1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH SỞI (Kỳ 2) docx

5 145 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 158,4 KB

Nội dung

BỆNH SỞI (Kỳ 2) 5. Biến chứng: 5.1. Đường hô hấp: a. Đường hô hấp trên: - Viêm mũi có mủ, viêm họng hồng ban. Viêm tai giữa là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, xảy ra trong giai đoạn tiến triển của bệnh. - Viêm thanh quản thường xuất hiện sớm. b. Đường hô hấp dưới: - Viêm phổi là một biến chứng phổ biến của sởi. Nó là hậu quả của: + Nhiễm trùng virus lan toả. + Bội nhiễm vi trùng như phế cầu, liên cầu, tụ cầu hoặc H.I + Phối hợp cả virus và vi trùng. - Viêm phổi tế bào khổng lồ, còn gọi là viêm phổi Hecht, là một viêm phổi kéo dài, nguy hiểm, đe doạ tử vong, thường xảy ra ở trẻ suy giảm miễn dịch. 5.2. Hệ thống thần kinh trung ương: Viêm não cấp hay viêm não tuỷ. Tần suất mắc bệnh 0,1 - 0,2% ở trẻ bị sởi nhưng hiếm gặp ở trẻ < 2 tuổi. Tỷ lệ tử vong khoảng 5 - 10%. 5.3. Sởi và HIV: Ở trẻ em bị nhiễm HIV, tỷ lệ tử vong do sởi cao hơn 10 lần so với trẻ bình thường. Ở Mỹ và châu Phi đều giống nhau về biến chứng và tử vong. Tỷ lệ tử vong trong sởi có biến chứng viêm phổi ở nhóm HIV (+) khoảng 33 - 45%. 5.4. Viêm tai giữa: Xảy ra khoảng 10% bệnh nhân bị sởi, thường ở trẻ có tiền sử nhiễm trùng tai và sau đó có thể bị viêm tai xương chũm thứ phát. 5.5. Mắt: Viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm mủ toàn mắt. 5.6. Đường tiêu hoá: Đau bụng không đặc hiệu do sự tăng sản lympho ảnh hưởng đến hạch lympho mạc treo ruột. Có thể có viêm ruột thừa cấp trong giai đoạn bệnh đang tiến triển. Ngoài ra có thể ỉa chảy. 5.7. Sởi với bà mẹ mang thai: Giai đoạn thai nghén, nếu mắc sởi thì sẽ đưa đến hậu quả: thai chết lưu, sẩy thai hoặc đẻ non nhưng không có dị tật bẩm sinh. Một số bệnh như: hen, thận hư, chàm tạm thời có thể giảm trong giai đoạn bị nhiễm trùng sởi. 5.8. Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng xuất hiện trong quá trình bệnh tiến triển là do lượng thức ăn đưa vào không đủ về chất và lượng vì trẻ chán ăn kèm theo miệng bị nhiễm trùng như cam tẩu mã, hoại thư hoặc nhiễm nấm Candida hoặc Herpes. 6. Chẩn đoán gián biệt: 6.1. Sởi Đức: - Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp được y sĩ người Đức mô tả lần đầu tiên. Bệnh thể hiện sốt cao, viêm hạch sau tai, nách và bẹn. Sau đó phát ban toàn thân dạng dát sẩn. Sau khi ban bay không có để lại vết thâm đen, và không có hiện tượng bong vảy da. Đặc biệt không có hạt Koplick. 6.2. Nhiễm trùng do virus ruột: - Biểu hiện sốt cao, đi cầu phân lỏng nhiều lần; kèm theo phát ban toàn thân dạng xung huyết. - Ban tồn tại trong vòng 2 - 3 ngày. Sau ban bay không để lại vết thâm đen. 6.3. Nhiễm Adenovirus: Sốt cao, có dấu hiệu viêm long. Phát ban toàn thân dạng xung huyết. Sau ban bay không có bong vảy da và không có vết thâm đen. 7. Điều trị: 7.1. Chăm sóc: - Trẻ bị sởi cần nằm nơi thoáng mát. - Vệ sinh thân thể, cần phải chú ý 3 cơ quan: Mắt - Mũi - Miệng. - Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. - Đối với cộng đồng phải giáo dục tầm quan trọng của Chương trình tiêm chủng mở rộng. 7.2. Thuốc: - Vitamine A: điều trị trong 2 ngày: Trẻ > 1 tuổi cho uống 200.000 UI/ngày. Trẻ < 1 tuổi cho uống 100.000 UI/ngày. - Hạ sốt. - Điều trị triệu chứng. - Kháng sinh khi có biến chứng. . BỆNH SỞI (Kỳ 2) 5. Biến chứng: 5.1. Đường hô hấp: a. Đường hô hấp trên: - Viêm mũi có mủ, viêm họng. tuỷ. Tần suất mắc bệnh 0,1 - 0,2% ở trẻ bị sởi nhưng hiếm gặp ở trẻ < 2 tuổi. Tỷ lệ tử vong khoảng 5 - 10%. 5.3. Sởi và HIV: Ở trẻ em bị nhiễm HIV, tỷ lệ tử vong do sởi cao hơn 10 lần so. chứng và tử vong. Tỷ lệ tử vong trong sởi có biến chứng viêm phổi ở nhóm HIV (+) khoảng 33 - 45%. 5.4. Viêm tai giữa: Xảy ra khoảng 10% bệnh nhân bị sởi, thường ở trẻ có tiền sử nhiễm trùng

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN