Giải phẫu mắt (Kỳ 6) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.4.3. Bao nhãn cầu Là một màng mỏng bọc quanh nhãn cầu từ thần kinh thị giác tới rãnh cùng giác mạc, ngăn cách nhãn cầu với mô xung quanh Mặt trong bao nhẵn, ngăn cách với mặt ngoài củng mạc bởi khoang trên củng mạc. Trong khoang có các dải sợi ngang và mô liên kết. Phía sau bao có nhiều lỗ thủng để mạch và thần kinh mi đi qua và bao liên tiếp với bao của thần kinh thị giác. Phía trước bao dính liền và tận hết trong củng mạc ngay phía sau chỗ tiếp nối giữa củng mạc và giác mạc. Chung quanh bao bọc các cơ nhãn cầu tạo nên các bao mạc cơ. Bao mạc cơ của cơ thẳng ngoài chế ra một dải dính vào thành ngoài ổ mắt, tạo nên dải cơ thẳng ngoài, các mạc cơ thẳng liên tiếp với nhau bởi màng gian cơ. 3. LÔNG MÀY (SUPERCILIUM) Là những lông ngắn mọc dày trên lồi da hình cung nằm ngang phía trên lỗ vào ổ mắt. Dưới da cung mày có các sợi của các cơ vòng mắt, cơ cau mày và bụng trán của cơ chạm trán. 4. MI MẮT (PALPEBRAE) Là 2 nếp da cơ màng di động, nằm phía trước ổ mắt, để bảo vệ nhãn cầu. Có 2 mí: mí trên và mí dưới. Mí trên di động nhiều hơn mí dưới, khoang giữa 2 bờ tự do của 2 mí gọi là khe mí. Hai đầu của khe mí giới hạn 2 góc mắt: góc mắt trong và góc mắt ngoài. Tại góc mắt nơi 2 mí dính nhau gọi là mép mí. Như vậy có 2 mép mí là mép mí trong và ngoài. Góc mắt trong có một khoang hình tam giác gọi là hồ lệ. Trong hồ lệ có một cục lệ. Trên và dưới cục lệ có nhú lệ đỉnh nhú lệ có điểm lệ. Mỗi mi có 2 mặt là mặt trước và mặt sau: - Mặt ngoài có da che phủ liên tiếp với da mặt. - Mặt trong có kết mạc bao phủ gồm có: * Cấu tạo mi mắt có 7 lớp từ nông vào sâu: + Da mỏng, mịn. + Lớp tổ chức tế bào nhão. + Lớp cơ vòng mi thuộc cơ bám da đầu mặt. + Lớp tổ chức tế bào sau cơ, có động mạch mi đi qua. + Lớp sợi đàn hồi gồm có 2 phần: sụn mi là hai mảnh sụn dầy và rắn nằm trong bề dày mi mắt; sụn mi trên hình bán nguyệt cao 1 chỉ, sụn mi dưới hình chữ nhật cao 0,5cm. Cả hai mi nối liền nhau ở hai đầu và đuôi mắt bởi hai dải dây chằng mi trong và mi ngoài. Ở trong sụn mi có tuyến meibomius, dịch tiết ra ở các lỗ bờ mi và thuộc loại tuyến bì sinh ra dử mắt. + Lớp cơ trơn có cơ mi trên và cơ mi dưới, cả 2 cơ đều đi tới lớp tổ chức sợi đàn hồi. + Lớp kết mạc là một màng mỏng nhẵn và trong suốt che phủ mặt sau mi rồi quặt lên nhãn cầu che phủ củng giác mạc. Kết mạc chia ra làm 3 phần: Kết mạc mi che phủ mặt sau của sụn mi và cơ mi. Kết mạc túi bịt là phần kết mạc quặt từ mi sang nhãn cầu. Kết mạc nhãn cầu là phần kết mạc phủ ở nhãn cầu. Cơ vòng mi là cơ bám da ở xung quanh khe mi, khi cơ co thì làm nheo mắt và đẩy nước mắt vào túi lệ. Cơ Horner là một cơ bé dẹt đi từ mào lệ tới ống lệ trên và dưới khi cơ co làm ép ống lệ vào túi lệ làm cho nước mắt chảy dễ dàng. 1. Cơ chạm trán 2. Cơ nâng mi trên 3. Kết mạc 4. Cơ vòng mi 5. Sụn mi 6. Tuyến sụn 7. Cung ĐM mi dưới 8. Lông mi 9. Lỗ tiết tuyến sụn Hình 5.7. Cấu tạo mi mắt 5. LỚP KẾT MẠC Kết mạc là một màng niêm mạc mỏng lót mặt trong 2 mi mắt, rồi lật ra sau phủ mặt trước nhãn cầu. Toàn bộ kết mạc tạo nên một cái túi gọi là túi kết mạc mà khe mí là đường vào túi. Kết mạc gồm: kết mạc mí là phần kết mạc phủ mặt trong mí mắt. Kết mạc mí liên tiếp với da phủ mặt ngoài mí mắt. Kết mạc nhãn cầu là phần kết mạc trong suốt phủ mặt trước nhãn cầu. . Giải phẫu mắt (Kỳ 6) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.4.3. Bao nhãn cầu Là một màng mỏng. đầu của khe mí giới hạn 2 góc mắt: góc mắt trong và góc mắt ngoài. Tại góc mắt nơi 2 mí dính nhau gọi là mép mí. Như vậy có 2 mép mí là mép mí trong và ngoài. Góc mắt trong có một khoang hình. trên lỗ vào ổ mắt. Dưới da cung mày có các sợi của các cơ vòng mắt, cơ cau mày và bụng trán của cơ chạm trán. 4. MI MẮT (PALPEBRAE) Là 2 nếp da cơ màng di động, nằm phía trước ổ mắt, để bảo