Giải phẫu tai (Kỳ 4) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.1.5. Thành trước (thành động mạch cảnh) Rộng ở trên hơn ở dưới. Thành này có ống cơ căng màng nhĩ ở trên và lỗ hòm nhĩ của vòi tai ở dưới. Dưới lỗ hòm nhĩ của vòi tai là một vách xương mỏng, ngăn cách hòm nhĩ với động mạch cảnh trong. Vì vậy khi bị viêm tai giữa có thể bị đau tai theo nhịp đập của động mạch. 1. Trần hòm tai 2. Xương búa 3. Xương đe 4. Cơ búa 5. TK thừng nhĩ 6. TK mặt 7. Vòi nhĩ 8. Màng nhĩ 9. ĐM cảnh trong 10. Nền hòm tai Hình 5.19. Thành ngoài hòm tai 2.1.6. Thành ngoài hay thành màng nhĩ Vì chủ yếu được tạo bởi màng nhĩ ngăn cách hòm nhĩ với ống tai ngoài. Bờ chu vi của màng nhĩ gắn vào rãnh nhĩ bởi một vòng sụn xơ. Rãnh như là một rãnh vòng không khép kín, thiếu ở phần trên, gọi là khuyết nhĩ. Góc giữa thành màng và thành động mạch cảnh có ống của thừng nhĩ, để thần kinh thừng nhĩ từ hòm nhĩ thoát qua. 2.2. Màng nhĩ (membrana tympanica) 2.2.1. Vị trí và kích thước Màng nhĩ là một màng mỏng, mầu xám bóng, hơi trong, hình bầu dục, rộng ở trên hơn ở dưới. Màng nhĩ nằm chếch tạo với thành dưới ống tai ngoài một góc khoảng 55 °. Đường kính lớn nhất của màng nhĩ chếch xuống dưới, ra ngoài, đo được khoảng 9-10mm. Đường kính ngắn nhất là đường kính ngang khoảng 8- 9mm. Màng nhĩ có hai phần: - Phần mỏng hay phần trùng gọi là màng mỏng Schrapnelle: là phần phụ, ở trên. nhỏ, mỏng và mềm, tương ứng với khuyết nhĩ, dính trực tiếp vào phần đá của xương thái dương. - Phần dày hay phần căng: là phần chính ở dưới, lớn hơn, dày và chắc hơn, bờ chu vi dày lên thành một vòng sợi sụn dính vào rãnh nhĩ. - Khi soi tai ta thấy màng nhĩ nằm hơi nghiêng xuống dưới và ra trước hợp với mặt phẳng ngang thành một góc từ 40 - 45 °, ở giữa màng nhĩ hơi lõm gọi là rốn nhĩ, ở trên rốn nhĩ là màng mỏng Schrapnelle, 2 dây chằng nhĩ búa (nếp búa trước và nếp búa sau) một mẩu con phình có màu trắng đó là mỏm ngắn của xương búa và một vật trắng đi chếch ra sau từ mỏm ngắn xương búa tới rốn nhĩ đó là cán của xương búa; còn ở dưới rốn nhĩ có một hình nón sáng hình tam giác, chỏm nón ở rốn nhĩ còn nền thì toả xuống và ra trước gọi là nón sáng Politzer (do ánh sáng phản chiếu trên một màng lõm nghiêng vào trong tạo nên). Nếu vạch một đường thẳng theo cán búa và một đường ngang vuông góc với đường này qua rốn nhĩ thì chia màng nhĩ ra làm 4 khu. Hai khu dưới thường áp dụng được chọc dò màng nhĩ để dẫn lưu khi hòm tai có mủ (nhất là khu sau dưới), còn hai khu trên tương ứng với tầng trên của hòm tai có chuỗi xương con và liên quan với dây thần kinh mặt. 1. Bóng xương đe 2. Màng mỏng Schrapnell 3. Dây chằng màng nhĩ búa sau 4. Dây chằng màng nhĩ búa trước 5. Mỏm ngắn xương búa 6. Cán búa 7. Rốn màng nhĩ 8. Nón sáng Hình 5.20. Màng nhĩ (mặt ngoài) 2.2.2. Cấu tạo màng nhĩ Là một màng sợi chun, dày khoảng 0,1mm và được cấu tạo bởi 4 lớp. - Lớp da: liên tiếp với da ống tai ngoài - Hai lớp sợi: lớp tia và lớp vòng, hai lớp này không có ở phần trùng. - Lớp niêm mạc: liên tiếp với niêm mạc hòm tai. 2.2.3. Mạch máu và thần kinh - Động mạch: màng nhĩ được cấp máu bởi động mạch tai sâu và động mạch nhĩ trước là nhánh của động mạch hàm trên; động mạch châm chùm là nhánh của động mạch tai sau. - Tĩnh mạch: các tĩnh mạch màng nhĩ đổ vào tĩnh mạch cảnh ngoài, các tĩnh mạch sâu đổ vào xoang ngang và các tĩnh mạch màng cứng. - Thần kinh: mặt ngoài có nhánh tai thái dương của thần kinh hàm dưới và nhánh tai của thần kinh X, mặt trong có nhánh thần kinh nhĩ của dây thiệt hầu. . Giải phẫu tai (Kỳ 4) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.1.5. Thành trước (thành động mạch cảnh). lỗ hòm nhĩ của vòi tai ở dưới. Dưới lỗ hòm nhĩ của vòi tai là một vách xương mỏng, ngăn cách hòm nhĩ với động mạch cảnh trong. Vì vậy khi bị viêm tai giữa có thể bị đau tai theo nhịp đập của. mạch. 1. Trần hòm tai 2. Xương búa 3. Xương đe 4. Cơ búa 5. TK thừng nhĩ 6. TK mặt 7. Vòi nhĩ 8. Màng nhĩ 9. ĐM cảnh trong 10. Nền hòm tai Hình 5.19. Thành ngoài hòm tai 2.1.6. Thành