1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Noi_ham_KDCL_THCS đã chuyển sang File Word

116 255 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 84,37 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 140/KTKĐCLGD V/v: Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2010 Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo Để công tác kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện thuận lợi và hiệu quả, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở (THCS) theo các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Cụ thể như sau: A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Căn cứ vào nội hàm (yêu cầu) của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục: - Hội đồng tự đánh giá rà soát, phân tích các hoạt động giáo dục của nhà trường, xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được các yêu cầu của chỉ số và tiêu chí; xác định các thông tin và minh chứng khẳng định điều đó (tham khảo mục Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập và từ các nguồn khác để lựa chọn các thông tin, minh chứng phù hợp cho từng chỉ số của tiêu chí). - Đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại (nếu có) xác nhận tính xác thực của kết quả đánh giá từng chỉ số, tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá của nhà trường để xác định mức độ phản ánh đầy đủ các nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí; các thông tin, minh chứng được sử dụng phải chính xác, rõ ràng, phù hợp và đầy đủ. 2. Các thông tin, minh chứng phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng giáo dục là những văn bản /tài liệu, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã và đang có trong nhà trường, 1 các cơ quan liên quan hoặc bằng khảo sát, điều tra phỏng vấn những người có liên quan và quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Căn cứ vào nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí, nhà trường lập Danh mục mã thông tin và minh chứng theo quy định để phục vụ công tác tự đánh giá; tập hợp và sắp xếp các thông tin, minh chứng gọn nhẹ (thông thường là các hình ảnh hoạt động của nhà trường, các bản phôtôcopy văn bản /tài liệu, báo cáo ngắn, ) để trong các hộp hồ sơ thông tin, minh chứng, đảm bảo dễ tìm kiếm và sử dụng. 3. Đối với thông tin, minh chứng phức tạp, cồng kềng (như hệ thống hồ sơ, sổ sách về các hoạt động giáo dục của nhà trường được Quy định tại Điều lệ trường học; các văn bản, tài liệu, tư liệu có số lượng lớn và số trang nhiều; các hiện vật,…) thì cần ghi rõ nơi có thể đến đọc, xem và quan sát trực tiếp hoặc nhà trường có thể lập các biểu bảng, bản tổng hợp thống kê tích hợp dữ liệu /số liệu từ hệ thống hồ sơ, sổ sách và văn bản /tài liệu và được lưu trong các hộp hồ sơ thông tin, minh chứng. Trong trường hợp, có văn bản /tài liệu được sử dụng làm thông tin, minh chứng cho nhiều chỉ số, tiêu chí thì chỉ cần một bản, ghi chú theo hướng dẫn một mã thông tin, minh chứng, không cần nhân thêm bản. 4. Các thông tin, minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, phù hợp với nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí, đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS được quy định tại Quyết định số 83/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (đối với trường THCS là 04 năm học). Những trường hợp đặc biệt được hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong mục B. 5. Trong trường hợp không tìm được thông tin, minh chứng cho một chỉ số, tiêu chí nào đó (do chiến tranh, họa hoạn, thiên tai hoặc do nhiều năm trước không lưu hồ sơ, ), hội đồng tự đánh giá có thể tìm các cách khác để khẳng định các thành quả của nhà trường, nêu rõ lý do trong báo cáo tự đánh giá hoặc giải thích trực tiếp với đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá lại (nếu nhà trường được đánh giá ngoài hoặc đánh giá lại). 6. Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định và hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông để phù hợp với Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (có hiệu lực từ ngày 01/7/2010). Trước mắt, các sở giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ đạo các nhà trường và các đơn vị khác xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng được hướng dẫn trong mục B của công văn này để triển khai công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài và đánh giá lại. 2 B. HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH NỘI HÀM, TÌM THÔNG TIN VÀ MINH CHỨNG I. Tiêu chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường THCS 1. Chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng, phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS được quy định tại Luật Giáo dục và được công bố công khai. a) Được xác định rõ ràng bằng văn bản và được cơ quan chủ quản phê duyệt. Nội hàm của chỉ số: - Nhà trường có chiến lược phát triển bằng văn bản; - Chiến lược phát triển được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: Văn bản chiến lược phát triển của nhà trường. b) Phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS được quy định tại Luật Giáo dục. Nội hàm của chỉ số: Chiến lược phát triển của nhà trường: - Phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông theo quy định tại khoản 1, Điều 27, Luật Giáo dục (2005): “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Phù hợp mục tiêu giáo dục THCS theo quy định tại khoản 3, Điều 27, Luật Giáo dục (2005): “Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. 3 Ghi chú: Nếu mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS được quy định tại Luật Giáo dục (2005) thay đổi, thì theo Luật Giáo dục hiện hành. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: Văn bản chiến lược phát triển của nhà trường. c) Được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trụ sở nhà trường, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên Website của sở GD&ĐT hoặc Website của trường (nếu có). Nội hàm của chỉ số: Chiến lược phát triển của nhà trường được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trụ sở nhà trường, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên Website của sở GD&ĐT hoặc Website của trường. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Ảnh chụp văn bản chiến lược phát triển được niêm yết tại nhà trường; - Các số báo, tạp chí địa phương đã đăng tải nội dung chiến lược phát triển của nhà trường; - Các tài liệu, văn bản chứng minh nội dung chiến lược phát triển của nhà trường đã được đưa tin trên đài phát thanh và truyền hình địa phương; - Đường dẫn truy cập vào Website của sở GD&ĐT hoặc Website của nhà trường có đăng tải nội dung chiến lược phát triển của nhà trường; - Các thông tin và minh chứng khác (nếu có). 2. Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của nhà trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định kỳ được rà soát, bổ sung, điều chỉnh. a) Phù hợp với các nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất của nhà trường. Nội hàm của chỉ số: Chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với các nguồn lực: 4 - Nhân lực; - Tài chính; - Cơ sở vật chất. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Bảng thống kê thông tin về nhân sự theo Tiểu mục 3 - Mục C của Công văn số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 08/9/2009 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông; - Dự kiến nguồn nhân lực của nhà trường cho 5 -10 năm tới; - Bảng thống kê cơ sở vật chất, thư viện, tài chính theo Tiểu mục II - Mục C của Công văn số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD; - Quy hoạch tổng thể của nhà trường; - Các thông tin và minh chứng khác (nếu có). b) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nội hàm của chỉ số: Chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (huyện /thị xã /quận, thành phố). Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Nghị quyết định Đại hội Đảng bộ (huyện /thị xã /quận, thành phố); - Chương trình hành động của huyện /thị xã /quận, thành phố về định hướng phát triển kinh tế - xã hội; - Các thông tin và minh chứng khác (nếu có). c) Định kỳ 02 năm rà soát, bổ sung và điều chỉnh. Nội hàm của chỉ số: Chiến lược phát triển của nhà trường được định kỳ 02 năm rà soát, bổ sung và điều chỉnh. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: 5 - Biên bản cuộc họp có nội dung rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiến lược phát triển của nhà trường; - Văn bản điều chỉnh chiến lược phát triển của nhà trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Các thông tin và minh chứng khác (nếu có). Ghi chú: Nếu chiến lược phát triển của nhà trường xây dựng chưa được 02 năm, thì nhà trường chưa cần rà soát, bổ sung và điều chỉnh. II. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường 1. Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định khác do Bộ GD&ĐT ban hành. a) Có Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường), Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng và các bộ phận khác (nếu có). Nội hàm của chỉ số: Tại thời điểm tự đánh giá chất lượng giáo dục, nhà trường có: - Hội đồng trường (trường công lập); - Hội đồng quản trị (trường tư thục có 02 thành viên góp vốn trở lên); - Hội đồng thi đua và khen thưởng; - Hội đồng kỷ luật; - Hội đồng tư vấn khác (nếu có); - Đủ các tổ chuyên môn và tổ Văn phòng. Ghi chú: Đối với trường phổ thông nội trú cấp huyện, có thêm tổ Quản lý nội trú theo quy định tại Quyết định số 49/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú. 6 Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định thành lập Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị; - Biên bản cuộc họp (hoặc quyết định) của nhà trường có nội dung: + Thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng; + Thành lập Hội đồng kỷ luật; + Thành lập Hội đồng tư vấn (nếu có); + Thành lập các tổ chuyên môn và tổ Văn phòng; + Thành lập các tổ Quản lý nội trú; + Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân trong nhà trường; - Báo cáo tổng kết năm học (trong đó có nội dung cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường); - Các thông tin và minh chứng khác (nếu có). b) Có các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội. Nội hàm của chỉ số: Tại thời điểm tự đánh giá chất lượng giáo dục, nhà trường có: - Đảng Cộng sản Việt Nam; - Công đoàn trường; - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; - Các tổ chức xã hội khác (nếu có). Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định thành lập tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc nghị quyết Đại hội chi bộ (hoặc Đảng bộ cơ sở) nhà trường; - Quyết định thành lập tổ chức Công đoàn hoặc biên bản Đại hội công đoàn nhà trường; 7 - Quyết định thành lập tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc biên bản Đại hội Đoàn nhà trường; - Quyết định thành lập tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoặc biên bản Đại hội Đội nhà trường; - Các quyết định thành lập tổ chức xã hội; - Báo cáo tổng kết năm học (trong đó có nội dung cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trương); - Các thông tin và minh chứng khác (nếu có). c) Có đủ các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 và mỗi lớp học không quá 45 học sinh (không quá 35 học sinh đối với trường chuyên biệt); mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm học; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra. Nội hàm của chỉ số: Tại thời điểm tự đánh giá chất lượng giáo dục, nhà trường: - Các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 và mỗi lớp học không quá 45 học sinh (không quá 35 học sinh đối với trường chuyên biệt); - Mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm học; - Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Bản tổng hợp các khối lớp, từng lớp (họ và tên giáo viên chủ nhiệm, sĩ số học sinh, họ và tên lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, ) của nhà trường; - Biên bản họp lớp, họp tổ có nội dung bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó; - Các thông tin và minh chứng khác (nếu có). 2. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường theo quy định của Bộ GD&ĐT. 8 a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục. Nội hàm của chỉ số: - Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn: + Hội đồng trường theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 20 của Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007; + Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 12, 13 và 14 của Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của của trường tư thục; - Đối với trường tư thục do 01 thành viên góp vốn không có Hội đồng quản trị, thì thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Quyết định số 39/2001/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Quyết định thành lập Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị; - Quy chế làm việc của Hội đồng trường, Hội đồng quản trị; - Kế hoạch hoạt động của Hội đồng trường, Hội đồng quản trị; - Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường; - Các quyết nghị của Hội đồng trường về: + Mục tiêu, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển nhà trường; + Huy động nguồn lực cho nhà trường; + Tài chính, tài sản của nhà trường; + Tổ chức, nhân sự và giới thiệu người để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (nếu có); - Biên bản cuộc họp của Hội đồng trường, Hội đồng quản trị có nội dung việc giám sát nhà trường thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, Hội đồng 9 quản trị, quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; - Các minh chứng liên quan đến 8 nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 13 của Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001; - Các thông tin và minh chứng khác (nếu có). b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục. Nội hàm của chỉ số: - Đối với trường công lập, Hội đồng trường hoạt động theo quy định tại khoản 4, Điều 20 của Điều lệ trường trung học; - Đối với trường tư thục, Hội đồng quản trị hoạt động theo quy định tại khoản 4, Điều 12 của Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001. - Đối với trường tư thục (một thành viên góp vốn) không có Hội đồng quản trị, thì nhà trường thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Quyết định số 39/2001/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/8/2001. Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: - Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường; - Quy chế làm việc của Hội đồng trường, Hội đồng quản trị; - Kế hoạch hoạt động của Hội đồng trường, Hội đồng quản trị (sau đây gọi chung là Hội đồng trường); - Các biên bản cuộc họp thường kỳ và bất thường của Hội đồng trường; - Biên bản cuộc họp của Hội đồng trường có nội dung giám sát nhà trường thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường và quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; - Các thông tin và minh chứng khác (nếu có). c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động của Hội đồng trường. Nội hàm của chỉ số: Mỗi học kỳ Hội đồng trường tự rà soát, đánh giá các hoạt động. 10 [...]... kỷ luật; + Đánh giá sự tiến bộ của các học sinh đã bị kỷ luật; + Đánh giá hiện trạng về kết quả học tập, hạnh kiểm và các thành tích khác của các học sinh đã được khen thưởng; - Bản tổng hợp theo dõi kết quả học tập, hạnh kiểm và các thành tích khác của các học sinh trong nhà trường đã được khen thưởng; - Bản tổng hợp theo dõi sự tiến bộ của các học sinh đã bị kỷ luật; - Các thông tin và minh chứng khác... chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục; 34 + Đã dạy học ít nhất 05 năm (03 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); + Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; + Có năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục; + Đủ sức... hè Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm + Học sinh có thành tích xuất sắc, nhà trường thông báo và đề nghị chính quyền, đoàn thể cấp xã (nơi học... trường tín 35 nhiệm phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; - Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú, có thêm minh chứng đã biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương trong giao tiếp hoặc đang học ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương; - Các thông tin và minh chứng khác (nếu có) b) Thực . vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Phù hợp mục tiêu giáo dục THCS theo quy định tại khoản 3, Điều 27, Luật Giáo dục (2005): “Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng. kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS được quy định tại Quyết định số 83/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (đối với trường THCS là 04 năm học). Những trường hợp. chuẩn 1: Chiến lược phát triển của trường THCS 1. Chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng, phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS được quy định tại Luật Giáo dục và được

Ngày đăng: 03/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w