Tường trong phòng trẻ Thiết kế phòng cho trẻ là công việc phức tạp, vừa bảo đảm tính an toàn vừa phối hợp đồ đạc cho thật lạ mắt và nên thơ. Trẻ em khác với người lớn ở chỗ mau thay đổi ý kiến, vì thế chúng cần sống trong một môi trường linh động. Sơn tường trong phòng trẻ là cách đỡ tốn kém nhất vì bạn có thể tận dụng nhiều loại sơn khác nhau còn thừa ở những không gian khác. Tuy nhiên, vì sở thích của chúng thay đổi quá nhanh do đó không nên sơn tường và vật dụng bằng màu gốc, tốt nhất là dùng màu trung lập. Thay vào đó, bạn có thể làm các bức tranh vẽ thật lớn với hoa văn và màu sắc phức hợp đặt trên các tấm bảng treo tường. Nếu không tiện sơn, bạn cũng có thể dán những tấm giấy màu hoặc tranh ảnh cắt từ tạp chí hoặc nhãn dán. Tranh vẽ không tốn kém và dễ thay đổi nên bạn có thể làm 3-4 cái để thay hằng tuần hoặc hai tuần một lần, giúp làm mới môi trường. Bạn cũng có thể treo các áp phích về các hiện tượng khoa học hay các chủ đề khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ứng xử những câu hỏi tò mò Nhiều bậc phụ huynh rất lúng túng khi con hỏi "Tại sao bố mẹ bỏ nhau?" hay "Sao ông nội lại chết?". Có người trả lời cho qua chuyện khiến trẻ lại càng hỏi nhiều hơn. Trong những trường hợp thế này, bạn nên làm theo cách sau. Khi trẻ hỏi về tình trạng ly hôn: Sự chia tay của cha mẹ luôn gây cho trẻ những chấn thương tâm lý. Chúng có thể nói: “Bố mẹ không yêu nhau nữa à”, hoặc “Sao nhà mình không sống cùng nhau”. Cha mẹ phải giải thích cho con hiểu sự thật, nói cho nó biết sau này sẽ sống chủ yếu với ai. Còn chuyện tái hợp thì có thể trả lời là chưa biết được. Hỏi về sinh đẻ: "Con từ đâu mà ra?": Ðó là câu mà mọi đứa trẻ hay hỏi. Nếu con 3-6 tuổi, bạn hãy giải thích rằng, hạt giống của người cha và hạt giống của người mẹ hợp thành một đứa trẻ. Lớn lên trẻ sẽ có ý thức rõ ràng về giới tính, khi đó, bạn sẽ giải thích cặn kẽ. Hỏi về sự chết: Trong nhà có người qua đời, trẻ thường hỏi: “Tại sao ông chết. Chết là thế nào hả mẹ”. Trong trường hợp đó, bạn hãy nói: "Chết tức là không còn sống nữa. Người chết không cử động được, không ăn uống, suy nghĩ”. Nếu trẻ hỏi tại sao người ta lại chết thì bạn nên nói: “Mọi sinh vật đều chết. Có người chết đi, có người sinh ra”. Hỏi về sự khác nhau: Trẻ rất tinh ý, biết nhận ra những điểm khác nhau giữa mình và mọi người. Ví dụ trẻ có thể hỏi tại sao da của nó đen, trong khi bạn khác trắng Để trả lời câu như vậy, bạn nên đưa ra những lý do đơn giản, dựa theo quan điểm khoa học, đừng lảng tránh hay trả lời cho xong chuyện. Trẻ có thể kết hợp lời giải thích của bố mẹ với những điều tiếp thu được ở lớp để hình thành cách suy nghĩ. Ứng xử với con cả Theo điều tra của nhiều nhà tâm lý, những đứa con đầu lòng giống nhau ở điểm biết lẽ phải và có ý thức lo lắng cho gia đình nhiều hơn so với các em. Cha mẹ cũng đặt nhiều trọng trách lên đứa con đầu lòng. Để tránh cho con không bị sốc, các bậc cha mẹ nên lưu ý - Thỉnh thoảng để cho con cả được làm trẻ con. Ví dụ, nếu nó mút tay thì đừng giễu cợt. Nó thích nghịch ngợm, chơi nặn bột, nghịch cát thì cha mẹ đừng cho rằng các trò chơi này không còn ở lứa tuổi của nó nữa. Hãy để con thỉnh thoảng tìm lại những niềm vui thời mẫu giáo. - Trường hợp con lớn cãi nhau với em hoặc làm điều gì ngốc nghếch cha mẹ hãy tránh đi những lời phê bình kiểu như: "Với tuổi của con, con không biết xấu hổ à?" hoặc: "Con là lớn nhất, không có lý do gì để làm vậy." - Cha mẹ đừng cho rằng con cả phải hoàn thiện, phải làm gương cho các em nhỏ noi theo. Thực ra, nó cũng như những đứa trẻ khác, cũng có quyền được cười, được mặc áo trái, được nói những điều ngốc nghếch và thậm chí thỉnh thoảng được làm hỏng việc. - Nếu con cả ghen tỵ với em, cha mẹ nên lật album ảnh: "Con cũng từng bé như vậy, ba mẹ cũng đã phải lo lắng cho con luôn." - Chỉ cho con thấy ưu điểm lứa tuổi của nó. Con cả thường thấy mình thiệt thòi hơn các em như phải dọn dẹp bàn ăn, quét nhà, mặc áo quần một mình. Cha mẹ hãy cho nó những quyền lợi của người lớn như tự ăn uống, tự tay làm bánh Trẻ sẽ rất tự hào về điều này. . hỏng việc. - Nếu con cả ghen tỵ với em, cha mẹ nên lật album ảnh: "Con cũng từng bé như vậy, ba mẹ cũng đã phải lo lắng cho con luôn." - Chỉ cho con thấy ưu điểm lứa tuổi của nó thì cha mẹ đừng cho rằng các trò chơi này không còn ở lứa tuổi của nó nữa. Hãy để con thỉnh thoảng tìm lại những niềm vui thời mẫu giáo. - Trường hợp con lớn cãi nhau với em hoặc làm điều gì. những lời phê bình kiểu như: "Với tuổi của con, con không biết xấu hổ à?" hoặc: "Con là lớn nhất, không có lý do gì để làm vậy." - Cha mẹ đừng cho rằng con cả phải hoàn