Khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng (Kỳ 1) 1. Phương pháp khám phản xạ. Phản xạ là sự đáp ứng của bộ máy thần kinh đối với một kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Sự thay đổi và chênh lệch phản xạ cung cấp cho ta những thông tin quý giá trong chẩn đoán định khu và trong chẩn đoán bệnh. Rối loạn phản xạ biểu hiện là tăng hoặc giảm phản xạ. Tuy nhiên, một số người bình thường cũng không có đáp ứng phản xạ gân xương hoặc ở những người béo phì, những phụ nữ sinh đẻ nhiều không có đáp ứng phản xạ da bụng. Khi khám phản xạ cần xác định được: bệnh nhân có rối loạn phản xạ không? phản xạ nào bị rối loạn, tăng hay giảm hoặc mất phản xạ? có các phản xạ bệnh lý không? 1.1. Sơ lược về cung phản xạ: Cung phản xạ là một mô hình phản ánh phương thức hoạt động của hệ thần kinh và có 5 khâu như sau: cơ quan cảm thụ, dẫn truyền hướng tâm, trung khu phản xạ, dẫn truyền ly tâm, cơ quan đáp ứng. Rối loạn chức năng của bất kỳ khâu nào trong thành phần cung phản xạ đều gây nên rối loạn hoạt động của phản xạ đó. 1.2. Phân loại phản xạ: Trong lâm sàng, phản xạ được chia thành hai loại là phản xạ sinh lý và phản xạ bệnh lý. 1.2.1. Phản xạ sinh lý: + Phản xạ gân xương (phản xạ sâu): - Ở chi trên có 3 phản xạ quan trọng là: phản xạ trâm quay, phản xạ gân cơ nhị đầu, phản xạ gân cơ tam đầu. - Ở chi dưới có hai phản xạ quan trọng là: phản xạ gân cơ tứ đầu đùi, phản xạ gân gót (phản xạ gân Achilles). + Phản xạ da (phản xạ nông): phản xạ da bụng (trên, giữa và dưới), phản xạ da đùi-bìu, phản xạ da gan bàn chân. 1.2.2. Phản xạ bệnh lý: + Phản xạ bệnh lý bó tháp: - Nhóm duỗi: phản xạ Babinski, phản xạ Oppenheim, phản xạ Gordon, phản xạ Schaeffer. - Nhóm gấp: phản xạ Hoffmann, phản xạ Rossolimo, phản xạ Troemner. + Phản xạ tự động tủy gồm có các phản xạ ba co và phản xạ ba duỗi. + Phản xạ nắm. + Phản xạ tự động miệng: phản xạ mũi-môi, phản xạ mút. + Phản xạ da gan bàn tay-cằm (phản xạ Marinesco). 1.3. Cách khám phản xạ: 1.3.1. Nguyên tắc khám phản xạ: + Các chi ở tư thế thoải mái, không co cơ chủ động. + Dụng cụ khám là búa phản xạ và kim đầu tù. + Gõ đúng vào vùng sinh phản xạ. + So sánh đối xứng hai bên cơ thể. 1.3.2. Khám các phản xạ gân xương: + Phản xạ trâm quay: trung khu phản xạ C 6 . - Bệnh nhân để khớp khủyu gấp 120 o , cẳng tay quay sấp. - Thầy thuốc dùng búa phản xạ gõ nhẹ, dứt khoát vào gân cơ ngửa dài cách mỏm trâm xương quay 0,5 cm. - Đáp ứng: gấp cẳng tay và quay ngửa bàn tay do co cơ ngửa dài. + Khám phản xạ gân cơ nhị đầu cánh tay: trung khu phản xạ C 5 . - Bệnh nhân để khớp khủyu gấp 120 o , cẳng tay để ngửa. - Thầy thuốc đặt và ấn nhẹ ngón tay cái lên trên gân cơ nhị đầu cần khám. Dùng búa phản xạ gõ nhẹ, dứt khoát lên ngón tay cái đó. - Đáp ứng: gấp cẳng tay do co cơ nhị đầu. + Phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay: trung khu phản xạ C 7 . - Bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngửa. + Ngồi: khớp khủyu tay để 90 o , cẳng tay đặt trên đùi hoặc đầu gối. + Nằm ngửa: khớp khủyu để 90 o , bàn tay đặt trên bụng. - Thầy thuốc nâng nhẹ cánh tay bênh nhân, dùng búa phản xạ gõ nhẹ phía trên mỏm khủyu. - Đáp ứng: duỗi cẳng tay do co cơ tam đầu cánh tay. . Khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng (Kỳ 1) 1. Phương pháp khám phản xạ. Phản xạ là sự đáp ứng của bộ máy thần kinh đối với một kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Sự thay. trâm quay, phản xạ gân cơ nhị đầu, phản xạ gân cơ tam đầu. - Ở chi dưới có hai phản xạ quan trọng là: phản xạ gân cơ tứ đầu đùi, phản xạ gân gót (phản xạ gân Achilles). + Phản xạ da (phản xạ. Gordon, phản xạ Schaeffer. - Nhóm gấp: phản xạ Hoffmann, phản xạ Rossolimo, phản xạ Troemner. + Phản xạ tự động tủy gồm có các phản xạ ba co và phản xạ ba duỗi. + Phản xạ nắm. + Phản xạ tự