Thời kì II của bệnh bỏng (Kỳ 2) docx

5 266 0
Thời kì II của bệnh bỏng (Kỳ 2) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thời kì II của bệnh bỏng (Kỳ 2) h. Phi lâm sàng: - Xét nghiệm huyết học + Hồng cầu giảm 3,5 đến 1,4 triệu/ mm 3 . + HST giảm 43 - 25% mặc dầu được truyền máu đầy đủ + Bạch cầu tăng cao có thể 15.000 - 45.000/ mm 3 . Công thức bạch cầu chuyển trái, trong bạch cầu đa nhân trung tính xuất hiện hạt nhiễm độc. - Xét nghiệm sinh hoá + Có thể thấy cặn azốt tăng, ure máu tăng, creatinin tăng đặc biệt trong bỏng nặng và rất nặng. + Protit máu giảm (4 - 6 g/lít) Albumin máu giảm, ở những bệnh nhân nặng có thể giảm tới 2 -1g%, Globulin máu tăng nhất là a 2 và gglobulin (rõ rệt từ ngày 10 - 12), nếu gGlobulin mà giảm quá thấp (xuống tới 0,3 - 0,4g%0 thì tiên lượng xấu. + Có thể có rối loạn đông máu, tăng đông máu rải rác. * Tiểu cầu giảm * Tỷ lệ Prthrombin giảm * Nghiệm pháp rượu dương tính + Có thể có rối loạn điện giải Na + máu tăng ở bệnh nhân bỏng nặng, Na + nước tiểu giảm, K + máu tăng cao khi có hội chứng suy thận cấp. + Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn có thể thấy kiềm hô hấp trong giai đọan đầu và toan chuyển hoá trong giai đoạn cuối. - Xét nghiệm nước tiểu: + Albumin niệu (+) Glucoza niệu (+) + Có thể có trụ hình hạt + Nặng có thể có Hemoglobin niệu. - Điện tim: nhịp tim nhanh kiểu xoang. III. BIẾN CHỨNG HAY GẶP: - Nhiễm trùng huyết - Chảy máu đường tiêu hoá - Viêm phổi gặp nhiều ở trẻ em và người già. - Có thể thấy viêm hoặc áp xe các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi, có thể viêm khớp lớn nhiễm trùng lan rộng. - Thiếu máu cấp tính do huyết tán trong trường hợp nhiễm trùng nặng. IV. điều trị trong thời kỳ II - Chống nhiễm độc nhiễm khuẩn - Dự phòng các biến chứng nhiễm trùng ở bỏng sâu nếu diện bỏng không lớn, biện pháp tích cực là cắt bỏ hoại tử sớm từ ngày thứ 5 - 14 sau bỏng. Mỗi lần cắt bỏ từ 5 - 10% diện tích cơ thể rồi dùng da đồng loại, da dị loại (Mowlem Jackson). Việc phủ mô hạt phải tiến hành sớm và tích cực, cố gắng để hoàn thành ở tuần lễ thứ 4 hoặc thứ 6 sau bỏng. Đối với các vùng vận động hoặc đòi hỏi thẩm mỹ dùng da mảnh lớn ghép. - Dùng kháng sinh hợp lý theo kháng sinh đồ. Phối hợp 2 -3 loại kháng sinh liều cao có thể pha kháng sinh vào huyết thanh nhỏ giọt tĩnh mạch. Dùng thuốc chống nấm Candida như Nistatin - Cho thuốc nâng cao sức đề kháng cơ thể: gGlobulin, huyết thanh người bị bỏng. - Chữa rối loạn chuyển hoá Protit: + Truyền huyết tương, máu cùng nhóm đạm thuỷ phân như Moriamin, các dung dịch axit amin. + Chống nhiễm độc: huyết thanh ngọt ưu trương, Natri hyposunfit; dùng các nội tiết tố chống dị hoá như Nerobon, Retabolin. - Thuốc phòng biến chứng tiêu hoá: Cimetidin, Vitamin A; dùng các chất chống men tiêu huỷ Protein như Trasitol, Satol. - Thuốc trấn tĩnh, an thần: Seduxen, Meprobamat - Nuôi dưỡng tốt: ăn đủ calo, đạm, mỡ, các loại vitamin. . Thời kì II của bệnh bỏng (Kỳ 2) h. Phi lâm sàng: - Xét nghiệm huyết học + Hồng cầu giảm 3,5 đến 1,4 triệu/. trong thời kỳ II - Chống nhiễm độc nhiễm khuẩn - Dự phòng các biến chứng nhiễm trùng ở bỏng sâu nếu diện bỏng không lớn, biện pháp tích cực là cắt bỏ hoại tử sớm từ ngày thứ 5 - 14 sau bỏng. . bỏng nặng và rất nặng. + Protit máu giảm (4 - 6 g/lít) Albumin máu giảm, ở những bệnh nhân nặng có thể giảm tới 2 -1g%, Globulin máu tăng nhất là a 2 và gglobulin (rõ rệt từ ngày 10 - 12),

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan