1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

SỎI THẬN - TIẾT NIỆU (Kỳ 2) docx

6 397 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 224,68 KB

Nội dung

SỎI THẬN - TIẾT NIỆU (Kỳ 2) 2. Cận lâm sàng: a. Chẩn đoán hình ảnh: - Chụp bụng không chuẩn bị: phát hiện sỏi cản quang. - Chụp UIV: Xác định chính xác vị trí của sỏi cản quang, đồng thời đánh giá được chức năng thận từng bên. Chụp UIV cũng để phát hiện những sỏi không cản quang. - Chụp thận ngược dòng (UPR) khi cần thiết: có tình trạng tắc nghẽn nhưng phim chụp thường không phát hiện được sỏi, chụp UIV thận không ngấm thuốc do tình trạng tắc nghẽn. - Chụp bể thận, niệu quản qua da và qua bể thận: Khi có tắc nghẽn rõ mà UPR không làm được (chống chỉ định do nhiễm trùng bàng quang nặng hay do làm bị thất bại). - Siêu âm: phát hiện sỏi bể thận và một số sỏi niệu quản (sỏi ở đoạn đầu và đoạn cuối của niệu quản). Siêu âm thận còn cho biết tình trạng nhu mô thận (xơ hóa) và tình trạng đài bể thận (giãn). - Soi bàng quang: phát hiện sỏi bàng quang, tình trạng viêm niêm mạc bàng quang. b. Các xét nghiệm khác: - Protein niệu. - Tế bào niệu. - Vi khuẩn niệu. Xét nghiệm protein, tế bào, vi khuẩn niệu để tìm nhiễm khuẩn tiết niệu. - Chức năng thận: . Urê máu. . Creatinin máu. . Mức lọc cầu thận. Xét nghiệm chức năng thận để phát hiện tình trạng suy thận. c. Các xét nghiệm khác: Các xét nghiệm khác giúp tìm nguyên nhân: - Acid uric máu, niệu. - Thăm dò cận giáp trạng. - Định lượng cystin niệu … III. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định dựa vào: - Tiền sử. - Đau hông lưng hoặc đau quặn thận. - Đái máu. - Các triệu chứng của biến chứng: . Nhiễm khuẩn tiết niệu. . Thận to nghi ứ nước, ứ mủ. - X quang: Xác định sỏi cản quang (chụp bụng không chuẩn bị), hoặc sỏi không cản quang (UIV). Trong trường hợp cần thiết chụp UPR hoặc chụp bể thận niệu quản qua da. - Siêu âm: Phát hiện sỏi bể thận và một số sỏi niệu quản. 2. Chẩn đoán nguyên nhân: - Chế độ ăn uống: nhiều calci, nhiều acid uric … - Nhiễm khuẩn (sỏi struvit). - Cường cận giáp (sỏi calci). - Loạn dưỡng cystin, oxalic … 3. Chẩn đoán biến chứng: a. Nhiễm khuẩn tiết niệu: Thường gặp: đái buốt, đái rắt, đái ra máu, đái mủ cuối bãi là hội chứng bàng quang. Xét nghiệm có vi khuẩn niệu và bạch cầu niệu. b. Đái máu: Đái máu đại thể thường đi kèm cơn đau quặn thận. Có thể chỉ có đái máu vi thể. c. Bí đái: Do sỏi chít cổ bàng quang, sỏi niệu đạo. d. Viêm thận - bể thận cấp, mạn: - Viêm thận - bể thận cấp: Biểu hiện sốt cao, rét run, đau hông lưng một hoặc hai bên, đái buốt, đái rắt, đái mủ … Xét nghiệm có biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu (bạch cầu niệu, vi khuẩn niệu), có protein niệu, có bạch cầu máu tăng chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Đôi khi có cấy máu (+). - Viêm thận - bể thận mạn: là hậu quả của viêm thận - bể thận cấp tái phát nhiều lần hoặc kéo dài dẫn đến tình trạng xơ hóa tổ chức kẽ thận gây giảm chức năng cô đặc của thận. Lâu dài xơ hóa cả cuộn mao mạch cầu thận gây suy giảm chức năng lọc. e. Ứ nước bể thận: Là biến chứng cấp tính nặng. Nếu tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, bể thận giãn to và sau 6 tuần nhu mô thận có thể không hồi phục. Hậu quả của ứ nước là hủy hoại về cấu trúc dẫn đến sự hủy hoại về chức năng. Khi bị tắc nghẽn, gây giãn đài bể thận, trực tiếp gây tăng áp lực sau lọc. Đồng thời gián tiếp gây tăng prostaglandin trong đó có thromboxan A 2 là một dẫn xuất của prostaglandin H 2 gây co mạch thận nặng. Chính những rối loạn này mà gây thận thiếu máu. Nhiều nephron ngừng hoạt động dẫn đến những ống thận teo dần, tủy thận bị hủy hoại và sau 6 tuần vỏ thận cũng chỉ còn lại là một tổ chức liên kết xơ. f. Ứ mủ bể thận: Là một cấp cứu nội khoa nặng có thể hủy hoại nhanh nhu mô thận nên cần được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Ứ mủ biểu hiện: Đau vùng thận, đái buốt, rắt, thận to, sốt và nước tiểu đục, siêu âm đài bể thận giãn, X quang có sỏi niệu quản hoặc bể thận chỗ đổ vào niệu quản, xét nghiệm nước tiểu biểu hiện viêm rõ (bạch cầu, vi khuẩn niệu). g. Suy thận cấp: Suy thận cấp có thể do tình trạng tắc nghẽn nặng (hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn) cả hai bên niệu quản. Suy thận cấp cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân chỉ có sỏi niệu quản một bên nhưng gây phản xạ co mạch cả hai bên gây vô niệu. Biểu hiện lâm sàng là vô niệu, xét nghiệm urê, creatinin, K + máu tăng nhanh, toan chuyển hóa. h. Suy thận mạn: Do viêm thận - bể thận mạn là hậu quả nặng nề nhất của sỏi thận, tiết niệu vì không còn khả năng hồi phục do thận xơ hóa dần. . SỎI THẬN - TIẾT NIỆU (Kỳ 2) 2. Cận lâm sàng: a. Chẩn đoán hình ảnh: - Chụp bụng không chuẩn bị: phát hiện sỏi cản quang. - Chụp UIV: Xác định chính xác vị trí của sỏi cản quang,. bại). - Siêu âm: phát hiện sỏi bể thận và một số sỏi niệu quản (sỏi ở đoạn đầu và đoạn cuối của niệu quản). Siêu âm thận còn cho biết tình trạng nhu mô thận (xơ hóa) và tình trạng đài bể thận. - Acid uric máu, niệu. - Thăm dò cận giáp trạng. - Định lượng cystin niệu … III. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định dựa vào: - Tiền sử. - Đau hông lưng hoặc đau quặn thận. - Đái máu. -

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w