năm 2011, chỉ cho phép đốt đồng nhằm mục đích kiểm soát dịch bệnh, trong điều kiện của bang California hiện nay, diện tích đốt đồng nhằm mục đích vệ sinh đồng ruộng không vượt quá 25% diện tích canh tác.

Ủ các phế thải hữu cơ thành phân bón được áp dụng phổ biến trên thế giới.Khoảng 61,5% rơm lúa ở Nhật Bản được ủ làm phân hữu cơ, một số nước như Đài Loan lên đến 56,9 % và Hàn Quốc là 46,0% .

Bảng 1.4: Bảng sử dụng rơm rạ ở các nước châu Á

Tên quốc gia Hình thức sử dụng Tỉ lệ(%) Bangladesh Làm thức ăn chăn nuôi, compost,

khí sinh học

74,4 Hàn quốc Compost

Thức ăn chăn nuôi Nhiên liệu sinh học

46,0 20,0 15,0 Thái Lan Thức ăn chăn nuôi

Compost

Nguyên liệu thô Khí sinh học Các hình thức khác 13,0 5,0 1,5 0,2 0,3 Trung Quốc Năng lượng nông thôn(điện)

Thức ăn chăn nuôi Phân bón Làm giấy Tái sử dụng và các mục đích khác 53,6 28,0 15,0 2,1 16,2 Ấn Độ Khí tự nhiên Các hình thức khác 28,0 49,0 Đài Loan Compost

Thức ăn chăn nuôi Nguyên liệu sinh học Các hình thức khác

56,9 11,0 5,1 22,1 Philippines Thức ăn chăn nuôi, thảm phủ,

trồng nấm

5,0 Malaysia Thức ăn chăn nuôi, compost, trồng

nấm, làm giấy

1,0

Nguồn: Rosmiza Mohd Zainol, 2014

Phế thải đồng ruộng ở Nhật Bản được xử lý theo các cách: làm phân hữu cơ 61,5%, làm thức ăn cho gia súc 11,6%, chôn vùi 10,1%, lợp mái cho chuồng nuôi gia súc 6,5%, vật liệu che phủ trên đồng ruộng 4%, làm đồ thủ công 1,35%, đốt cháy 4,6%, các loại khác 0,3%.

Ngoài ra, ở Nhật Bản, rơm rạ phát sinh khoảng 9,2 triệu tấn mỗi năm, và ước tính cho thấy rằng nó sẽ có thể để sản xuất 1,8 triệu Kl ethanol sinh học từ rơm. Phương pháp sản xuất ethanol sinh học từ rơm rạ được tạm chia thành ba quá trình, cụ thể là, trước khi xử lý, đường hóa và lên men. Khả

năng sản xuất ethanol sinh học hàng năm tại bốn thành phố: Hokkaido 1.040 lít, tỉnh Hyogo 800 lít, quận Akita 22.500 lít, và Chiba quận 6,700 lít.

Ở Indonesia và Thái Lan, đã xây dựng một số nhà máy sản xuất điện từ phế thải đồng ruộng. Nhà máy ở Bali (Indonesia) có công suất khoảng 22 MW được vận hành vào cuối năm 2006 cung cấp điện cho 60.000 hộ gia đình ở Bali, doanh thu bán điện từ rơm rạ đạt 9,3 triệu USD/năm, còn rơm rạ sẽ bán cho các công ty xi măng đạt 0,5 triệu USD/năm. Ở Thái Lan, có 4 nhà máy nhà máy sản xuất điện đặt tại tỉnh Pichit sẽ tiêu thụ 150.000 tấn rơm rạ mỗi năm. Lượng rơm rạ được thu mua từ các hộ nông dân, góp phần tạo thêm thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường.

1.3.2.2 Các bài học kinh nghiệm ở Việt Nam

Ở Quảng Nam, người dân ứng dụng công nghệ vi sinh phân hủy rơm rạ để làm phân bón ở Hội An, giúp cây trồng phát triển tốt hơn và chống chịu được sâu bệnh.

Tại Hải Dương,Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh xây dựng đề án khung tổ chức xử lý rơm rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ bằng chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp giai đoạn 2011-2015.Để chuẩn bị cho công tác triển khai đề án, Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học tỉnh đã phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức 138 lớp tập huấn cho 13.950 lượt hộ nông dân, tuyên truyền sâu rộng thông qua các đoàn thể và các phương tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ miễn phí hơn 10,5 tấn chế phẩm. Năm 2011, lượng rơm, rạ đã qua xử lý ở tỉnh là 43.844 tấn, đạt 46,9% kế hoạch và chiếm 12,3% tổng lượng rơm, rạ thừa trên địa bàn toàn tỉnh.Các hộ dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, sau 35-40 ngày rơm, rạ cơ bản đã phân hủy thành phân hữu cơ có chất lượng tốt, sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, tăng sản lượng hoa màu, có nơi lên đến 3%. Với quy trình ủ phân như sau: rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều

rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm Fito-Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có.Sau đó, tiến hành ủ rơm rạ bằng cách sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45-50 độ C. Sau 10 đến 15 ngày tiến hành ngày kiểm tra và đảo trộn. Điều này làm cho rơm rạ vụn thêm do tác động cơ học, đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh chóng và triệt để.

Trong quá trình ủ phát hiện chỗ nào chưa đảm bảo độ ẩm thì tưới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn. Sau 25 đến 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ. Chất lượng rơm rạ sau 30 ngày ủ với chế phẩm Fito-Biomix RR đã phân hủy tốt, đã chuyển sang màu nâu, vi khuẩn, nấm mốc phát triển tốt, rơm rạ phân hủy được khoảng 80-85%.Đống ủ rơm rạ được bổ sung men vi sinh vật và dinh dưỡng, sau 30 ngày, hàm lượng cacbon tổng số giảm, hàm lượng đạm, lân hữu hiệu, mật độ các vi sinh vật đều tăng. Sau quá trình ủ, phân hữu cơ từ rơm rạ được sử dụng bón ngay cho vụ kế tiếp hoặc bảo quản để sử dụng cho vụ sau.

Hiện nay, ở một số khu vực đặc biệt là các tỉnh phía nam, rơm rạ cũng được các doanh nghiệp thu mua để làm nguyên liệu đồ thủ công, làm ván ép chịu nhiệt... Doanh nghiệp tư nhân Minh Nghĩa đã mua rơm từ đồng lúa các tỉnh ĐBSCL đưa về cung cấp (làm kệ lót) cho các vựa trái cây, xí nghiệp thuỷ tinh; làm thức ăn cho các trang trại nuôi bò sữa. Giá rơm mua tại ruộng từ 1- 1,5 triệu đồng/ha. Giá bán đối với khách hàng là xe tải chở trái cây ra các tỉnh phía Bắc đi Trung Quốc mỗi xe 300-600 ngàn đồng. Riêng loại rơm bán cho các trang trại nuôi bò sữa, mỗi lọn (khoảng 5kg) có giá từ 2.500-3.000 đồng/kg.Công ty Cổ phần Nông sản Bao bì Long An (thị xã Tân An), Giám đốc Phạm Văn Tỏ cho biết: rơm là nguyên liệu chính để công ty sản xuất ra hơn 1.500 mặt hàng, mỗi năm xuất khẩu khoảng hơn 50 container (loại 40 feet) sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan... thu về khoảng 1 triệu USD. Công

ty đang mua 2 loại sản phẩm từ rơm, đó là rơm vàng (sau khi thu hoạch lúa), giá 800-900 đồng/kg, rơm xanh (lấy từ lúa đang thì con gái) giá mua 1.000- 1.200 đồng/kg. Mỗi năm công ty mua khoảng 300 tấn rơm từ các hộ nông dân trong tỉnh Long An.Việc các doanh nghiệp thu mua rơm rạ đã làm giảm một lượng đáng kể rơm rạ được thải ra ngoài môi trường và còn làm tăng thu nhập cho người dân.

Đối với vỏ bao bì phân bón và thuốc BVTV hiện nay, ở một số địa phương tiến hành xây dựng bể thu gom sau đó tiến hành xử lý. Ở thôn Lạc An, xã Ninh Thọ, Khánh Hòa, tiến hành xây dựng bể thu gom với 15 bể (có giá 150 ngàn đồng/bể); chiều cao khoảng 0,5 m; đường kính từ 0,6 m nhằm thu gom bao bì thuốc BVTV tại ruộng. Vị trí đặt các bể chứa bao bì chất thải là ở những điểm gần nguồn nước (kênh, mương), nơi người dân thường pha thuốc trừ sâu, nơi dễ thấy, thuận tiện cho thu gom rác thải. Ước tính mỗi năm thu được khoảng 100-120 kg vỏ bao bì.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI XÃ VÂN DU, HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 25 - 30)

w