Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI XÃ VÂN DU, HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 56 - 62)

II Đất phi nông nghiệp 171,16 (100%) 30,

3.4.3 Giải pháp về công nghệ

Xử lý phế thải đồng ruộng bằng biện pháp ủ làm phân bón hữu cơ

Hiện nay, việc sử dụng phân bón vô cơ ngày càng nhiều, các loại phân bón hữu cơ ngày càng ít được sử dụng, chủ yếu là phân chuồng đã ủ hoai. Việc sử dụng phân bón vô cơ ngày càng nhiều, có thể làm đất bị chua hóa.Giá cả phân bón vô cơ ngày càng cao, ảnh hưởng đến mức thu nhập của người dân. Do vậy, việc ủ các phế thải đồng ruộng thành phân bón hữu cơ, vừa giảm bớt chi phí về phân bón, gia tăng độ phì nhiêu cho đất, giảm được tình trạng lãng phí, ô nhiễm môi trường từ các hình thức xử lý các phế thải đồng ruộng không hợp lý.

Thu gom tàn dư thực vật (xử lý loại bỏ tạp chất) Đống ủ

Theo dõi diễn biến nhiệt độ đống ủ

Chế phẩm vsv Bổ sung phụ gia NPK

Bổ sung nước đảm bảo độ ẩm 40-70%

Đống ủ sau 30-45 ngày Kiểm tra chất lượng

Tái chế thành phân hữu cơBổ sung NPK và các phụ gia (nếu cần)

Sử dụng

Phế thải đồng ruộng có thể được ủ theo quy trình của Nguyễn Xuân Thành từ đề tài khoa học cấp Bộ B2004 - 32 - 66: “Xây dựng quy trình sản

xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây trồng”, (2002-2003).

Nguồn : Quy trình xử lý phế thải đồng ruộng thành phân bón hữu cơ ĐT B2004-32-66

Quy trình biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ được thực hiện thông qua các bước, rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm vi sinh, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có.Sau đó, tiến hành ủ rơm rạ bằng cách sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45-50 độ C. Sau 10 đến 15 ngày tiến hành ngày kiểm tra và đảo trộn. Điều này làm cho rơm rạ vụn thêm do tác động cơ học, đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn

trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh chóng và triệt để.

Trong quá trình ủ phát hiện chỗ nào chưa đảm bảo độ ẩm thì tưới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn. Sau 25 đến 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ.

Việc ủ phế thải đồng ruộng thành phân bón hữu cơ, giúp người dân tiết kiệm được chi phí mua các loại phân bón. Bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại, còn giúp tận dụng sản phẩm dư thừa sau thu hoạch nhằm bổ sung phân hữu cơ tại chỗ, tiết kiệm chi phí và tạo thói quen cho người dân không đốt phế thải đồng ruộng sau thu hoạch, bảo vệ môi trường, tăng độ phì cho đất và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Sử dụng phương pháp Biogas để xử lý phế thải đồng ruộng thu khí mêtan làm chất đốt phục vụ cho sinh hoạt của gia đình

Phế thải đồng ruộng như rơm rạ, thân lá thực vật…là nguồn nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất khí sinh học (khí mêtan). Với một số hộ nông dân chăn nuôi vừa và nhỏ, lượng phân chuồng không đủ để cung cấp cho hầm biogas thì có thể kết hợp với phế thải đồng ruộng sau thu hoạch cũng mang lại hiệu quả cao. Tuy loại phế thải này có tỷ lệ C/N không đồng đều, nghèo Nitơ nhưng lại rất giàu xenluloza. Vì vậy, khi sử dụng phế thải có nguồn gốc thực vật đểlên men sản xuất khí sinh học cần phải băm chặt hoặc nghiền nhỏ để cho vi khuẩn dễ tiếp xúc với cơ chất, đặc biệt cần bổ sung thêm nguyên liệu giàu Nitơ như nước tiểu, phân động vật. Phân động vật với các phế thải rắn như rơm rạ là cơ chất rất thích hợp cho lên men kỵ khí.

Với phương pháp xử lý này, không những mang lại hiệu quả to lớn về mặt môi trường như xử lý được triệt để nguồn phế thải hữu cơ, chất thải chăn nuôi mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người dân. Bởi vì, sản phẩm chính của hầm Biogas là khí mêtan, là chất khí có thể cháy được. Khí Biogas được thu lại và sử dụng làm chất đốt phục vụ cho sinh hoạt

gia đình. Đây là nguồn năng lượng sạch, việc sử dụng khí Biogas làm chất đốt vừa giảm được thời gian đun nấu, giảm được khói bụi bảo đảm được sức khỏe cho người nội trợ và gia đình. Bên cạnh đó, bùn thải của hầm Biogas cũng được sử dụng làm phân bón, đây là nguồn phân bón có chất lượng, an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng sinh trưởng, phát triển và qua đó giảm dịch hại từ 70-80%, bảo vệ sức khỏe người nông dân, giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Sử dụng phế thải đồng ruộng làm thức ăn cho gia súc

Việc sử dụng phế thải đồng ruộng làm thức ăn cho gia súc, giúp đem lại nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.

Với phương pháp ủ: Nguyên liệu gồm rơm 100 kg, urê 4 kg, vôi tôi 0,5 kg, nước sạch 70 - 100 lít. Có thể ủ trong hố ủ hoặc ủ trong túi nilon tùy điều kiện cụ thể của hộ chăn nuôi song tốt nhất nên xây hố ủ để đảm bảo được thời gian lâu dài. Cách ủ: đem Urê và vôi được hoà vào nước cho tan đều, nếu ủ trong hố thì rải từng lớp rơm một dày khoảng 20cm rồi tưới nước urê đã hoà lẫn vôi sao cho đều rơm, sau đó đảo qua đảo lại để rơm ngấm hết lượng nuớc vừa tưới, rồi dùng chân nén chặt. Sau đó phủ nilông thật kín để ngăn không khí, nước mưa lọt vào và khí amoniac trong hố ủ bay ra. Nếu ủ trong túi nilông thì trình tự cũng làm tương tự như trên nhưng chú ý ủ bằng túi nilông thì sau khi ủ xong phải buộc chặt miệng túi và nên phủ bên ngoài túi bao tải sợi dai chắc. Sau khi ủ xong để nơi sạch sẽ thoáng mát, tránh nắng, mưa, ẩm ướt.

Rơm rạ được ủ với 4-5% urê sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá (từ 39 lên 52%) giá trị năng lượng tăng từ 4,74 MJ lên 5,49 MJ/kg chất khô. Khả năng ăn vào của trâu bò với rơm ủ cũng cao hơn so với rơm không ủ.(Nguyễn Xuân Trạch,

2003)

Tiến hành xây dựng bể thu gom vỏ bao bì phân bón, thuốc BVTV cho xã như mô hình của thôn Lạc An, xã Ninh Thọ, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Hoặc theo dự thảo thông tư về “Hướng dẫn thu gom vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bể chứa được làm bằng vật liệu bền chắc, có khả năng chống sự ăn mòn, không bị rò rỉ, không phản ứng hoá học với chất thải chứa bên trong; có khả năng chống thấm, không thẩm thấu chất thải ra bên ngoài, đảm bảo không bị gió, nước làm xê dịch. Dung tích bể chứa khoảng 0,5-1 m3, có nắp đậy kín. Nắp bể chắc chắn, không bị gió, mưa làm xê dịch và rộng hơn thành bể tối thiểu 5cm để tránh nước mưa chảy vào; bên thành đứng của bể chứa có ô cửa nhỏ gần nắp đậy có thể đóng mở dễ dàng; bể có chiều cao thích hợp để phòng ngừa nước lũ tràn vào bên trong. Số lượng bể thu gom ít nhất phải có 1 bể thu gom trên 3 ha đất canh tác. Thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV ít nhất 6 tháng 1 lần.

Xử lý tồn dư hoá chất BVTV ở trong vỏ bao bì.Việc làm sạch nước ngâm bao bì và xử lý dư lượng thuốc còn sót lại trong bao bì. Bằng hóa chất Fenton là tác nhân oxy hóa tốt nhất để xử lý dư lượng của thuốc BVTV còn sót trong bao bì. Tác nhân này có hiệu quả xử lý cao với tất cả các nhóm thuốc BVTV ở lượng 2 lít H2O2 + 1kg FeCl2 (từ 90 – 97%). Mặc dù vậy, với các loại túi Polyethylen tráng bạc, hiệu quả chỉ phát huy thực sự khi lượng thuốc trong bao hòa tan vào dung môi xử lý. Nếu thuốc còn sót lại trong bao thì các tác nhân oxy hóa không thể xâm nhập và phân giải thuốc được. Sử dụng hỗn hợp n-hecxan ở lượng 1,5 – 2lít/1000kg bao bì có khả năng làm cho thuốc trong bao tiếp xúc tốt hơn và tan vào dung môi xử lý, do đó nâng cao rõ rệt hiệu quả xử lý của các tác nhân Fenton, mang lại hiệu quả xử lý dư lượng thuốc trong bao bì đạt xấp xỉ 99%. Như vậy, việc sử dụng hỗn hợp n – hecxan với Fenton vừa có khả năng làm sạch bao bì thuốc BVTV vừa có khả năng làm sạch dung môi hòa tan thuốc.

Các vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi được làm sạch các hóa chất BVTV tồn dư, sẽ được xử lý như chất thải thông thường, có thể đem chôn lấp, đốt, hoặc nghiền lát phối trộn với xi măng để đóng gạch, loại gạch này ta có thể sử dụng trong công việc kè hệ thống kênh mương hoặc đường xá.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI XÃ VÂN DU, HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 56 - 62)

w