Bé thíchtátvàomặtmẹ
Mỗi lần tức giận mà được mẹ dỗ dành, cu Bo (18 tháng tuổi) lấy
tay tát ‘bộp bộp’ vàomặt mẹ. Có khi bất ngờ, bị con tát quá đau, Hạnh
(mẹ cu Bo) ‘điên tiết’ đánh thật mạnh vào lòng bàn tay con. Cu Bo lăn
đùng ra sàn nhà, gào khóc ầm ĩ.
Không chỉ lúc tức giận, cu Bo mới có sở thích đập tay vàomặt mẹ.
Nhiều lúc, Hạnh đang ngồi chơi, xem tivi, nhắn tin điện thoại… cũng đột
ngột bị con tát. Sau đó, cu cậu tỉnh bơ ngồi xuống đống đồ chơi. Hạnh mắng
con, cu Bo còn cười cười. Hạnh nghiêm mặt lại thì thấy con im lặng, có vẻ
sợ. Nhắc con rằng: “Mẹ đau lắm, làm thế là không ngoan. Con đừng đánh
mẹ nữa nhé!” nhưng thỉnh thoảng, Hạnh vẫn thấy con tái phạm.
Cùng chung hoàn cảnh, Hoa (Sóc Sơn, Hà Nội) thường cảm thấy bất
lực vì dạy con không được tátvàomặt bố mẹ mà chưa được. Cu Bim (20
tháng tuổi) lúc hứng chí là “vả” bôm bốp vàomặt mẹ. Hoa giả vờ đau, khóc
ầm lên là ngay lập tức thấy con bẽn lẽn tới xoa tay vào má rồi hôn mẹ. Hoa
kể, từ hồi gần 1 tuổi, cu Bim rất thích cào, cắn, cấu hay giật tóc bố mẹ nhưng
bây giờ, khi không còn những hành động như thế này nữa thì bé chuyển
sang tát mẹ.
Nhím (17 tháng tuổi) nhà Liên (Cầu Diễn, Hà Nội) coi chuyện tát vào
mặt mẹ là một trò chơi. Liên cho biết, bé Nhím rất nhẹ nhàng chạy đến,
nghiến răng nghiến lợi tát vàomặtmẹ một cái rồi lại chạy vù đi. Bực mình,
Liên quát lại và “tét mông” con. Tuy nhiên, cô phải thừa nhận cách này
không ăn thua vì mẹ càng cáu, lần sau Nhím càng làm. Không chỉ bố mẹ,
ông bà mà người nào bế Nhím cũng có lúc bị Nhím tátvào mặt.
Dạy con ngoan
Ở giai đoạn chập chững, các hành vi như cắn, cấu, giật tóc, tátvào
mặt bố mẹ khá phổ biến với bé. Giai đoạn này, bé còn non nớt, chưa biết
nhận diện tốt – xấu, đúng – sai nên thích gì làm nấy. Do thích bày tỏ bản
thân, không thích nghe theo lời bố mẹ, hay giận dỗi, cáu kỉnh… nên nhiều
bé thích vỗ bôm bốp vàomặt mẹ. Có bé, coi hành động đó như một trò chơi
và rất hứng chí. Khoảng 3-4 tuổi, khi nhận thức tốt hơn, bé không còn tái
diễn hành động này nữa.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cảm thấy bực tức và bất lực với bé. Cách tốt
nhất khi bị bé tátvàomặt là giữ lấy tay bé, nghiêm khắc nói để bé hiểu rằng,
làm như thế mẹ sẽ bị đau. Con còn làm thế sẽ bị mẹ giận hoặc bị phạt. Đừng
vội vã phạt vì cho rằng bé đang vô lễ hay hỗn láo.
Hoặc cha mẹ có thể chọn cách khác, nhẹ nhàng hơn. Khi bị bé tátvào
mặt, cha mẹ thử làm ra vẻ như đang bị đau lắm: “Em đánh vàomặtmẹ như
thế, mẹ đau lắm” rồi đưa tay dụi mắt, khóc “hu hu”. Chuyện này dễ dàng
đánh lừa được bé dưới 2 tuổi, bé sẽ tưởng đang làm mẹ bị đau thật, nhanh
chóng lấy tay xoa xoa hoặc thổi phù phù vào má mẹ. Tuy nhiên, nó sẽ phản
tác dụng khi bé tưởng mẹ đang đùa, thích chí cười toe toét. Lần sau, có khi
bé còn đánh mẹ hăng hơn.
Tránh tuyệt đối tát hay đánh con vì phản ứng như thế còn khiến bé lỳ
hơn. Ngoài ra, bạo lực từ cha mẹ vô tình dạy con đánh hoặc tát người khác
là hành vi được phép. Nhiều bé bị “nhiễm” vẻ mặt giận dữ hay hành động
thô bạo từ chính bố mẹ.
Dạy con bao giờ cũng cần kiên nhẫn, lặp đi lặp lại, không thể nôn
nóng. Chẳng có bé nào ngoan ngay sau một lần nhắc nhở của cha mẹ. Nếu
được dạy dỗ thường xuyên, bé sẽ nhớ việc tátvàomặt người khác là không
được, đó cũng không phải một trò chơi.
. Bé thích tát vào mặt mẹ
Mỗi lần tức giận mà được mẹ dỗ dành, cu Bo (18 tháng tuổi) lấy
tay tát ‘bộp bộp’ vào mặt mẹ. Có khi bất ngờ, bị con tát quá.
Hoặc cha mẹ có thể chọn cách khác, nhẹ nhàng hơn. Khi bị bé tát vào
mặt, cha mẹ thử làm ra vẻ như đang bị đau lắm: “Em đánh vào mặt mẹ như
thế, mẹ đau