Phòng giáo dục & Đào tạo Đam Rông Trường THCS Rô men CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY – HỌC VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THCS A/ PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I/ LÍ DO CHON ĐỀ TÀI: Chúng ta đều biết trung tâm của môn văn là “cái đẹp”, vì vậy nếu dạy văn mà chưa tạo ra được những rung động thẩm mĩ sâu sắc khiến người đọc say mê thì xem như chưa hoàn thành sứ mạng của môn học. Thực tế phương pháp dạy học văn cổ truyền chính là “Giảng văn”, với phân môn này thì gần như đây là hình thức duy nhất để tiếp cận văn bản. Chúng ta cũng không phủ nhận những thành công mà phương pháp đem lại, tuy nhiên với phương pháp này việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh là chưa có. Chính điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến hơn trong việc dạy – học văn trong nhà trường phổ thông, đây là nhu cầu cần thiết đối với các nhà giáo dục đặc biệt là những giáo viên dạy văn. Một trong những yếu tố, phương pháp để tiến hành có hiệu quả một tiết dạy văn chính là xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh qua đó giúp học sinh khám phá, cảm thụ tác phẩm văn học. Việc dạy văn bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi có tác dụng tạo được mối quan hệ sư phạm trong giao tiếp giữa thầy và trò và khơi dậy trong học sinh sự khám phá nội dung, dụng ý nghệ thuật của tác giả. II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 1/Về phía học sinh: Chúng ta thấy rõ một điều là dạy văn đã khó và lại càng khó hơn với đối tượng học sinh ở những vùng sâu, vùng xa như ở Đam Rông chúng ta. Bởi hầu hết các em đều là đồng bào dân tộc thiểu số sự nhận thức còn hạn chế. Cộng với điều kiện các em không có, một buổi lên lớp học, buổi còn lại các em phải đi làm kiếm kế sinh nhai, có khi đi làm về chưa kịp tắm rửa thay quần áo là tới trường ngay. Đến trường với một cơ thể mệt mỏi thử hỏi làm sao các em tiếp thu được kiến thức khi không có sự dẫn dắt của giáo viên. Có một điều chúng ta cũng nhìn nhận rõ là hiện nay học sinh của chúng ta đang dần xem nhẹ bộ môn văn, có khi các em xem học văn là việc ép buộc chứ không có mấy hứng thú. Để viết đựợc bài văn hay, có cảm xúc đối với các em là rất khó. Cũng do sự tiếp thu, cảm nhận các tác phẩm được học chưa sâu, chưa tốt dần dần các em cảm thấy chán nản không muốn khám phá những tác phẩm văn học nữa. Một điều nữa là hiện nay cơ sở vật chất của chúng ta dù đã được đầu tư nhiều nhưng so ra vẫn còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Chúng ta vẫn chưa thể có một phòng đọc sách, đọc tài liệu tham khảo cho học sinh. Điều đó cũng ảnh hưởng tới việc cảm thụ văn học của các em. Đặc biệt Chuyên đề: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS Phòng giáo dục & Đào tạo Đam Rông Trường THCS Rô men với bộ môn văn rất cần sự tham khảo, tìm hiểu ở tài liệu để bồi dưỡng và làm phong phú thêm tâm hồn cho các em. 2/Về phía giáo viên: Như chúng ta cũng biết huyện Đam Rông được thành lập cách đây không lâu, đội ngũ giáo viên của chúng ta hầu hết còn rất non trẻ về tuổi nghề. Vả lại giáo viên lại chưa ổn định cuộc sống, chưa ổn định công tác. Chính điều đó cũng ảnh hưởng tới quá trình dạy –học. Đứng trước thực trạng đó để tháo gỡ những vướng mắc bấy lâu của bộ môn văn và cũng để học sinh dần quay trở lại yêu thích bộ môn văn hơn, chúng tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề “Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy – học phân môn văn ở trường THCS”. Qua đó hy vọng cùng các bạn đồng nghiệp trao đổi, rút kinh nghiệm để việc dạy – học văn của huyện nhà ngày một khởi sắc hơn. II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: Trước hết chúng ta cần hiểu được “Hệ thống câu hỏi là gì’’? Cần phải sử dụng câu hỏi đó như thế nào trong các tiết dạy học văn. Các câu hỏi đó là những câu hỏi có ý nghĩa gì? 1. Vậy hệ thống câu hỏi là gì? - Hệ thống là một chuỗi các câu hỏi được sắp xếp theo một trình tự. Trong dạy - học văn hệ thống câu hỏi là một chuỗi những câu hỏi mà giáo viên đưa ra để học sinh tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá, lĩnh hội nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và dụng ý của tác giả. 2. Yêu cầu đối với hệ thống câu hỏi: - Trước hết hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học. - Thứ hai hệ thống câu hỏi phải mang tính giáo dục, sư phạm. - Câu hỏi phải hoàn chỉnh, thống nhất giữa các câu và hợp lí với nhau. - Hệ thống câu hỏi phải sát với đối tượng học sinh, không quá dễ làm học sinh nhàm chán, cũng không quá khó để học sinh không biết, không hiểu. - Tiếp đến hệ thống câu hỏi phải liền mạch, được sắp xếp theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. - Hệ thống câu hỏi phải hấp dẫn có tác dụng khám phá, phát huy trí tuệ, kích thích tư duy của học sinh và có giá trị thẩm mĩ. - Đặc biệt trong việc giảng văn bao giờ hệ thống câu hỏi cũng phải tuân thủ việc khám phá nghệ thuật rồi mới đến nội dung văn bản. 3. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi: Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy – học văn cũng có nhiều dạng thức khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì hệ thống câu hỏi đó phải căn cứ vào mục tiêu cần đạt của văn bản. Thông thường thì khi dạy – học văn, hệ thống câu hỏi được phân loại theo những dạng thức sau: - Câu hỏi tìm hiểu về tác giả. Đó là những câu hỏi nhỏ về tên, bút danh, quê quán, năm sinh, năm mất hoặc một số nội dung liên quan tới tác giả. - Câu hỏi tìm hiểu xuất xứ tác phẩm. Nghĩa là dạng câu hỏi tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện ra đời của tác phẩm. Chuyên đề: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS Phòng giáo dục & Đào tạo Đam Rông Trường THCS Rô men - Câu hỏi phát hiện. Đó là dạng câu hỏi dành cho học sinh tìm hiểu, phát hiện những chi tiết trong văn bản ( Kể cả chi tiết nội dung lẫn nghệ thuật). - Câu hỏi liên hệ: dùng để liên hệ giữa tác phẩm với tác phẩm, liên hệ lí thuyết và thực tiễn. - Câu hỏi giảng giải, hay còn gọi câu hỏi diễn giải. - Câu hỏi phân tích. Sử dụng khi tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm. - Câu hỏi bình. Phần lớn là bình một chi tiết trong văn bản. - Câu hỏi thảo luận. (theo nhóm, theo cặp) - Câu hỏi trắc nghiệm. Dùng để củng cố lại nội dung bài học Tuy nhiên việc đặt câu hỏi phải phụ thuộc vào nội dung cần đạt của bài học không thể đặt câu hỏi với nội dung bên ngoài mục tiêu đó. Nếu muốn cho học sinh nắm kĩ và ghi nhớ luôn về tác giả chúng ta sẽ dùng câu hỏi gợi từng nội dung để học sinh nêu việc nhận biết của mình. Nếu cần cho học sinh tìm hiểu về xuất xứ của tác phẩm chúng ta sẽ đặt hệ thống câu hỏi tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, vị trí của tác phẩm. Hoặc để xác định được nội dung từng phần trong văn bản, xác định được từng luận điểm sẽ có hệ thống câu hỏi tìm hiểu bố cục. Hay trong mỗi bài văn để hiểu rõ được vấn đề, cảm nhận được một vẻ đẹp, một chi tiết đặc sắc nào đó chúng ta sẽ dùng câu hỏi phân tích và giảng bình. Cũng có khi để kiểm tra sự ghi nhớ và sự tổng hợp kiến thức của học sinh ta lại dùng câu hỏi trắc nghiệm. Đặc biệt để mỗi bài giảng đảm bảo sự tích hợp ngang và tích hợp dọc thì mỗi giáo viên cần phải sử dụng đến hệ thống câu hỏi liên hệ, liên hệ giữa kiến thức này với kiến thức kia, liên hệ giữa bài này với bài kia, liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn để giờ học không quá khô khan cứng nhắc mà học sinh còn biết vận dụng lí thuyết đưa vào thực tế đời sống hàng ngày đó mới là cái quan trọng. Nói như vậy không có nghĩa là với văn bản nào chúng ta cũng hướng dẫn học sinh tuân thủ đầy đủ hệ thống câu hỏi như trên. Tùy thuộc từng bài, từng văn bản người giáo viên vận dụng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học cho thích hợp. Điều mà chúng ta – những người giáo viên quan tâm là đối tượng tiếp nhận giờ học văn là các em học sinh. Cũng do trình độ nhận thức, khả năng tư duy của các em có sự khác nhau, nên khi đặt câu hỏi người giáo viên cần chú ý đến đối tượng để giúp các em có hứng thú hơn trong quá trình học tập. Đặt ra câu hỏi nhưng không được quá dễ để các em không coi thường mà sao nhãng, cũng không đặt những câu quá khó để học sinh nản lòng không muốn tìm hiểu tiếp. - Ví dụ1: Khi dạy văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ở lớp 6 có thể đặt câu hỏi cho học sinh liên hệ như sau: ? Nếu em là nhân vật ông lão trong truyện em sẽ làm gì? Hoặc: ? Nếu được thay đổi kết cục câu chuyện em sẽ thay đổi như thế nào? Với câu hỏi đó giúp học sinh liên hệ bản thân các em với nhân vật trong truyện từ đó các em sẽ có cách xử sự trong cuộc sống và đặc biệt khi viết văn. Với câu hỏi này bất kì học sinh nào cũng có thể trả lời Chuyên đề: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS Phòng giáo dục & Đào tạo Đam Rông Trường THCS Rô men - Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan ở lớp 7 có thể đặt câu hỏi phát hiện sau khi học sinh đọc văn bản. ? Cảnh chiều tà ở đèo ngang như thế nào? hoặc câu hỏi phân tích để giúp cho học sinh tìm hiểu cảm xúc của tác giả kĩ lưỡng ? Cảm xúc của em khi đọc xong 4 câu thơ đầu ? - Ví dụ 3: Hay khi dạy văn bản “Nước Đại Việt ta” Trích “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi ở lớp 8 chúng ta có thể đặt câu hỏi thảo luận ? Từ nội dung đoạn trích em hiểu thêm gì về con người Nguyễn Trãi. Với câu hỏi này hầu hết học sinh có thể trả lời được hoặc: ? Có ý kiến cho rằng “Bình Ngô Đại Cáo” là bản tuyên ngôn độc lập lần hai của dân tộc ta. Ý kiến của em? Với câu hỏi này dành cho những học sinh khá. Vậy với câu hỏi thảo luận như hai câu hỏi trên học sinh khá có thể hỗ trợ học sinh trung bình và yếu trả lời. Như vậy tùy từng đối tượng, từng bài mà giáo viên có thể đặt câu hỏi cho thích hợp. Để có được hệ thống câu hỏi đạt ý tưởng thì công việc đầu tiên đòi hỏi giáo viên phải nắm vững mục tiêu của bài dạy đó. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu để xây dựng hệ thống câu hỏi theo trình tự giúp học sinh khai thác từng vấn đề, từng khía cạnh của văn bản. Làm được điều này chúng ta sẽ giúp cho bài giảng được thành công. B/ PHẦN THỨ 2: TIẾT DẠY MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ. TIẾT 141: VĂN BẢN: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI C/ PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN. Qua những vấn đề đã trình bày ở trên chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn chương là phương pháp không thể thiếu để nâng cao chất lượng cũng như năng lực cảm thụ văn chương của học sinh, đặc biệt là học sinh vùng dân tộc thiểu số như ở Đam Rông chúng ta. Và để xây dựng, sử dụng hệ thống câu hỏi một cách tốt nhất thì người giáo viên phải có kĩ năng sư phạm tốt, có chuyên môn vững vàng, có cách kết hợp các phương pháp dạy học một cách nhuần nhuyễn, thành thạo. Tóm lại làm bất cứ việc gì dù nhỏ hay lớn mà muốn thành công chúng ta đều cần phải có phương pháp. Phương pháp là cái quan trong quyết định sự thành bại của mọi công việc. Với riêng bộ môn ngữ văn thì việc sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp càng đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên do tính chất đặc trưng của bộ môn nên việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi là cả một vấn đề nan giải đối với đội ngũ giáo viên dạy văn. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện chuyên đề này để có dịp chúng ta cùng nhau trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm đưa chất lượng dạy văn huyện nhà ngày một đi lên. Qua chuyên đề này chúng tôi cũng rất mong nhận được những đóng góp chân thành từ Ban giám hiệu nhà trường cũng như các bạn đồng nghiệp. Rô men, ngày tháng 3 năm 2010 Chuyên đề: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS Phòng giáo dục & Đào tạo Đam Rông Trường THCS Rô men GIÁO ÁN TIẾT DẠY Tuần 29 Tiết 141: Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( Tiết 2) (LÊ MINH KHUÊ) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ - Thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện, tả nhân vật (tâm lí, ngôn ngữ ) của tác giả. 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện ) 3/ Thái độ: Trân trọng, cảm phục… những người chiến sĩ anh dũng, quả cảm đã chiến đấu, hy sinh, ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc B/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên: Tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, ảnh chân dung tác giả. 2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. Sưu tầm thơ ca 3/ Tích hợp: Với phần Văn ở tiết Ôn tập về truyện, Bài thơ về tiểu đội xe không kính C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/ Bài cũ: a/ Kể tóm tắt nội dung đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê? Ý nghĩa ẩn dụ nhan đề của văn bản? b/ Phân tích: Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi? 3/ Bài mới: GV giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc, hiểu văn bản 5. Phân tích 5.1. Hoàn cảnh sống của 3 cô tổ trinh sát mặt đường. G: Thao, Nho, Phương Định là những cô gái còn rất trẻ, cá tính và có hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng họ đều có những điểm chung nào để chúng ta gọi họ là những ngôi sao xa xôi? H: Tìm ý và trình bày II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 5. Phân tích 5.1. Hoàn cảnh sống của 3 cô tổ trinh sát mặt đường. c. Phẩm chất chung: + Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, giàu lòng dũng cảm, tình đồng đội gắn bó. + Dễ xúc cảm, hay mơ mộng, dễ vui buồn. + Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình. Chuyên đề: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS Phòng giáo dục & Đào tạo Đam Rông Trường THCS Rô men 5.2. Nhân vật Phương Định *HS đọc “Tôi là con gái …sao trên mũ” G: Phương Định xuất thân từ đâu? Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định quan tâm đến hình thức của mình như thế nào? - Bên cạnh những tính cách chung như hai đồng đội cùng tổ, em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn? - Cũng giống 2 nữ đồng đội, tình cảm của Phương Định đối với nam chiến sĩ như thế nào? H: Nêu những biểu hiện về hình thức, về tâm hồn, tình cảm? *HS đọc “Tôi, 1 quả bom …vô hình trên đầu.” G: Mỗi ngày Phương Định, Thao, Nho phá bom mấy lần? - Tác giả miêu tả cách phá bom của Phương Định ra sao? - Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm, nhưng mỗi lần phá bom nổ chậm diễn biến tâm lí của Phương Định được miêu tả ntn? -> GV bình giảng chi tiết khi phương Định chờ bom nổ< tất cả mọi vật xung quanh đều ngưng hoạt động chỉ duy nhất chiếc kim đồng hồ là vẫn quay - Tác giả miêu tả khi bom nổ ra sao? - Tác giả đã có cách khắc họa nhân vật này bằng cách nào? - Em thích nhất biểu hiện nào ở nhân vật này? Vì sao? - Từ đó một nhân vật như thế nào đã được dựng lên trong tác phẩm? - Và từ đó, những đặc điểm nào trong tính cách nhân vật Phương Định được bộc lộ? H: Tìm chi tiết, phân tích 5.3. Niềm vui của ba cô gái trước trận mưa đá đột ngột. 5.2. Nhân vật Phương Định - Xuất thân: Là con gái Hà Nội - Hình dáng: hai bím tóc dày, mềm, cổ cao, cặp mắt dài dài, màu nâu. - Tâm hồn: nhạy cảm, kiêu kì, điệu, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát - Tình cảm: +Yêu thương đồng đội và cảm phục các chiến sĩ. - Công việc phá bom: + Đến gần quả bom …… không đi khom. + Cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống … châm ngòi, khoả đất, chạy đến chỗ ẩn nấp. - Diễn biến tâm lí: + Tiếng động sắc -> rùng mình. + Tim đập không rõ, nghĩ đến cái chết. + Chờ đợi mìn nổ, bom nổ. + Khi bom nổ: ngực nhói, mắt cay, buồn nôn. -> Để nhân vật tự kể về mình. Nhân vật được khắc họa trong nhiều không gian, thời gian -> Có cá tính, sinh động và chân thực Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, giàu tình cảm, an đảm. 5.3. Niềm vui của ba cô gái trước trận mưa đá đột ngột. Chuyên đề: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS Phòng giáo dục & Đào tạo Đam Rông Trường THCS Rô men G: Sau phút nguy hiểm một cơn mưa đá đột ngột kéo đến tâm trạng của ba cô gái như thế nào? Riêng với Phương Định có gì đặc biệt? - Nỗi nhớ Hà Nội đã có tác dụng như thế nào đối với họ trong thời khắc cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt? H: Tìm ý, suy nghĩ và trình bày. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tổng kết * Thảo luận : Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật truyện kể trên các phương diện? + Về phương thức trần thuật? + Nét nghệ thuật đặc sắc nổi bật? + Ngôn ngữ và giọng điệu? H: Lớp chia thành 6 nhóm, thảo luận và cử đại diện trình bày G: Theo em ngoài những đặc điểm nghệ thuật trên thì văn bản thành công là còn nhờ vào đâu nữa? H: Suy nghĩ và trình bày -> GV gợi dẫn: Điểm lại tiểu sử của tác giả * GV: Nhận xét và mở rộng vấn đề G: Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trên đã góp phần làm nổi bật những nội dung nào của tác phẩm? - Từ đó em hiểu gì về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước? - H: Liên hệ và trình bày Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập 1/ Bài tập 1: Đọc một số bài thơ, đoạn thơ viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? -> GV hướng dẫn HS làm BT 2/ Bài tập 2: Phát biểu cảm nghĩ về - Thao: “lúi húi hốt cái gì dưới đất”. - Nho: “ Nhổm dậy, Nào cho tao mấy viên nữa”. - Phương Định kêu lên: Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá chạy ra vui thích cuống cuồng. + Nhớ về Hà Nội: Nhớ cái của sổ, nhà hát, xe kem, ngộn đèn đường, hoa trong công viên, bà bán xôi. => Tiếp sức cho các nhân vật vượt qua thời khắc khốc liệt mà họ đang sống. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật : - Phương thức trần thuật, ngôi thứ nhất; giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ. - Câu ngắn, nhịp nhanh tạo không khí khẩn trương nơi chiến trường. 2. Nội dung -> Ghi nhớ SGK /T122 IV. LUYỆN TẬP 1/ Một số bài thơ, đoạn thơ viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Chuyên đề: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS Phòng giáo dục & Đào tạo Đam Rông Trường THCS Rô men nhân vật Phương Định trong truyện? -> GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà 2/ Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện 4/ Đánh giá: - GV hệ thống hoá kiến thức. - HS nghe bài hát: CÔ GÁI MỞ ĐƯỜNG. 5/ Hoạt động nối tiếp - Học bài, hoàn thành bài tập phần luyện tập - Soạn bài: + CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN) + Xem lại bài tiết sau: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7. 6/ Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Chuyên đề: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS Phòng giáo dục & Đào tạo Đam Rông Trường THCS Rô men PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ RÔ MEN TỔ: XÃ HỘI ********************************** & CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THCS Rô men, ngày tháng 3 năm 2010 Chuyên đề: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS Phòng giáo dục & Đào tạo Đam Rông Trường THCS Rô men Chuyên đề: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS . động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập 1/ Bài tập 1: Đọc một số bài thơ, đoạn thơ viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? -> GV hướng dẫn HS làm BT 2/ Bài tập 2: Phát. nào chúng ta cũng hướng dẫn học sinh tuân thủ đầy đủ hệ thống câu hỏi như trên. Tùy thuộc từng bài, từng văn bản người giáo viên vận dụng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học cho thích hợp Hoạt động nối tiếp - Học bài, hoàn thành bài tập phần luyện tập - Soạn bài: + CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN) + Xem lại bài tiết sau: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7. 6/ Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Chuyên