Triệu chứng cơ năng bệnh thận tiết niệu 1. Cơn đau quặn thận. + Triệu chứng: Cơn đau quặn thận thường xuất hiện sau một gắng sức với đặc điểm đau vùng hố thắt lưng, đau lan phía trước vùng hạ sườn phải hoặc hạ sườn trái, lan xuống vùng bẹn, vùng sinh dục ngoài. Đau dữ dội không có tư thế nào giảm đau. Đau toát mồ hôi, đôi khi buồn nôn, mót đi ngoài, buồn đi tiểu, bụng chướng, mặt tái nhợt. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều giờ. Nhiều trường hợp đau dữ dội kéo dài có thể gây sốc. Đau vùng hạ sườn phải hoặc trái kèm theo đái máu đại thể, khẳng định chắc chắn cơn đau quặn thận do sỏi. + Nguyên nhân của đau quặn thận: - Sỏi niệu quản là căn nguyên thường gặp nhất. Sỏi gây ứ niệu làm tăng áp lực trong đài-bể thận, gây tổn thương niệu quản dẫn đến đái máu đại thể. Để chẩn đoán sỏi niệu quản, người ta cần chụp X quang thận để phát hiện sỏi nằm trên đường đi của niệu quản. Trên siêu âm thận tiết niệu có hình ảnh đài bể thận giãn là dấu hiệu gián tiếp của sỏi niệu quản. - Xuất huyết đài-bể thận: chảy máu vùng đài-bể thận hình thành máu tụ trong bể thận dẫn đến tắc niệu quản. Những trường hợp xuất huyết đài-bể thận đơn thuần khi kiểm tra siêu âm và X quang tiết niệu không có sỏi. - Viêm chít hẹp quanh niệu quản: viêm mãn tính thường gặp do lao thận-tiết niệu hoặc u sau phúc mạc chèn ép vào niệu quản. - Một số trường hợp đau quặn thận do sỏi đài-bể thận. - U niệu quản, u bàng quang gây hẹp lỗ niệu quản đổ vào bàng quang. + Chẩn đoán phân biệt cơn đau quặn thận: - Cơn đau quặn thận phải cần chẩn đoán phân biệt với viêm ruột thừa cấp tính: đau hố chậu phải, điểm Mac Burney (+), phản ứng vùng hố chậu kèm theo sốt nhẹ 37-38 o C, buồn nôn, nôn, bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái. Trong thực tế 2 bệnh này rất hay nhầm lẫn. Một số trường hợp chẩn đoán viêm ruột thừa, sau phẫu thuật không hết cơn đau, chụp X quang phát hiện sỏi niệu quản 1/3 dưới. - Phân biệt cơn đau quặn thận phải với cơn đau quặn gan do sỏi đường mật: đau vùng hạ sườn phải dữ dội, kèm theo sốt cao rét run, vàng mắt, vàng da (tam chứng Charcot). Siêu âm gan-mật thấy sỏi ống mật, đường mật trong gan giãn. Cơn đau quặn gan do giun chui ống mật khi siêu âm có thể phát hiện giun hoặc xác giun trong đường mật. - Phân biệt với cơn đau dạ dày-tá tràng cấp tính: tiền sử có loét dạ dày- tá tràng: đau bụng thường xuất hiện lúc đói (10 giờ sáng, 4 giờ chiều hoặc đau về đêm). Xác định chẩn đoán bằng soi dạ dày-tá tràng. - Viêm tụy cấp tính: đau bụng dữ dội, men tụy tăng rất cao. - Hội chứng bụng ngoại khoa: . Viêm ruột thừa cấp. . Thủng dạ dày-tá tràng. . Thủng ruột do thương hàn, do thuốc corticoid, do thuốc chống viêm không steroid. . Tắc ruột. Cần chụp X quang phát hiện liềm hơi dưới cơ hoành phải do thủng tạng rỗng, hình khí nước trong ổ bụng do tắc ruột. Để cắt cơn đau quặn thận người ta dùng visceralgin tiêm tĩnh mạch hoặc một trong số các thuốc giảm đau chống viêm non-steroid (voltaren 75mg/ống, tilcotil 20 mg/ống, profenid 100 mg/ống tiêm bắp thịt). 2. Đau vùng hố thắt lưng. Đau vùng hố thắt lưng âm ỉ, cảm giác tức nặng ở vùng hố thắt lưng rất hay gặp ở bệnh thận-tiết niệu. Đau cả hai bên hoặc chỉ đau một bên. Đau cả hai bên thường gặp trong viêm cầu thận cấp tính, đợt cấp của viêm cầu thận mãn tính, hội chứng thận hư. Đau một bên thường gặp trong sỏi đài-bể thận, sỏi nhỏ 1/3 trên của niệu quản, viêm tấy quanh thận bên phải hoặc bên trái. Đau vùng hố thắt lưng là dấu hiệu bệnh lý thận-tiết niệu thường gặp, nhưng triệu chứng đau hố thắt lưng không phải là triệu chứng đặc trưng, chỉ có giá trị khi kèm với các biến đổi bất thường trong nước tiểu, các dấu hiệu bệnh lý thận-tiết niệu trên phim X quang và siêu âm thận. 3. Đau vùng bàng quang. Đau vùng bàng quang thường gặp do sỏi bàng quang, viêm tiền liệt tuyến. Đau vùng bàng quang thường kèm theo rối loạn tiểu tiện: đái dắt, đái buốt và đái ra máu cuối bãi. Đau bàng quang có thể xuất hiện trong những trường hợp trào ngược nước tiểu vào niệu quản do van niệu quản đóng không kín, thường xuất hiện đau bàng quang lúc tiểu tiện. 4. Rối loạn tiểu tiện. Đái dắt, đái buốt là tình trạng mót đi tiểu liên tục nhưng không có nước tiểu hoặc chỉ rất ít nước tiểu, số lần đi tiểu có thể 50 - 60 lần/ngày, gây mất ngủ. Đái dắt, đái buốt là dấu hiệu điển hình của viêm đường tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo). Nguyên nhân của đái buốt thường gặp: - Viêm bàng quang cấp tính do E. coli hoặc do tạp khuẩn: điều trị khó khăn, xu hướng tiến triển mãn tính . - Viêm bàng quang do lao: Lao thận-tiết niệu thường thứ phát sau lao phổi và thường kết hợp với lao thận và lao mào tinh hoàn. Lao bàng quang xuất hiện sau lao thận tiềm tàng dễ bỏ qua, xuất hiện viêm bàng quang khi thận đã mất chức năng và người ta hay dùng thuật ngữ “thận điếc bàng quang kêu”. Trong viêm bàng quang, ngoài đái dắt bệnh nhân còn có cảm giác đau tức vùng bàng quang, đái máu toàn bãi vì thường kết hợp với lao thận. - Viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn: đái dắt, đái buốt kèm theo mủ ở lỗ sáo “hình ảnh giọt sương”, ở quần lót dính nhiều mủ khô cứng. - . Triệu chứng cơ năng bệnh thận tiết niệu 1. Cơn đau quặn thận. + Triệu chứng: Cơn đau quặn thận thường xuất hiện sau một gắng sức với đặc điểm. trong sỏi đài-bể thận, sỏi nhỏ 1/3 trên của niệu quản, viêm tấy quanh thận bên phải hoặc bên trái. Đau vùng hố thắt lưng là dấu hiệu bệnh lý thận- tiết niệu thường gặp, nhưng triệu chứng đau hố. chít hẹp quanh niệu quản: viêm mãn tính thường gặp do lao thận- tiết niệu hoặc u sau phúc mạc chèn ép vào niệu quản. - Một số trường hợp đau quặn thận do sỏi đài-bể thận. - U niệu quản, u bàng