1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chăm sóc trẻ những ngày đầu đời pdf

7 357 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 141,93 KB

Nội dung

Chăm sóc trẻ những ngày đầu đời Do cơ thể còn non nớt, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ bị các tác nhân vi khuẩn, virus… tấn công, gây bệnh. Trong số các bệnh nhiễm khuẩn gây tử vong cao cho trẻ em thì đứng hàng đầu là bệnh viêm phổi, kế đến là bệnh tiêu chảy. Khi cất tiếng chào đời, trẻ phụ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ và những người xung quanh. Cho trẻ bú Có thể cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm. Vấn đề là làm thế nào để người mẹ có thể biết chắc chắn là con mình đã ăn đủ no. Điều này không khó. Nếu trong khi bú, thấy vẻ mặt trẻ bình thản, trẻ mút vú chậm, sâu, có tiếng nuốt sữa… Một hồi sau, trẻ tự nhả vú ra với vẻ mặt hả hê rồi đi vào giấc ngủ ngon lành có nghĩa là trẻ đã no. Ngược lại, nếu trẻ vừa bú vừa nghỉ, ngậm vú lâu, hay cằn nhằn hoặc nhả vú, không chịu ngậm vú… là không bú đủ sữa và trẻ còn đói. Có thể nhận biết được điều này qua sự bài tiết phân và nước tiểu hằng ngày của trẻ. Bình thường, phân nhão, có màu vàng, mùi chua, mỗi ngày trẻ đi 3 lần; nếu trẻ được nuôi bộ bằng sữa bò, ngày đi 2 lần, phân đặc hơn, có màu vàng nhạt hơn. Nếu trẻ tiểu dưới 6 lần trong một ngày, nước tiểu vàng, nặng mùi; phân rắn có nghĩa là trẻ không đủ sữa. Cũng có thể nhận biết trẻ có phát triển tốt hay không thông qua biểu đồ phát triển của trẻ. Từ tháng thứ hai trở đi, hãy cân trẻ hằng tháng. Nên cân trẻ vào ngày nhất định (có thể lấy ngày sinh) để khỏi quên. Sau mỗi lần cân, bạn chấm lên biểu đồ này một điểm tương ứng với số cân và tháng tuổi của trẻ, nối dần các điểm đó lại với nhau, sẽ được “con đường sức khỏe” của trẻ. Nếu con đường sức khỏe của trẻ đi lên, tức là trẻ lên cân đều và người mẹ có thể yên tâm là trẻ vẫn được ăn no. Nếu đường biểu diễn nằm ngang là trẻ không lên cân, sự phát triển của trẻ bị ngừng lại, sức khỏe đang bị đe dọa, cần cho trẻ bú nhiều lần hơn. nếu trẻ mút vú kém, cần vắt sữa mẹ ra cốc và cho trẻ ăn bằng thìa. Nếu trẻ vẫn không lên cân, cần cho trẻ đi khám bệnh. Nếu đường biểu diễn đi xuống, là báo động sức khỏe của trẻ trong tình trạng nguy hiểm, cần cho trẻ đi khám bệnh để được thầy thuốc tư vấn về cách nuôi dưỡng hoặc chăm sóc đặc biệt, và điều trị nếu cần thiết. Do dạ dày ở tuổi này còn tư thế đứng (chứ chưa nằm ngang như ở người lớn), mặt khác các cơ vùng môn vị chưa khép kín được nên trẻ mới sinh hay bị nôn trớ. Do đó, khi trẻ bú, nhớ cho trẻ ngậm cả quầng vú để hạn chế không hít khí vào dạ dày; Cũng không nên cho trẻ bú quá no. Dù bú mẹ hay ăn sữa hộp, nên cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, khi trẻ ăn xong hãy bế áp trẻ vài vai mẹ, vỗ nhẹ vào lưng hay xoa nhẹ vùng bụng trong 10-15 phút để hơi trong dạ dày thoát ra, trẻ sẽ không bị nôn ói. Khi thấy trẻ ợ được 1-2 tiếng, người mẹ có thể yên tâm đặt trẻ nằm. Khi cho trẻ nằm (cả khi trẻ ngủ) đừng quên đặt trẻ nghiêng về một bên đề phòng khi trẻ ói, sữa và chất dịch từ dạ dày trào vào họng gây sặc, ngạt thở rất nguy hiểm. Giấc ngủ Khi mới sinh, trẻ ngủ gần như cả ngày, thường chỉ thức dậy khi đói hoặc do tã ướt. Tuy vậy, thỉnh thoảng nên đánh thức trẻ một tí kể cả giấc ngủ đêm, và nhớ để trẻ nằm ngửa. Đây là khuyến cáo quan trọng của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khi bàn “về chuẩn giấc ngủ” (1992) ở những trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Nhờ khuyến cáo này, tỉ lệ đột tử ở trẻ mới sinh (SIDS) đã giảm được 50% do dạ dày và mạn sườn của trẻ (nói chính xác hơn là các tạng ở vùng này) không bị đè ép, giấc ngủ của trẻ không bị cản trở, trẻ không hít thở phải khí carbonic (CO2) mà trẻ vừa thải ra như khi để trẻ nằm nghiêng. Nếu để nằm sấp, trẻ có nguy cơ bị nghẹt thở do đệm, mềm gây ra. Do cơ thể còn non nớt, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ bị các tác nhân vi khuẩn, virus… tấn công, gây bệnh. Trong số các bệnh nhiễm khuẩn gây mắc và tử vong cao cho trẻ em thì đứng hàng đầu là bệnh viêm phổi, kế đến là bệnh tiêu chảy. Ảnh: www.inmagine.com Thực tế lâm sàng cho thấy, những trẻ ngạt khi sinh, bị hạ thân nhiệt, sặc sữa… rất dễ bị viêm phổi; Bệnh thường nặng, trẻ dễ bị tử vong vì suy thở. Vì thế, các bậc cha mẹ cần thường xuyên để mắt đến trẻ. Nếu thấy trẻ ho, sốt, thở nhanh trên 50 lần/phút (bình thường, trẻ mới sinh khỏe mạnh thở 40-50 lần/phút) là trẻ bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nhẹ, cần cho trẻ đến trạm y tế khám bệnh. Nếu kèm theo co rút lồng ngực, tím tái quanh môi… cần cho trẻ đến bệnh viện ngay để kịp thời hồi sức cấp cứu. Trẻ mới sinh vì lý do nào đó không được bú mẹ, phải ăn sữa bò rất dễ bị tiêu chảy do các dụng cụ (thìa, cốc…) dùng để pha chế sữa không được làm sạch và khử khuẩn chu đáo, hoặc do không rửa sạch tay trước khi pha sữa, trẻ ăn phải sữa này sẽ bị nhiễm khuẩn và tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy, việc đầu tiên phải làm là bù đủ lượng nước và chất điện giải đã mất do trẻ nôn và tiêu chảy bằng dung dịch oresol (ORS). Để tăng cường sức phòng vệ với bệnh tật, các bậc cha mẹ cần nhớ cho trẻ tiêm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các chiến dịch phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng do cơ quan y tế địa phương. . Chăm sóc trẻ những ngày đầu đời Do cơ thể còn non nớt, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ bị các tác nhân. cho trẻ em thì đứng hàng đầu là bệnh viêm phổi, kế đến là bệnh tiêu chảy. Khi cất tiếng chào đời, trẻ phụ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ và những người xung quanh. Cho trẻ bú Có thể cho trẻ. sữa và trẻ còn đói. Có thể nhận biết được điều này qua sự bài tiết phân và nước tiểu hằng ngày của trẻ. Bình thường, phân nhão, có màu vàng, mùi chua, mỗi ngày trẻ đi 3 lần; nếu trẻ được

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN