Chương Ⅵ: KếT LUậN VÀ KIếN NGHị Qua các phân tích ở trên, ta thấy rằng sự tồn tại của ảnh hưởng nước xuất xứ của hàng Việt Nam đối với thái độ mua hàng của người tiêu dùng Nhật một cách trực tiếp và gián tiếp. Kết quả này hoàn toàn ủng hộ sự hợp lý của một mô hình đã được nghiên cứu trước đây, mô tả ảnh hưởng đồng thời với niềm tin vào sản phẩm của ấn tượng nước xuất xứ đối với thái độ người tiêu dùng, trong trường hợp cụ thể cho hàng thủy sản, là một hàng hoá mà chưa được nghiên cứu nhiều về ảnh hưởng của ấn tượng nước xuất xứ. Đó là “mô hình linh hoạt về quá trình nhận thức nước xuất xứ của người tiêu dùng” (Knight et al., 1999). Như vậy, chúng ta có thể kết luận là nếu người tiêu dùng Nhật càng có ấn tượng về quốc gia Việt Nam tốt, hàng thủy sản Việt Nam càng được nhận thức giá trị (chất lượng) cao tại thị trường Nhật, thông qua hai con đường về quá trình nhận thức con người, sự ảnh hưởng trực tiếp do ấn tượng Việt Nam với thái độ người tiêu dùng và sự ảnh hưởng do niềm tin vào sản phẩm được hình thành dựa trên ấn tượng quốc gia đối với thái độ người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này không quan sát trực tiếp ảnh hưởng của ấn tượng quốc gia với giá trị cụ thể của sản phẩm, mà chỉ quan sát ảnh hưởng với thái độ người tiêu dùng. Vì đa số nghiên cứu trước đây xem xét về mối quan hệ giữa sự nhận thức nước xuất xứ và chất lượng nhận thức của người tiêu dùng, cho nên tác giả dễ nghiên cứu tiếp cho trường hợp cụ thể của Việt Nam hơn về ảnh hưởng với chất lượng nhận thức. Như vậy, còn một điều cần thảo luận thêm là sự cải thiện thái độ người tiêu dùng với hàng Việt Nam sẽ ảnh hưởng bao nhiêu đối với giá trị cụ thể của hàng thủy sản Việt Nam, tức là tỷ lệ lựa chọn hàng Việt Nam tăng bao nhiêu, hoặc có thể trả tiền thêm cho hàng Việt Nam là bao nhiêu, vv. Nhưng kết quả đã được chứng minh sự phù hợp mô hình linh hoạt trong quá trình hình thành thái độ của người tiêu dùng tại thị trường Nhật đối với hàng thủy sản Việt Nam cũng là một điều có ý nghĩa đối với các đơn vị liên quan của Việt Nam. Tức là kết quả này có thể cho họ nhận thức sự quan trọng của ấn tượng nước xuất xứ của hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường Nhật. Nếu các đơn vị cung cấp thông tin về quốc gia Việt Nam cho thị trường Nhật và cải tiến ấn tượng về Việt Nam thông qua hoạt động kinh doanh tại thị trường Nhật hoặc chiến lược tiếp thị quốc gia thì họ sẽ nhận được lợi ích về chất lượng nhận thức của hàng hoá mình, và nhờ đó họ có thể hy vọng rằng vị trí hàng hoá Việt Nam sẽ được cải tiến hơn. Còn ngược lại nếu ấn tượng về quốc gia được nhận thức tại thị trường Nhật là tiêu cực, tức là người tiêu dùng Nhật có ấn tượng không tốt về Việt Nam, thì họ phải bị mất một khoản tiền lợi do sự bất lợi về giá trị hàng hoá hoặc sự nỗ lực tiếp thị để khắc phục sự bất lợi trong cuộc cạnh tranh tại thị trường Nhật. Cụ thể, trong mô hình cuối cùng được phân tích bằng phân tích nhân tố khẳng định, không có nội dung về ấn tượng nào mà người tiêu dùng Nhật đánh giá rất tiêu cực. Nhưng có một số biến thì không được đánh giá cao lắm hoặc chưa được ấn tượng rõ ràng, như ấn tượng về mức độ giáo dục, kỹ năng tay nghề, tính sáng tạo. Những ấn tượng này phải được các đơn vị Việt Nam quan tâm và họ nên xem xét khả năng nâng cao ấn tượng về những điều này, để có được sức cạnh tranh của mình tốt hơn. Nhờ đó, có thể hình thành điều kiện thuận lợi hơn cho các hàng hoá tiếp theo sẽ được tung ra thị trường Nhật trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. Còn một số ấn tượng được người tiêu dùng Nhật nhận thấy tích cực về Việt Nam, đặc biệt như sự siêng năng của người Việt Nam, nên được các đơn vị Việt Nam hiểu biết và nhấn mạnh trong việc cộng tác với thị trường Nhật, để nâng cao mức độ phổ biến ưu điểm của quốc gia Việt Nam cho người dân Nhật. Những điều thảo luận ở đây, được coi là vẫn có ý nghĩa với các ngành khác của Việt Nam, nhắm vào thị trường Nhật hoặc hợp tác với các đơn vị Nhật. Các nghiên cứu trước đây cho thấy có sự khác biệt về mức ảnh hưởng của nước xuất xứ giữa các loại sản phẩm khác nhau, nhưng các nội dung về ấn tượng bản chất con người Việt Nam, có ảnh hưởng đến thái độ mua hàng của người Nhật, được xem là nó không khác nhau nhiều vì bản chất con người cần được sử dụng trong tất cả mọi hoạt động của con người. Tức là ảnh hưởng của ấn tượng về bản chất con người Việt Nam không thể khác nhau nhiều mà chỉ khác nhau về mức độ ảnh hưởng của nó tùy theo loại sản phẩm cụ thể, trong quá trình nhận thức chất lượng hàng hoá Việt Nam của người tiêu dùng Nhật. Trong kết quả mô hình nghiên cứu này, chúng ta đặc biệt cần chú ý là mô hình cuối cùng chứa rất nhiều nội dung ấn tượng quốc gia về bản chất con người Việt Nam. Kết quả này rất hữu ích với các đơn vị Việt Nam. Vì kết quả cho thấy những bản chất, năng lực con người Việt Nam là những điều mà nhân dân Việt Nam hay tự tin trong việc phát triển kinh tế quốc gia, có thể giúp cho sự thành công trong việc nâng cao giá trị hàng hoá Việt Nam đối với người tiêu dùng Nhật. Nhưng ngược lại, nói về mức độ hoàn thành của mô hình nghiên cứu mô tả ảnh hưởng của ấn tượng một quốc gia với giá trị hàng hoá xuất khẩu cho một thị trường cụ thể, thì kết quả của mô hình nhận sự đánh giá khác. Vì ấn tượng về một quốc gia có phạm vi rất rộng rãi và phức tạp. Không chỉ về bản chất con người mà còn rất nhiều nội dung liên quan đến chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, công nghệ, Trong đó nghiên cứu này hình thành được một mô hình chỉ bao gồm nội dung phạm vi rất hẹp về ấn tượng quốc gia. Đặc biệt, ấn tượng về sản phẩm trong mô hình không được hình thành tốt cho một nhân tố không quan sát được, và tính đúng đắn khác biệt không cao với ấn tượng về con người. Kết quả trên có thể là do việc sử dụng thang đo ấn tượng quốc gia của nghiên cứu trước đây mà áp dụng cho quốc gia khác. Như vậy, nghiên cứu tiếp theo có thể cần phải thực hiện một cuộc điều tra định tính và định lượng để phân tích các nhân tố hình thành ấn tượng quốc gia Việt Nam, trước khi phân tích ảnh hưởng ấn tượng nước xuất xứ của hàng Việt Nam. Nhờ đó xây dựng một bộ thang đo thích hợp riêng cho ấn tượng quốc gia Việt Nam. Trong đó, có thể phát triển mô hình nhưng không chỉ bao gồm hai nhân tố, con người và sản phẩm, cho ấn tượng nước xuất xứ mà còn có thể bao gồm nhân tố mô tả nội dung khác. Điều này sẽ giúp việc hiểu biết ảnh hưởng của ấn tượng nước xuất xứ một cách tổng hợp hơn, và cho biết điểm mạnh và yếu của Việt Nam về ấn tượng quốc gia một cách rõ ràng hơn. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu trên Internet với khung mẫu người tiêu dùng Nhật của một công ty điều tra Internet, với phương pháp lấy mẫu là hoàn toàn ngẫu nhiên. Do đó, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này có sự khác biệt về thuộc tính của tập hợp mẫu với tổng thể người tiêu dùng tại thị trường Nhật. Nhờ sự đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng do sự khác biệt về thuộc tính người tiêu dùng, nghiên cứu kết luận là kết quả vẫn có ý nghĩa với tổng thể người tiêu dùng Nhật. Nhưng nghiên cứu này đề nghị việc sử dụng phương pháp lấy mẫu theo tỷ lệ thuộc tính của tổng thể người tiêu dùng ở Nhật cho nghiên cứu tiếp theo và các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện điều tra thị trường Nhật. Vì phương pháp thu thập dữ liệu trên Internet hiện nay là một phương pháp rất dễ thu thập theo tỷ lệ thuộc tính của người Monitor. Cuối cùng, một điều ý nghĩa nhất chúng ta đã nhận được trong nghiên cứu này là kết quả xác định được sự tồn tại của ảnh hưởng ấn tượng quốc gia Việt Nam đối với giá trị nhận thức hàng Việt Nam tại thị trường Nhật. Đặc biệt là ảnh hưởng của ấn tượng về con người Việt Nam. Ấn tượng về quốc gia dễ được hình thành nhờ kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Nói cách khác, hành vi của mỗi người có thể ảnh hưởng đến ấn tượng về một quốc gia của một người kia, đặc biệt ấn tượng về bản chất của con người. Trong nghiên cứu này chứng minh được sự ảnh hưởng của ấn tượng quốc gia đối với sự thành công của một hàng hoá quốc gia, và ảnh hưởng này có thể dẫn tới sự thành công của kinh tế quốc gia. Trong thế kỷ 21, Việt Nam và Nhật Bản ngày càng củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, Đối với mỗi người dân của hai quốc gia ngày càng có nhiều cơ hội giao tiếp với quốc gia kia. Trong thời gian đó, tôi hy vọng mỗi đơn vị trong cả hai nước, từ đơn vị nhỏ như mỗi cá nhân đến mức cơ quan quốc gia đều có sự nỗ lực hành vi có thể tạo ấn tượng tốt mình, để xây dựng mối quan hệ quan trọng đối với cả hai bên và thành công trong mối quan hệ giữa hai quốc gia. Hành vi của mỗi người có thể góp phần vào một thành quả lớn trong quá trình phát triển quốc gia, thông qua hai con đường ảnh hưởng của ấn tượng về quốc gia. . định được sự tồn tại của ảnh hưởng ấn tượng quốc gia Việt Nam đối với giá trị nhận thức hàng Việt Nam tại thị trường Nhật. Đặc biệt là ảnh hưởng của ấn tượng về con người Việt Nam. Ấn tượng. của hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường Nhật. Nếu các đơn vị cung cấp thông tin về quốc gia Việt Nam cho thị trường Nhật và cải tiến ấn tượng về Việt Nam thông qua hoạt động kinh doanh tại. nâng cao giá trị hàng hoá Việt Nam đối với người tiêu dùng Nhật. Nhưng ngược lại, nói về mức độ hoàn thành của mô hình nghiên cứu mô tả ảnh hưởng của ấn tượng một quốc gia với giá trị hàng hoá