Làng sen quê Bác docx

7 387 3
Làng sen quê Bác docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BAI THUYET MINH LANG SEN QUE BAC Thưa quý khách, từ biệt quê ngoại đầy lưu luyến, gia đình ông Nguyễn Sinh Sắc trở về mảnh đất Làng Sen này không phải là nhà ông bà nội của Bác. Mà lúc bấy giờ trong làng mới có một người đậu cao như vậy, cả làng đã góp công, góp của mua ngôi nhà gỗ 5 gian dựng trên mảnh đất này cho gia đình quan Phó Bảng. Đồng thời, người anh cùng cha khác mẹ của cụ Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Sinh Tuyết cũng dựng ngôi nhà ngang 3 gian để mừng em công thành danh toại. Chính vì thế lần đầu tiên sau hơn 50 năm xa cách trở về đây đúng trước ngôi nhà này, Bác bảo đây không phải là nhà của mình mà bảo với mọi người là: Đây là nhà của ông Phó Bảng. Bác mình nói như vậy có nghĩa là nhờ việc đỗ đạt của bố Bác mà có được nhà rộng như thế này. Nhưng tiếc rằng trở về chỉ có bố Bác và 3 người con lớn nữa thôi. Cho nên việc đầu tiên của một chồng trọng ơn nghĩa, ông Nguyễn Sinh Sắc đã chọn ngay gian giữ trang trọng này để thờ tự người vợ hiền yêu thương. Bản tính giản dị, ông đặt bàn thờ cho vợ cũng rất đơn sơ. Chúng ta thấy rằng chỉ bằng tre, bằng nứa thôi Ngay cạnh bàn thờ ông thường treo tấm biển- đây là món quà cao quý của vua Thành Thái ban cho ông khi ông đỗ học vị Phó Bảng và tấm biển sơn son thiếp vàng này khắc 4 chữ “Ân tứ ninh gia”. Có nghĩa là ơn vua ban về cho gia đình tốt. Ông Nguyễn Sinh Sắc cũng đặt nó ngay cạnh bàn thờ của vợ mình với ngỏ ý dâng lên hương hồn của bà những thành công mà ông đã đặt đựơc trên con đường khoa cử. Thưa quý khách, bàn thờ này chỉ đế thờ mẹ của Bác thôi nhưng năm tháng trôi qua những người thân trong gia đình Bác cũng lần lượt qua đời. Bố của Bác đã mất ở Cao Lãnh, Đồng Tháp còn anh chị của Bác mất tại làng Sen. Bác mình không lập gia đình và anh chị Bác cũng không ai lấy vợ,lấy chồng, theo phong tục ở đây thì họ đều được về hương khói với bố mẹ. Vậy hôm nay với những tình cảm sâu sắc nhất mà đoàn của chúng ta từ đã tổ chức hành hương về đây dâng bó hoa tươi thắm lên bàn thờ này chính là chúng ta đã dâng lên hương hồn của những người thân trong gia đình Bác rồi đấy ạ. Còn trở về đây lúc bấy giờ ngoài món quà làng mừng là ngôi nhà gỗ năm gian thì dân làng còn ngả một cây đa lớn làm một tấm phản mừng cho gia đình nhà ông Sắc. Bố của Bác đã dành bộ phận lớn của gian nhà này làm nơi tiếp khách. Còn gian buồng thứ 3 này ông dành cho cô con gái đầu đó là cô Nguyễn Thị Thanh. Quý vị biết rằng ngày xưa buồng của phụ nữ thì rất kín đáo chỉ có 2 cửa ngách ở góc bên này và góc bê kia thôi a. Nhưng mà sau này, vì lượng khách quá đông cho nên ban quản lí di tích đã mở rộng thêm 2 cửa ngách nữa cho khách qua lại. Còn kế tiếp là nơi nghỉ của ông Sắc và 2 cậu con trai. Thưa quý khách, đây là nơi sinh hoạt của ông Sắc và hai cậu con trai. Vào mùa hè thì ông Nguyễn Sinh Sắc có một thói quen là nằm gối đầu lên bậc cửa sổ, lấy ánh sáng từ ngoài vào để đọc sách, đọc xong rồi ông thường cất ngăn nắp lên giá sách nhỏ phía trên. Án thờ gian nhà thứ 4 chính là nơi ông Nguyễn Sinh Sắc dạy hai người con trai học, ở đó ta còn thấy bộ ấm chén thời Nguyễn, vào lúc rỗi thì chị gái của Bác thường nấu chè xanh hay nồi khoai luộc rồi mời xóm làng sang đây uống bát nước ăn củ khoai luộc cho thắm tình làng nghĩa xóm. Còn bộ phận nhỏ gian nhà cuối cùng này chính là nơi nghỉ ngơi của 2 anh em: Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung. Anh em chỉ cách nhau 2 tuổi thôi, cùng học cùng chơi và đặc biệt là cùng nghỉ ngơi trên chiếc giường này. Nó đã chứng kiến rất nhiều kỷ niệm tuổi thơ của 2 anh em. Chính vì thế, lần đầu tiên sau hơn 50 năm xa cách, trở về đây Bác thăm lần lượt kỷ vật của gia đình, đứng lặng người trước giường trong gian nhà cuối cùng này. Ngạc nhiên và xúc động Bác đã gọi bà con lại và bảo rằng:”Bà con ạ, Bác thấy chiếc giường này có vẻ ngắn hơn phải không?”.Bác nói vậy bởi vì chúng ta biết rằng Bác đã gắn bó với căn nhà này 5 năm, đến khi 16 tuổi Bác mới vào Huế cùng với bố và anh trai. Trước khi đi, bố của Bác vì thương một người nghèo trong làng nên đã cho mượn chiếc giường này. Thời gian sau đó, do đốt lửa sưởi vào mùa đông nên họ đã vô tình làm cháy mất một ít. Khi chiếc giường này đựơc mang về khu di tích này thì ban quản lý di tích đã xin cưa đi 10 phân. Bác đi xa hơn 50 năm rồi, dù thay đổi nhỏ thôi nhưng Bác vẫn nhận ra đấy ạ. Và quý vị có thể quan sát một phần vết cháy vẫn nằm ở phía ngoài của chiếc giường. Còn đây là chiếc tủ gỗ hai ngăn, cũng là món quà dân mừng cho quan Phó Bảng. Lúc bấy giờ dân làng mong muốn gia đình Bác để những vật quý ở đây. Nhưng quý vị thấy là vật quý nhất trong nhà Bác chỉ là chiếc thau đồng rửa mặt thôi. Còn trên này là chiếc mâm gỗ sơn đen, chỉ là chiếc mâm tròn làm bằng gỗ nhưng lúc bấy giờ gia đình chỉ sử dụng nó khi có khách quý đến chơi. Ánh sáng trong gia đình chỉ là chiếc đèn dầu lạc ở góc kia. Còn sinh hoạt trong gia đình là ở khu nhà ngang 3 gian phía dưới. Và bây giờ xin mời đoàn của chúng ta xuốn dưới tham quan. Thưa quý vị, ngày còn sống ở đây thì chiếc kiềng 3 chân bằng sắt là nơi gia đình Bác nấu đồ ăn thức uống, còn bên góc kia có chiếc chum nhỏ mà hàng ngày cậu Nguyễn Sinh Cung lấy nước dổ vào bếp cho chị gái nấu cơm. Vật dụng trong bếp rất đơn sơ. Chúng chỉ đựơc xếp gọn trong chiếc chạn 2 ngăn này. Bình thường gia đình Bác ăn cơm trên chiếc bàn tre, chỉ khi có khách mới dùng chiếc mâm gỗ sơn đen. Tiếng địa phương của người Nghệ An gọi cái bàn tre này là cái “mươn” các bạn ạ.Gia đình ngồi trên ghế tre nhỏ và ăn cơm trên chiếc bàn tre này. Như vậy quý vị biết rằng Bác của chúng ta chỉ gắn bó ở đây có 5 năm thôi. Khi 16 tuổi Bác vào Huế cùng với anh trai lần thứ hai. Anh trai Bác vào Huế chỉ một thời gian ngắn sau đó lại trở về đây sinh sống cùng với người chị gái. Và có thể nói kể từ đó thì gia đình Bác mỗi người một nơi và chỉ có một dịp duy nhất để gia đình đoàn tụ là sau khi cách mạng tháng 8 thành công. Năm 1946, khi nghe tin chủ tịch Hồ Chí Minh là em trai của mình, ông Khiêm và bà Thanh không còn tin vào tai mình nữa, bởi vì năm 1929 thì toà án Nam Kiều ở Vinh đã xử tử hình vắng mặt Bác với cái tên là Nguyễn Ái Quốc. Chính vì thế mà chị Thanh mới vội vàng ra Hà Nội để tìm hiệu xem thực hư thế nào. Quả đúng như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là em trai bà. Mừng mừng tủi tủi sau gần 40 năm xa cách và không ai ngờ đó là lần cuối cùng hai chị em Bác được gặp nhau. Một tuần sau đó thì anh Khiêm cũng ra thăm em, ôm chầm lấy nhau khi đó hai anh em đã là hai cụ già rồi, trò chuyện khá lâu, khi chia tay, anh Khiêm có hỏi Bác là : “Bao giờ chú mới về thăm quê?”.Ngậm ngùi Bác trả lời anh:” Chắc chắn là em sẽ về nhưng còn lâu anh a”.11 năm sau Bác mới có dịp trở về làng Sen, kỷ vật trong nhà cái còn cái mất. Tiếc rằng người thân trong gia đình lúc bấy giờ không còn ai nữa. Anh trai Bác đã qua đời cách đó 7 năm rồi tức vào năm 1950. Thời gian đó Bác bận việc nước nên không thể về lo lễ tang của anh được. Trước nỗi đau đó, Bác chỉ kịp gửi một bức điện để chia buồn với bà con dòng tộc. Nội dung Bác viết lúc bấy giờ là:” Nghe tin anh cả mất lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường xá xa cách. Lúc anh đau yếu tôi không thể chăm nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi!Tôi xin chịu tội bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con phải hi sinh tình nhà để lo việc nước.” Bức điện của Bác gửi về chỉ ngắn ngọn thế thôi nhưng chứa chan tình cảm mà Bác dành cho người anh trai. Nỗi đau đó chưa nguôi ngoai thì 4 năm sau người chị gái thân yêu nhất cũng qua đời. Vậy là sau hơn nửa thế kỷ ra đi tìm đường cứu nước khi trở về thăm quê hương thì người thân không còn ai nữa và cảnh vật xung quanh cũng không còn giống như ngày xưa nữa. Lần thứ nhất Bác về quê là mùa hè năm 1957, di tích làng Sen mới đựơc khôi phúc được 1 năm thôi.Theo như lời kể của người già trong làng thì cổng nhà Bác mở ngay sau phía ngôi nhà ngang 3 gian này. Bác đã về đây, mọi người mời Bác đi vào cổng phía sau Bác vẫn đi vào cổng đó, khi ra phía sân Bác mới bảo bà con: “ Bà con ạ, Bác nhớ ngày xưa nhà của Bác nằm ở phía này, một bên có và một bên có hàng dâm bụt.” Bác còn nhắc thêm ngay cổng ra vào nhà Bác còn có một cây ổi đào, trước nhà có cây bưởi, đầu hồi nhà có cây cam. Ở phía sau nhà Bác có hàng cau rất đẹp. Sau này nghe theo lời chỉ dẫn của Bác ban quản lý di tích đã dựng lại và trồng lại giống như quý vị nhìn thấy hôm nay đấy ạ.Về quê làn thứ hai là vào mùa đông năm 1961 và không ai ngờ đó là lần cuối cùng quê hương chào đón Bác. Nhưng dấu chân về kỷ niệm về Người vẫn còn mãi trong lòng người dân nơi đây. Hôm nay, thời gian quý báu và tình cảm thiêng liêng từ quý vị đã tổ chức một cuộc hành hương về thăm quê Bác. Chắc rằngmỗi chúc ta đều mang trong lòng một tình yêu rất lớn dành cho vị anh hùnh dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất thế giới. Bây giờ để tưởng nhớ công lao trời biển của Người tôi xin mời đoàn chúng ta tham quan nhà tưởng niệm thắp hương và dâng hoa cho Bác. . thờ mẹ của Bác thôi nhưng năm tháng trôi qua những người thân trong gia đình Bác cũng lần lượt qua đời. Bố của Bác đã mất ở Cao Lãnh, Đồng Tháp còn anh chị của Bác mất tại làng Sen. Bác mình. LANG SEN QUE BAC Thưa quý khách, từ biệt quê ngoại đầy lưu luyến, gia đình ông Nguyễn Sinh Sắc trở về mảnh đất Làng Sen này không phải là nhà ông bà nội của Bác. Mà lúc bấy giờ trong làng mới. người già trong làng thì cổng nhà Bác mở ngay sau phía ngôi nhà ngang 3 gian này. Bác đã về đây, mọi người mời Bác đi vào cổng phía sau Bác vẫn đi vào cổng đó, khi ra phía sân Bác mới bảo bà

Ngày đăng: 03/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan