Bé sợ hãi "Con ăn đi không ngoáo ộp đến bắt đấy", hoặc "uống thuốc đi không mẹ cho đi bác sĩ" Chính các ông bố bà mẹ lại tạo cho con những nỗi sợ hãi đầu tiên. Có bà mẹ, ngày nào cũng ẵm con đến nhờ chú bảo vệ hù cho một tiếng vào giờ đút cơm. Chính người lớn đã làm cho bé sợ đủ thứ. Lớn lên, khi hiểu ra, bé cũng phân biệt được nhưng thói quen sợ hãi đó sẽ khiến khi trưởng thành trẻ sẽ ngại tiếp xúc, không dám phát biểu hay đương đầu với khó khăn. Phải chăng người lớn phải hù dọa vì bất lực khi trẻ không vâng lời? "Đối tượng" làm bé sợ thứ hai là những người bà con họ hàng. Những người này thường khi gặp bé y như rằng đều nói một câu: "Sau này có thêm đứa em nữa là ra rìa". Trông bé lúc ấy mới tội nghiệp làm sao. Không hiểu vì sao câu nói này phổ biến và "sống dai" đến thế bởi hầu như ai hồi nhỏ cũng được nghe nó. Bạn thử cố nhớ lại xem mình đã sợ hãi, tủi thân thế nào khi thuở nhỏ bị người lớn "ban" cho một câu như vậy. Mỗi lần như thế mẹ có thể ôm con vào lòng và nói: "Ông/bà/cô/chú/ nói đùa đó. Mẹ thương con nhất trên đời". Kế đến là những người hàng xóm tốt bụng. Mỗi khi bé Bống gặp chú Cường, một người rất thích trẻ con thì y như rằng nó sẽ khóc vì sợ. Chú Cường rất thương bé, vắng là hỏi, thích hôn, cõng bé nhưng mỗi lần gặp là chú lại "gầm gừ": "Dạ cái coi! Không hôn hả? Có muốn tao kêu con chó lại không?". Tất nhiên, bé sẽ lại gần chú và phải cố nhắm mắt cho hôn, cho bế, vì sợ. Không chỉ mình chú Cường, một số người hàng xóm cũng có cách bày tỏ tình cảm với trẻ như thế, hễ gặp là phùng mang trợn má như hung thần và lấy sự sợ hãi của bé làm điều thích thú, hãnh diện. Sau nữa là cô giáo. Tất nhiên không phải tất cả các cô giáo đều như vậy nhưng nhiều bé mỗi ngày đi học về là sợ một thứ. Một ngày kia, khi đi đường gặp chú công an, đột nhiên con chị Trang nói: "Chú công an có cầm súng kìa, coi chừng bắt em bé đó". Chị hỏi tại sao con nói như vậy thì bé bảo: "Làm ồn là chú công an bắt đi đó". Một lần khác, khi đã no, tỏ ý không muốn ăn nữa, bé nói: "Con no rồi, không ăn nữa đâu, nhưng mẹ đừng bỏ con vào xe rác nhé!" Còn lần nọ, chị đến đón con sớm, muốn dẫn bé ra khu vui chơi ngoài trời thì bé không chịu đi (dù trước đấy rất thích) vì ngoài đó có con ma. Hóa ra, những hôm cho trẻ ra chơi ngoài sân, vì sau đó tập trung vào lớp khó quá nên cô giáo dọa là ở đấy có ma. Vậy là chị phải giải thích cho bé hiểu: Chú công an không bắt nếu người ta chẳng làm điều gì sai, xe rác chỉ chở rác thôi và con ma thì không có trên đời này. Như vậy, chính người lớn đã làm cho bé sợ đủ thứ. Lớn lên, khi hiểu ra, bé cũng phân biệt được nhưng thói quen sợ hãi đó sẽ khiến khi trưởng thành trẻ sẽ ngại tiếp xúc, không dám phát biểu hay đương đầu với khó khăn. Phải chăng người lớn phải hù dọa vì bất lực khi trẻ không vâng lời? . Bé sợ hãi "Con ăn đi không ngoáo ộp đến bắt đấy", hoặc "uống thuốc đi không mẹ cho đi bác sĩ" Chính các ông bố bà mẹ lại tạo cho con những nỗi sợ hãi đầu tiên một tiếng vào giờ đút cơm. Chính người lớn đã làm cho bé sợ đủ thứ. Lớn lên, khi hiểu ra, bé cũng phân biệt được nhưng thói quen sợ hãi đó sẽ khiến khi trưởng thành trẻ sẽ ngại tiếp xúc,. hung thần và lấy sự sợ hãi của bé làm điều thích thú, hãnh diện. Sau nữa là cô giáo. Tất nhiên không phải tất cả các cô giáo đều như vậy nhưng nhiều bé mỗi ngày đi học về là sợ một thứ. Một