Xét nghiệm máu trong bệnh thận tiết niệu (Kỳ 1) 1. Huyết học. 1.1. HC, HST, hematocrit: giảm rõ rệt khi có suy thận từ độ III a trở đi; mức độ giảm này tỷ lệ thuận với giai đoạn suy thận, nhiều trường hợp HC chỉ có > 1 triệu. 1.2. BC: tăng về số lượng, BC đa nhân trung tính tăng, CTBC chuyển trái, fibrin tăng thường gặp trong viêm thận-bể thận cấp và mãn, nhiễm khuẩn tiết niệu. 1.3. Đông máu: Có thể có rối loạn đông máu trong suy thận giai đoạn cuối. 2. Sinh hoá. 2.1. Urê: là một nitơ phi protein có phân tử lượng 60,1. Urê là sản phẩm của chuyển hoá đạm, được đào thải chủ yếu qua thận. Bình thường nồng độ urê 1,7 - 8mmol/l (10-50mg/l). Khi suy thận, mức lọc cầu thận < 60 ml/phút thì nồng độ urê máu tăng. Có nhiều yếu tố ngoài thận ảnh hưởng tới nồng độ urê máu: ăn nhiều protid, xuất huyết tiêu hoá, sốt, dùng một số thuốc tăng dị hoá như corticoid Bản thân urê không độc hoặc rất ít độc, nhưng các chất nitơ phi protein khác lại rất độc. Khi urê trong máu tăng thì các nitơ phi protein khác cũng tăng. Định lượng urê lại đơn giản dễ thực hiện nên cần định lượng urê máu để đánh giá theo dõi mức độ suy thận. 2.2. Creatinin: cũng là một nitơ phi protein được đào thải qua thận. Bình thường nồng độ creatinin trong máu là 44 - 106 mmol/l (0,5 - 1,5mg/dl). Khác với urê, creatinin không phụ thuộc vào các yếu tố ngoài thận, nên nồng độ creatinin máu có một ý nghĩa rất quan trọng được dùng để đánh giá chức năng thận chính xác hơn urê. Lâm sàng nồng độ creatinin máu được coi là tiêu chuẩn chính để đánh giá bệnh nhân dã suy thận chưa và suy thận giai đoạn nào. 2.3. Protein: bình thường nồng độ protein toàn phần trong huyết tương là 60 - 80 g/l, trong đó albumin là 45 - 55 g/l, globulin là 25 - 35 g/l, tỷ lệ albumin/globulin (A/G) là 1,3 - 1,8. Trong các bệnh thận mãn tính thì protein trong máu giảm do mất qua nước tiểu; rối loạn tổng hợp protein, chế độ ăn hạn chế protein. Đặc biệt là trong hội chứng thận hư, protein máu giảm được coi là một trong hai tiêu chuẩn chính chẩn đoán bệnh (protein máu < 60g/l và albumin < 30g/l, tỷ lệ Al/G < 1, alpha2-globulin tăng trên 12%). 2.4. Các chất mỡ: trong một số bệnh thận đặc biệt là trong hội chứng thận hư thấy thành phần một số các chất mỡ tăng lên (lipid máu toàn phần, cholesterol, triglycerid). Nên được dùng các xét nghiệm định lượng các thành phần trên trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận. Lưu ý: - Cholesterol bình thường thay đổi tăng theo tuổi: < 30 tuổi: < 5,2mmol/l. < 40 tuổi: < 5,7mmol/l. > 40 tuổi: < 6,2mmol/l. Nên khi nhận định đánh giá kết quả phải dựa vào yếu tố này. - Triglycerid bình thường < 2,3 mmol/l. Các chỉ số trên tăng khi vượt quá giới hạn bình thường thường gặp trong hội chứng thận hư. 2.5. Các chất khác. - Axit uurric: là sản phẩm giáng hoá cuối cùng của nucleoprotitd. Bình thường nam < 420mmol/l, nữ < 360mmol/l; tăng trong bệnh viêm thận, suy thận, sỏi thận. - Các chất điện giải: một số chất điện giải liên quan tới bệnh thận nên cũng được xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh thận. - Natri: bình thường 135-145mmol/l, natri giảm trong bệnh viêm tổ chức kẽ ống thận mãn tính, suy thận cấp giai đoạn đái nhiều, điều trị bằng thuốc lợi niệu kéo dài. Natri tăng trong viêm thận có phù. - Kali: kali bình thường 3,5-5mmol/l, tăng khi > 5mmol/l gặp trong viêm thận, đái ít, nhất là khi có vô niệu. Nguyên nhân tăng K + : nhiễm toan, chảy máu tiêu hoá, hủy hoại tế bào nhiều (có ổ mủ trong cơ, ăn nhiều thức ăn có K + ) đặc biệt trong suy thận giai đoạn cuối, khi K + máu > 6,5 mmol/l sẽ dẫn đến ngừng tim do rung thất, là nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân suy thận mãn. Lưu ý: kali có thể tăng khi mà: - Lấy máu buộc garo quá chặt gây toan tổ chức tại chỗ. - Tan máu do bơm phụt máu vào ống nghiệm quá mạnh. - Tăng tiểu cầu > 700.000/mm 3 . . Xét nghiệm máu trong bệnh thận tiết niệu (Kỳ 1) 1. Huyết học. 1.1. HC, HST, hematocrit: giảm rõ rệt khi có suy thận từ độ III a trở đi; mức độ giảm này tỷ lệ thuận với giai đoạn suy thận, . suy thận, sỏi thận. - Các chất điện giải: một số chất điện giải liên quan tới bệnh thận nên cũng được xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh thận. - Natri: bình thường 135-145mmol/l, natri giảm trong. CTBC chuyển trái, fibrin tăng thường gặp trong viêm thận- bể thận cấp và mãn, nhiễm khuẩn tiết niệu. 1.3. Đông máu: Có thể có rối loạn đông máu trong suy thận giai đoạn cuối. 2. Sinh hoá.