Khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng (Kỳ 3) doc

6 617 0
Khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng (Kỳ 3) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng (Kỳ 3) + Phản xạ tự động tủy (phản xạ tự vệ): Gặp trong tổn thương đường tháp khi có chèn ép tủy sống do u, khối áp xe lạnh hoặc các khối phát triển khác. Các phản xạ này rất có ý nghĩa trong chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống. - Phản xạ 3 co: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Thầy thuốc kích thích ở ngọn chi (kích thích đau bằng cách bóp mạnh vào ngón chân bệnh nhân). Đáp ứng: chân bệnh nhân co lại ở 3 mức (bàn chân gấp vào cẳng chân, cẳng chân gấp vào đùi và đùi gấp vào bụng): + Đáp ứng 1 thì: bệnh nhân chỉ co chân lại sau đó không duỗi ra, gặp trong tổn thương tủy hoàn toàn. + Đáp ứng 2 thì: bệnh nhân co chân lại khi bị kích thích, sau đó lại duỗi hai chân thẳng ra, gặp trong tổn thương tủy không hoàn toàn. - Phản xạ 3 duỗi: chân bệnh nhân co ở 3 mức như trong đáp ứng của phản xạ 3 co. Thầy thuốc kích thích ở đùi hoặc đầu gối của bệnh nhân (có thể kích thích đau bằng kim hoặc véo da đùi). Đáp ứng: chân bệnh nhân sẽ duỗi ra ở ba mức đùi, cẳng chân và bàn chân. - Phản xạ nắm (grasping reflex): bệnh nhân ngồi, đứng hoặc nằm, bàn tay để rủ mềm mại tự nhiên. Thầy thuốc dùng ngón tay hoặc cán búa phản xạ vuốt qua lòng bàn tay bệnh nhân. Đáp ứng: bệnh nhân nắm chặt lấy cán búa phản xạ hoặc ngón tay thầy thuốc, không buông ra. Ở trẻ nhỏ đây là phản xạ sinh lý. Ở người lớn phản xạ nắm biểu hiện tổn thương ở thùy trán. + Các phản xạ bệnh lý ở miệng (các phản xạ trục hay phản xạ thân não): Các phản xạ này có thể thấy ở trẻ em và người già khoẻ mạnh. Ở người trưởng thành phản xạ biểu hiện trong liệt giả hành não, hội chứng Parkinson. - Phản xạ mũi-môi: bệnh nhân ngồi hoặc nằm, thầy thuốc dùng búa phản xạ gõ nhẹ trên sống mũi bệnh nhân. Đáp ứng: bệnh nhân co cơ vòng miệng làm cử động dẩu môi. - Phản xạ mút: bệnh nhân như trong các phản xạ trên, thầy thuốc gõ hoặc vạch nhẹ vào môi bệnh nhân. Đáp ứng: bệnh nhân thực hiện cử động mút. - Phản xạ da gan bàn tay-cằm (phản xạ Marinesco): bàn tay cần khám để rủ mềm mại; thầy thuốc một tay cầm bàn tay cần khám của bệnh nhân, tay kia dùng kim đầu tù vạch chậm, dứt khoát vào lòng bàn tay bệnh nhân. Đáp ứng: cơ cằm của bệnh nhân cùng bên với bàn tay bị kích thích co nhẹ. 2. Phương pháp khám dinh dưỡng. 2.1. Khám ngoài da: + Da mỏng, cứng, tím hay màu đá vân, nốt phỏng nước, phù toàn thân hay cục bộ? + Lông, tóc: rụng, cứng, dễ gãy. + Móng chân, tay: dăn deo, nứt nẻ, dễ gãy. + Loét các điểm tỳ, cùng-cụt, gót, gối. Chú ý loét sâu ở lòng bàn tay, chân. + Chín mé không đau. 2.2. Khám hệ cơ: Phát hiệu teo cơ: cách xuất hiện, khu trú của teo cơ? có đối xứng không? có rung sợi cơ không? mức độ teo cơ. Chú ý: nên kết hợp với khám phản xạ, cảm giác, phản ứng thoái hoá điện? 2.3. Khám hệ xương khớp: Sưng, đau, biến dạng khớp. 2.4. Nhận định kết quả: - Loét sâu: gặp trong Tabets rỗng tủy. - Chín mé: rỗng tủy, hủi. - Loét điểm tỳ: viêm tủy - tiên lượng xấu. - Teo cơ: do bất động lâu, do bệnh lý tủy (viêm, xơ cột bên), do tổn thương rễ, dây thần kinh. - Rối loạn dinh dưỡng cơ khớp: bệnh Tabet, rỗng tủy (khớp to và không đau), loãng xương (cần chụp X quang), xương không phát triển (viêm tủy xám, liệt não…). - Chẩn đoán phân biệt: Teo cơ do bệnh cơ Teo cơ do thần kinh + Có tính chất gia đình + Không có tính chất gia đình + Teo cơ ở gốc chi + Teo cơ ở ngọn chi + Mất phản xạ cơ + Không mất phản xạ cơ + Không r ối loạn phản xạ gân xương + Có rối loạn phản xạ gân xương + Không rối loạn cảm giác + Có rối loạn cảm giác + Không có rung thớ cơ + Hay rung thớ cơ + Không có ph ản ứng thoái hoá điện + Có phản ứng thoái hoá điện 3. phương pháp khám cơ vòng. 3.1. Một số đặc điểm giải phẫu - sinh lý: + Chức năng phản xạ là do cung phản xạ đối giao cảm. + Có sự kiểm soát của vỏ não. + Nhắc lại cung phản xạ: S 1 -S 3 , L 1 -L 2 ® hạch mạc treo tràng ® cơ Détrusor, cơ thắt trong, cơ thắt ngoài. + Vùng cảm giác tiểu tiện: tiểu thùy cạnh trung tâm. 3.2. Cách khám: + Hỏi: bí đái, đái dầm dề, có cảm giác mót đái, đái không nhịn được, táo bón, phân ra không hết. + Nhận định rối loạn tiểu tiện: - Rối loạn kiểu trung ương: bí đái, mót đái không nhịn được, đái dầm cách hồi. - Rối loạn ngoại vi: đái dầm dề, bí đái. - Rối loạn đại tiện: táo bón, ỉa không kìm được. 3.3. Nguyên nhân: + Tổn thương não nặng nề. + Tổn thương tủy: chấn thương, u vùng đuôi ngựa, viêm tủy, Tabet, đái đường. . Khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng (Kỳ 3) + Phản xạ tự động tủy (phản xạ tự vệ): Gặp trong tổn thương đường tháp khi có chèn ép. đau. 2.2. Khám hệ cơ: Phát hiệu teo cơ: cách xuất hiện, khu trú của teo cơ? có đối xứng không? có rung sợi cơ không? mức độ teo cơ. Chú ý: nên kết hợp với khám phản xạ, cảm giác, phản ứng thoái. Teo cơ do bệnh cơ Teo cơ do thần kinh + Có tính chất gia đình + Không có tính chất gia đình + Teo cơ ở gốc chi + Teo cơ ở ngọn chi + Mất phản xạ cơ + Không mất phản xạ cơ + Không r ối loạn phản

Ngày đăng: 03/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan