1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thời kì II của bệnh bỏng (Kỳ 1) docx

5 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 255,15 KB

Nội dung

Thời kì II của bệnh bỏng (Kỳ 1) I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG: 1. Thời gian diễn biến. - Từ ngày 3- 4 đến ngày thứ 30 - 45 sau bỏng - Có thể chia làm 2 giai đoạn + Giai đoạn nhiễm độc bỏng cấp (từ ngày thứ 3 đến ngày 7- 8 sau bỏng) + Giai đoạn nhiễm khuẩn và bắt đầu suy mòn ( từ tuần thứ 2 đến ngày 30 - 45 sau bỏng) 2. Nguyên nhân: Sau khi bệnh nhân thoát sốc thì xảy ra hiện tượng tái hấp thu các chất độc thâm nhập vào cơ thể như: - Các Albumin của dịch nốt phỏng bị thoái hoá - Các mô hoại bỏng tan rữa + Các chất bẩn bên trên vết thương bỏng + Vi khuẩn và độc tố vi khuẩn + Sức chống đỡ của cơ thể người bị bỏng nặng bị giảm sút II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: 1. Diễn biến tại vết bỏng: - Bỏng độ II tự khỏi từ 8 - 12 ngày, lớp tế bào đáy còn nguyên vẹn sẽ phân bào thành những lớp non mới của thượng bì. - Bỏng độ III nông, III sâu hoại tử rụng các đảo biểu mô mọc lên xen kẽ với các mô hạt mọc dần làm phủ kín vết thương. Nếu có nhiễm khuẩn kéo dài hoặc nhiễm khuẩn toàn thân nặng có thể làm huỷ các đảo biểu mô và chuyển bỏng trung bì thành bỏng sâu. - Bỏng độ IV rụng hoại tử chậm + Nếu hoại tử khô rụng hoại tử chậm, ít bị nhiễm trùng, nhiễm độc nhẹ. + Nếu hoại tử ướt vết thương có nhiều dịch tiết, mùi hôi, nhiễm độc nặng. Bỏng sâu, diện tích lớn khi hoại tử rụng có thể lộ gân, cơ, xương, khớp, có thể thấy các ổ mủ sâu. - Bỏng độ V da hoại tử giống độ IV phần gân xương sụn hoại tử cần cắt bỏ. 2. Diễn biến toàn thân: a. Thân nhiệt: Sốt kéo dài đến khi hoại tử rụng và mô hạt hình thành. b. Rối loạn tâm thần kinh: - Nhẹ: Mất ngủ hay kêu ca phàn nàn - Nặng và rất nặng: mê sảng, cuồng sảng. - Nhiễm trùng nhiễm độc nặmg có thể dẫn đến bán hôn mê. c. Rối loạn tiêu hoá: Là triệu chứng thường xuyên gặp - Chán ăn, bỏ ăn, nôn, buồn nôn (do rối loạn men tiêu hoá) - ỉa chảy (thể nặng nhất) - Táo bón có thể gây nhiễm độc nặng hơn. - Có trường hợp gây biến chứng chảy máu đường tiêu hoá. d. Rối loạn cơ quan hô hấp: - Tần số hô hấp tăng cao - Nhiễm trùng nhiễm độc nặng và rất nặng hoặc có biến chứng viêm phổi thì có thể dẫn đến rối loạn hô hấp. e. Rối loạn cơ quan tiết niệu: - Nhiễm trùng nhiễm độc nhẹ không có biểu hiện gì đáng kể. - Nặng và rất nặng có thể thiểu niệu, vô niệu (viêm cầu thận) g. Rối loạn hệ thống tim mạch: - Tim thường nhịp nhanh kiểu xoang. - Mạch thường tăng trên 100 lần/ một phút, những trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc nặng mạch ngoại vi không bắt được có thể ứ trệ máu ngoại vi. - Huyết áp động mạch đa số ở mức bình thường, một số bệnh nhân nặng 100/50 - 105/ 50 mmHg. - Sốc nhiễm khuẩn huyết áp hạ 80/50 - 40/0 huyết áp khó hồi phục vì viêm mủ cơ tim. . Thời kì II của bệnh bỏng (Kỳ 1) I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG: 1. Thời gian diễn biến. - Từ ngày 3- 4 đến ngày thứ 30 - 45 sau bỏng - Có thể chia làm 2 giai đoạn + Giai đoạn nhiễm độc bỏng cấp. II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: 1. Diễn biến tại vết bỏng: - Bỏng độ II tự khỏi từ 8 - 12 ngày, lớp tế bào đáy còn nguyên vẹn sẽ phân bào thành những lớp non mới của thượng bì. - Bỏng độ III. Các Albumin của dịch nốt phỏng bị thoái hoá - Các mô hoại bỏng tan rữa + Các chất bẩn bên trên vết thương bỏng + Vi khuẩn và độc tố vi khuẩn + Sức chống đỡ của cơ thể người bị bỏng nặng

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN