Bé thích nhại giọng Bé nhà tôi rất thích nhại giọng khi tôi đang nói chuyện điện thoại. Mặc dù tôi đã nhắc bé rằng, hành vi này là mất lịch sự nhưng bé vẫn không chịu sửa. Bực mình tôi quát mắng bé, bé càng được dịp tiếp tục nhại lại giọng khiến tôi phát điên. Tôi phải làm sao bây giờ? Bạn có thể tham khảo câu trả lời từ Henderson Shimn - chuyên gia tâm lý trẻ em. Thông tin đăng tải trên trang Parencenter. Bắt chước giọng nói, hành vi của cha mẹ hoặc người thân xung quanh là một kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Bé dưới 2 tuổi thường chưa có nhiều ý thức nên thích bắt chước theo kiểu sao chép y nguyên trong khi bé trên 3 tuổi có khả năng độc lập và nhận biết giới hạn hành vi của mình tốt hơn. Do đó, những chi tiết bạn mô tả ở trên, tôi đoán bé nhà bạn đã lớn và có ý thức độc lập. Nguyên nhân của hành vi này có thể do bé cảm thấy bị “bỏ rơi” khi bạn mải nghe điện thoại nên mới cố tình nhại lại giọng nói của bạn để gây sự chú ý. Phần lớn các bậc phụ huynh đều cho rằng, bé còn nhỏ nên ít xuất hiện cảm xúc buồn bã hay cô độc. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định rằng, bé trên 1 tuổi đã hoàn thiện hệ thống cảm xúc của bản thân: Bé biết vui, buồn, cáu kỉnh, lo lắng, sợ hãi… y hệt như bố mẹ và người lớn. Càng trưởng thành, bé càng biết cách bộc lộ cảm xúc theo các riêng nhưng không phải lúc nào cha mẹ cũng nhận biết hết được. Nhiều bé đang cùng cha mẹ vui chơi nhưng lại bị gián đoạn bởi những cuộc điện thoại. Nếu bạn nghe điện lâu, bé càng sốt ruột và thường quanh quẩn bên cạnh. Bé muốn nói to: “Mẹ đừng nghe điện nữa, chơi tiếp với con đi” nhưng sợ bạn mắng nên mới tìm cách nhại lại giọng bạn. Mục đích của hành vi này là việc bé ghét bạn nghe điện thoại. Trước khi trách bé, bạn nên thông cảm với tâm lý của bé. Ở độ tuổi này, các bé đều coi cha mẹ là trung tâm và không muốn chia sẻ cha mẹ với ai, kể cả với chiếc máy điện thoại. Cảm giác nhìn bạn say sưa cười nói qua điện thoại trong khi bé phải chơi một mình khiến bé bực bội. Giải pháp ổn thỏa cho chuyện này là trước khi nghe điện, bạn nên trấn an bé: “Mẹ chỉ nghe điện vài phút thôi. Con chờ mẹ nhé” và cố gắng giảm thiểu thời lượng trò chuyện của bạn tới mức có thể. Nếu cuộc điện thoại kéo dài hơn dự kiến, bạn có thể tranh thủ một vài phút, nhờ người trong nhà chơi cùng bé hoặc mở phim hoạt hình cho bé xem. Nếu bé tiếp tục nhại lại giọng bạn, bạn nên chấm dứt cuộc điện thoại càng sớm càng tốt và đề ra biện pháp phạt bé. Nhấn mạnh với bé rằng, bạn có việc cực kỳ quan trọng và hành xử như bé là không ngoan. Thi thoảng, bạn cũng nên tạo cơ hội cho bé trò chuyện với ông bà hoặc người thân ở xa để bé thấy mục đích tốt của hành vi nghe điện thoại. . Bé thích nhại giọng Bé nhà tôi rất thích nhại giọng khi tôi đang nói chuyện điện thoại. Mặc dù tôi đã nhắc bé rằng, hành vi này là mất lịch sự nhưng bé vẫn không chịu. chơi cùng bé hoặc mở phim hoạt hình cho bé xem. Nếu bé tiếp tục nhại lại giọng bạn, bạn nên chấm dứt cuộc điện thoại càng sớm càng tốt và đề ra biện pháp phạt bé. Nhấn mạnh với bé rằng, bạn. mới tìm cách nhại lại giọng bạn. Mục đích của hành vi này là việc bé ghét bạn nghe điện thoại. Trước khi trách bé, bạn nên thông cảm với tâm lý của bé. Ở độ tuổi này, các bé đều coi cha