Giải phẫu mũi (Kỳ 3) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.3.4. Thành trong (vách mũi) Vách mũi gồm 3 phần, ở vách mũi còn có cơ quan lá mía mũi. Ở vách mũi còn có cơ quan lá mía mũi. - Phần xương: ở sau, cấu tạo bởi mảnh thẳng xương sàng và xương lá mía. - Phần sụn: ở trước, tạo bởi sụn vách mũi, sụn lá mía mũi của sụn cánh mũi lớn. - Phần màng: ở trước và dưới, cùng tạo nên bởi mô sợi và da. - Cơ quan lá mía mũi: gồm 2 túi cùng nhỏ ở trong niêm mạc, đổ vào phần trước vách mũi, ít phát triển ở người, có chức năng hỗ trợ khứu giác. 2.3.5. Niêm mạc mũi Đặc điểm niêm mạc mũi là một màng bao phủ tất cả các thành của mũi và lách vào tất cả các xoang liên quan với mũi. Nên khi mũi bị viêm, lớp niêm mạc bị phù nề làm lấp hoặc hẹp một phần lỗ thông của các xoang đổ vào mũi. - Về sinh lý lớp niêm mạc mũi chia làm 2 tầng: + Tầng trên hay tầng khứu: kể từ chỗ bám vào phía trên xương xoăn trên trở lên, chiếm 1/3 niêm mạc mũi. Ở đây niêm mạc có màu vàng hay xám nâu, là đầu các dây thần kinh khứu giác, là khu phẫu thuật nguy hiểm, vi trùng có thể qua dây thần kinh khứu giác đi tới màng não và não. Sở dĩ ta ngửi được mùi vì không khí thở vào qua lỗ mũi, theo ngách mũi trên tác dụng vào các mạt đoạn thần kinh khứu giác nằm ở lớp niêm mạc làm cho ta nhận biết được mùi. + Tầng dưới hay tầng hô hấp: là vùng ở dưới xoắn mũi trên, chiếm 2/3 dưới niêm mạc ở mũi có mầu đỏ hồng, nhiều tuyến tiết nhầy (để cuốn các bụi làm thành vẩy mũi) có các lông để ngăn bụi, có nhiều tế bào bạch huyết để bảo vệ, có nhiều mạch máu tạo thành một mạng chi chít bao quanh xương xoăn dưới, đặc biệt là ở hai bên vách lá mía nó tụ lại thành một điểm mạch ở cách sau lỗ mũi trước 1,5 cm, là nơi dễ gây ra chảy máu (chảy máu cam). + Không khí thở vào qua ngách mũi giữa, ngách mũi dưới được lọc bụi sát trùng làm ẩm hoặc hâm nóng trước khi vào cơ thể là do các tuyến, các lông các mạch máu ở lớp niêm mạc của mũi. 3. CÁC XOANG LIÊN QUAN ĐẾN MŨI Là các hốc rỗng bên trong một số xương ở mặt và sọ tạo thành, các xoang thông với hố mũi và có 4 loại xoang chính. 3.1. Xoang hàm trên (sinus maxillaris) Là một hốc xẻ trong xương hàm trên là một xoang lớn nhất, có hình tháp giống như xương: mặt trước giáp má, mặt trên giáp với nền ổ mắt; mặt sau liên quan với hố chân bướm khẩu cái, đỉnh liên quan với gò má, nền hay mặt trong liên quan với mũi và có lỗ thông đổ vào ngách mũi giữa; ở bờ dưới của xoang còn liên quan với răng hàm bé thứ hai và chân răng hàm lớn thứ nhất nên khi bị sâu răng có thể gây ra viêm xoang. 3.2. Xoang trán (sinus frontalis) Có 2 xoang trán tương ứng của phần đứng xương trán. Mặt trước của xoang là mặt phẫu thuật có da che phủ, mặt sau mỏng liên quan với não, màng não, mặt trong là một vách xương mỏng ngăn cách 2 xoang ở hai bên, mặt dưới liên quan với trần ổ mắt và xoang sàng. Lỗ thông của xoang trán đổ vào ngách mũi giữa. 1. Xoang trán 2. Xương sàng 3. Xương bướm 4. Lỗ xoang hàm trên 5. Xoang hàm trên 6. Xương hàm dưới 7. Răng hàm lớn thứ 2 Hình 5.13. Xoang hàm trên 1. Xoang trán 2. Xoang bướm 3. Xương xoăn giữa 4. Lỗ xoang hàm trên 5. Xương xoăn dưới 6. Lỗ vòi nhĩ 7. Xương khẩu cái 8. Đốt sống cổ II Hình 5.12. Các xoang liên quan với mũi . Giải phẫu mũi (Kỳ 3) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.3.4. Thành trong (vách mũi) Vách mũi gồm 3 phần, ở vách mũi còn có cơ quan lá mía mũi. Ở vách mũi còn. của mũi và lách vào tất cả các xoang liên quan với mũi. Nên khi mũi bị viêm, lớp niêm mạc bị phù nề làm lấp hoặc hẹp một phần lỗ thông của các xoang đổ vào mũi. - Về sinh lý lớp niêm mạc mũi. Cơ quan lá mía mũi: gồm 2 túi cùng nhỏ ở trong niêm mạc, đổ vào phần trước vách mũi, ít phát triển ở người, có chức năng hỗ trợ khứu giác. 2.3.5. Niêm mạc mũi Đặc điểm niêm mạc mũi là một màng