Chuyện vui những ngày đầu làm bố pps

8 269 0
Chuyện vui những ngày đầu làm bố pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyện vui những ngày đầu làm bố Háo hức chờ ngày con ra đời, nhưng đến khi nhìn thấy em bé, Cường sững sờ vì thất vọng. Anh thì thầm hỏi vợ: "Em ơi, sao con mình xấu thế?". Ảnh: Images Hầu như người đàn ông nào cũng tự hào khi mình được làm cha, nhưng họ thường lúng túng, vụng về khi có con đầu lòng. Không dám bế con Tuy chưa muốn có con nhưng Cường, chồng Hạnh (sống ở Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn sướng âm ỉ khi vợ lỡ kế hoạch, bởi cảm thấy bản lĩnh đàn ông của mình được khẳng định. Anh thường hình dung ra vẻ mặt đứa con sắp chào đời, tưởng tượng nó giống mẹ nước da trắng, giống bố đôi mắt đẹp… Hình ảnh siêu âm không đủ để nhận biết diện mạo thực sự của con nên anh cứ thấp thỏm đợi ngày bé chào đời. Thế rồi, ngày ấy đã đến. Chị Hạnh, vợ anh kể: “Lần đầu nhìn thấy con, ông ấy lặng người đi, mặt rất ngố. Chờ lúc mẹ vợ ra khỏi, ông ấy mới hỏi bằng giọng thất vọng đến tội nghiệp rằng em ơi, sao con mình xấu thế, như con khỉ con ấy. Tôi vừa bực vừa buồn cười, bảo anh ngốc vừa chứ, trẻ con mới đẻ đứa nào chả vậy”. Hoá ra Cường chưa nhìn thấy đứa trẻ sơ sinh nào, và luôn tưởng tượng trẻ mới đẻ phải bụ bẫm, hồng hào như trên tranh ảnh. Rồi Cường cũng nhanh chóng thấy con mình xinh. Anh có cảm giác kỳ lạ mãi chuyện một đứa trẻ bỗng dưng xuất hiện và gọi mình là bố. Ý nghĩ đó khiến anh nhiều lúc ngẩn tò te hoặc mỉm cười một mình. Có lần thấy chồng ngắm con say sưa quá, Hạnh đưa bé cho anh bế, nhưng anh hoảng sợ xua tay: “Thôi em cứ bế đi, anh đứng đây được rồi!”. Hoá ra Cường không dám bế vì sợ đánh rơi mất con, hoặc làm bé đau. Thấy con bé xíu, bé hơn nhiều so với sự tưởng tượng của mình, lại nghĩ tay chân mình vụng về nên dù rất thèm, phải một tháng sau anh mới đủ dũng khí để bế bé. Trước thời gian đó, những khi trông con cho vợ làm việc khác, hễ bé khóc là anh cuống lên: “Khóc rồi em ơi, em đâu rồi?”. “Em đang dở tay một tí, anh bế nó dỗ đi”. “Không, anh không bế được, em lại bế đi”. Thế là đang làm gì, Hạnh cũng phải rửa tay lại bế con. “Trong lúc tôi ngủ, vợ tôi đâu mất rồi?” Anh Kiên, nhà ở Quỳnh Mai, Hà Nội, bị gia đình, họ hàng trêu mãi về chuyện đưa vợ đi đẻ. Khoa sản bệnh viện nơi vợ anh vượt cạn có cho người nhà vào chăm sóc trong phòng chờ sinh. Nhập viện hai hôm, em bé vẫn chưa ra đời. Sau mấy ngày thức chong chong chăm vợ, ngủ cũng chỉ ngủ gục, Kiên mệt rã rời, lưng đau ê ẩm. Đêm ấy nhân lúc vợ xuống vịn tường đi lại cho chóng sinh, anh lên giường vợ tranh thủ đánh một giấc. Mờ sáng tỉnh dậy, Kiên ngó quanh, hoảng hồn không thấy vợ đâu. Chạy vào toilet tìm không thấy, anh hỏi lạc cả giọng: “Các chị ơi, tôi ngủ quên mất, không biết vợ tôi đâu mất rồi?”. Cả phòng cười ầm, một chị bảo: “Nó lên bàn đẻ từ đời nào rồi”. Kiên lại phòng đẻ, ngó trộm qua khe cửa, không thấy vợ đâu. Chờ cô y tá đi ra, anh hỏi có sản phụ tên Hồng ở trong đó không, cô ta lắc đầu. Kiên vò đầu bứt tóc, sợ đến thót tim, vã mồ hôi lạnh. Đang định chạy bổ đi tìm thì mẹ vợ xuất hiện: “Đã dậy rồi đấy à, mẹ tròn con vuông cả rồi, đang ở phòng hậu sản chỗ kia kìa”. Hoá ra lúc chuẩn bị khai hoa nở nhuỵ, vợ Kiên có lay chồng nhưng anh không biết. Mẹ đẻ chị lúc đó vừa ở quê lên, bảo để Kiên ngủ. Khi thu xếp cho con và cháu xong xuôi ở phòng mới, bà mới quay lại tìm chàng rể, bắt gặp anh đang ngơ ngác, cuống cuồng. “Người đàn ông bình sữa” Đó là danh hiệu mà các đồng nghiệp dành cho anh Thịnh, nhà ở Khâm Thiên, Hà Nội, sau khi con gái đầu lòng ra đời. Bé hơi yếu nên phải chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện. Bác sĩ khuyến khích các bà mẹ vắt sữa đưa cho con ba giờ một lần vào ban ngày. Sáng nào trước khi đi làm, Thịnh cũng có nhiệm vụ đưa bình sữa mới vào bệnh viện cho con, lấy lại bình cũ rồi lên cơ quan. Cái bình ấy, anh nhét luôn vào túi áo ngực, nhiều lúc quên rút nó ra. Thành thử mọi người vẫn thấy cái bình thập thò trong túi áo anh cả buổi. Có hôm cái bình sữa còn tham gia cuộc họp công ty, sếp anh nhiều lúc vừa nói vừa liếc túi áo của anh, không nhịn được cười. Thường thì một lúc nào đó trong ngày, Thịnh cũng nhớ ra và cất cái bình vào ngăn kéo, rồi quên mang về. Hôm sau, anh đưa sữa cho con bằng cái bình mới mua, rồi mang bình không về cơ quan. Một hôm, Thịnh làm vợ trố mắt khi một lúc mang về đến dăm bảy cái bình sữa, hoá ra chúng đều là bình cũ bị bỏ quên ở công ty. “Em ơi, con bị làm sao thế này?” Một hôm, chị Ngọc vợ anh Sơn (Đống Đa, Hà Nội) nhờ chồng trông con một lát để đi siêu thị sắm đồ. Trước khi đi, chị hướng dẫn tỉ mỉ khi con khóc thì phải làm gì, mấy giờ cho con ăn, pha sữa thế nào. Ngọc mới lượn được vài quầy hàng, chuông điện thoại đã reo. “Em ơi về mau, con mình bị sao ấy, lạ lắm”. “Sao là sao”, Ngọc hỏi, cũng hoảng. “Nó cứ khóc ngằn ngặt”. “Anh kiểm tra xem con có tè hay ị chưa, nó mà ướt bẩn là khóc ngay”. “Anh xem rồi, không có gì cả”. “Hay nó lạnh hoặc nóng quá?”. “Không”. “Hay nó đói?”. “Anh cũng nghĩ thế nên đã pha sữa rồi, mồm nó chộp ngay cái bình nhưng mút một cái đã giãy nảy lên, khóc đỏ mặt tía tai”. Ngọc đoán chồng pha sữa nóng quá, làm bé sợ, nhưng anh quả quyết là đã thử, thấy vừa ấm nên mới cho ăn. "Chắc con bị làm sao rồi", anh lo lắng. May siêu thị gần nhà nên chỉ mất 5 phút là Ngọc về đến nơi. Cầm bình sữa chồng pha cho con, chị biết ngay là sữa quá nóng: “Từ nãy đến giờ mà nó vẫn ấm như thế này, chả trách thằng bé giãy lên là phải”. “Thì anh cứ tưởng mình thấy vừa thì nó cũng vừa, khiếp, con cái giống ai mà khó tính quá”, Sơn biện hộ. Cũng như nhiều ông bố trẻ khác, anh Sơn hơi… sợ con bởi với anh, trẻ con là một thế giới hoàn toàn bí mật. Từ sợ con, anh đâm ra nể vợ, người nắm giữ bí quyết giao tiếp với con, hiểu nó muốn gì, biết làm cho nó nín khóc. “Cũng mới có con lần đầu, trước khi cưới cũng chưa từng phải bận tâm đến việc nhà, tuổi còn ít hơn mình, sao vợ lại giỏi thế nhỉ?”, Sơn tự hỏi. Mỗi lần vợ nhờ trông con là Sơn hồi hộp, lo lắng, cố tránh tối đa việc đụng đến bé. Ấy thế mà nhiều lúc anh phải giật mình lúng túng vì em bé bỗng dưng khóc ầm lên. Khi vợ xuất hiện, anh mừng như bắt được vàng. Rốt cục, Sơn xung phong làm các việc nhà, từ giặt giũ, phơi phóng đến nấu nướng, cốt sao vợ toàn tâm toàn ý mà trông con. Chị Ngọc tuy đôi lúc bực chồng quá ngố nhưng vẫn cho rằng sự lóng ngóng của anh trước đứa con mới sinh thật đáng yêu. “Vì anh ấy rất sung sướng khi có con, và tuy vụng nhưng vẫn muốn góp phần chăm con, với mình thế là đủ. Những gì chưa biết sẽ học dần”. Đó cũng là ý nghĩ của vợ anh Kiên, vợ anh Cường và nhiều bà mẹ trẻ khác. . Chuyện vui những ngày đầu làm bố Háo hức chờ ngày con ra đời, nhưng đến khi nhìn thấy em bé, Cường sững sờ vì thất. giống bố đôi mắt đẹp… Hình ảnh siêu âm không đủ để nhận biết diện mạo thực sự của con nên anh cứ thấp thỏm đợi ngày bé chào đời. Thế rồi, ngày ấy đã đến. Chị Hạnh, vợ anh kể: “Lần đầu nhìn. con gái đầu lòng ra đời. Bé hơi yếu nên phải chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện. Bác sĩ khuyến khích các bà mẹ vắt sữa đưa cho con ba giờ một lần vào ban ngày. Sáng nào trước khi đi làm, Thịnh

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan