Xét nghiệm máu (Kỳ 4) 1.4. Sắt huyết thanh: + Sắt huyết thanh bình thường: Nam : 15-27mcmol/l Nữ : 15-27mcmol/l Trẻ em khi mới đẻ khoảng 30 mcmol/l, đến 6 tháng giảm xuống còn 10-14 mcmol/l, sau 2-3 tuổi tăng dần lên, đến 15-16 tuổi thì đạt mức như người lớn. + Sắt huyết thanh tăng gặp trong: - Thiếu máu huyết tán. - Thiếu máu Biermer. - Viên gan cấp. - Các bệnh Hodgkin, sarcom. - Người đựơc truyền máu nhiều lần. - Rối lọan chuyển hoá sắt. - Suy tủy. + Sắt huyết thanh giảm gặp trong: - Thiếu máu do thiếu sắt. - Mất máu do chảy máu. - Các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư, collagenose 1.5. Một số xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh miễn dịch, di truyền: * Nghiệm pháp Coombs HC: để phát hiện kháng thể không hoàn toàn kháng hồng cầu. + Coombs trực tiếp: phát hiện kháng thể không hoàn toàn đã gắn vào bề mặt hồng cầu. + Coombs gián tiếp: phát hiện kháng thể không hoàn toàn còn tự do trong huyết thanh. + Ý nghĩa lâm sàng: Coombs dương tính gặp trong: - Thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh. - Thiếu máu huyết tán tự miễn. - Tình trạng có kháng thể miễn dịch sau truyền máu nhiều lần. * Nghiệm pháp Coombs tiểu cầu: Khó khăn của phương pháp tiến hành là làm sao rửa được tiểu cầu mà không để tiểu cầu ngưng kết trước khi làm thử nghiệm. Coombs tiểu cầu: nhằm phát hiện kháng thể kháng lại tiểu cầu. Nghiệm pháp này dương tính trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. * Coombs bạch cầu: Thử nghiệm Coombs khó thực hiện đối với bạch cầu vì bạch cầu rất dễ bị hư hỏng khi rửa và khi cho tiếp xúc với huyết thanh kháng globulin đến mức không đọc được kết quả. Do vậy người ta phải thay thế bằng thử nghiệm tiêu thụ kháng globulin để phát hiện kháng thể kháng bạch cầu không hoàn toàn. Đây là thử nghiệm gián tiếp mà người ta không chú ý đến mức kháng globulin còn lại trong huyết thanh. Kết quả được coi là dương tính khi mức tiêu thụ kháng globulin đạt ít nhất 20%. Coombs bạch cầu dương tính gặp trong các bệnh giảm bạch cầu do miễn dịch. Thử nghiệm này nhằm phát hiện kháng thể kháng bạch cầu. * Huyết sắc tố kháng kiềm: Dựa trên nguyên lý: huyết sắc tố bình thường của người trưởng thành kháng kiềm bị biến mất hoàn toàn khi cho tiếp xúc với NaOH. Chỉ có huyết sắc tố bào thai (HSTF), huyết sắc tố bệnh lý, đặc biệt là bệnh thalassemia mới có huyết sắc tố kháng kiềm ở tỷ lệ cao. Một người bình thường có huyết sắc tố kháng kiềm: 0- 10% Bệnh thalassemia có huyết sắc tố kháng kiềm : 80-90%. Bào thai có huyết sắc tố kháng kiềm : 90-100%. Giá trị lâm sàng của xét nghiệm này có tính quyết định chẩn đoán bệnh thalassemia. * Điện di huyết sắc tố: Dựa vào nguyên tắc cấu trúc: phần globin của huyết sắc tố là protein gồm nhiều acid amin sắp xếp theo một trật tự nhất định và mang những điện lượng nhất định do đó di chuyển theo một tốc độ nhất định. Khi huyết sắc tố không bình thường do sự bố trí cấu trúc và điện lượng các acid amin thay đổi nên tốc độ di chuyển khác nhau trong một dung dịch nhất định, dưới một điện thế nhất định. Ý nghĩa lâm sàng: điện di huyết sắc tố giúp cho việc xác định các huyết sắc tố không bình thường gây ra nhiều bệnh lý như: bệnh rối loạn huyết sắc tố về số lượng (beta- thalassemia, denta-thalassemia ), bệnh rối loạn huyết sắc tố về chất lượng (bệnh huyết sắc tố S, M, E, ). Đây là những bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh bất thường về huyết sắc tố . . trong: - Thiếu máu do thiếu sắt. - Mất máu do chảy máu. - Các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư, collagenose 1.5. Một số xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh miễn dịch, di truyền: * Nghiệm pháp Coombs. Xét nghiệm máu (Kỳ 4) 1.4. Sắt huyết thanh: + Sắt huyết thanh bình thường: Nam : 15-27mcmol/l Nữ : 15-27mcmol/l. Coombs dương tính gặp trong: - Thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh. - Thiếu máu huyết tán tự miễn. - Tình trạng có kháng thể miễn dịch sau truyền máu nhiều lần. * Nghiệm pháp Coombs tiểu cầu: Khó