Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi dễ gặp biến chứng pptx

4 317 0
Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi dễ gặp biến chứng pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi dễ gặp biến chứng Số bệnh nhi mắc sởi tại TP HCM đang tăng lên, trong đó có nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi có biến chứng nặng. Trung bình mấy ngày gần đây, có hơn 20 bệnh nhi mắc sởi nhập viện tại khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, trong khi cách đây một tuần chỉ có 5-7 trẻ. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, có 10-20 trẻ mắc sởi nhập viện mỗi ngày, phần lớn là ca nặng và đã biến chứng. Do tiêm phòng không đầy đủ Trong phòng điều trị cách ly bệnh nhân mắc sởi ở Bệnh viện Nhi Đồng 2, có 3 - 4 trẻ dưới 9 tháng tuổi phải thở ôxy do biến chứng viêm phổi, viêm phế quản. Phụ huynh của cháu N., 5 tháng tuổi, ngụ ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cho biết cháu mắc sởi nhưng gia đình không biết. Lúc đầu, phát hiện cổ tay bé nổi vài vết ban đỏ, người mẹ nghĩ do kiến đốt. Hai ngày sau, cháu khó thở và các vết ban nổi dày khắp người, gia đình vội đưa đi cấp cứu. Bác sĩ cho biết, cháu bị viêm phổi, khó thở do biến chứng của sởi. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, khuyến cáo, bệnh sởi đang quay lại do nhiều trẻ không được tiêm phòng hoặc tiêm không đầy đủ. Theo quy định, trẻ phải được tiêm phòng trong khoảng thời gian từ 9 đến 12 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại một mũi lúc 5 - 6 tuổi. Thế nhưng, có những gia đình chỉ đưa trẻ đi tiêm một mũi rồi bỏ. Đáng chú ý, số trẻ mắc sởi dưới 9 tháng tuổi đang gia tăng. Không nên kiêng cữ Theo các bác sĩ, hầu hết trẻ mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn sau một thời gian, nhưng những trẻ có sức đề kháng kém sẽ dễ gặp biến chứng như viêm phổi, viêm não (co giật, hôn mê), viêm tai giữa, tiêu chảy, mờ giác mạc, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng gây loét giác mạc, viêm loét miệng Theo bác sĩ Khanh, chu kỳ mắc sởi là vào tháng 3 đến tháng 6, thường gặp ở trẻ 2 - 3 tuổi. Cơ chế lây là người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… phát tán virus cho những người xung quanh. Khi mắc sởi, người bệnh thường mệt mỏi, biếng ăn, ho, chảy mũi, đỏ mắt, sốt. Ban phát ra thường bắt đầu từ sau tai, chân tóc, đến khắp mặt, tay chân Bác sĩ Việt cho biết, do bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên tiêm vaccine là cách phòng ngừa tốt nhất. Có khoảng 10%số trẻ vẫn mắc bệnh sau khi tiêm phòng, nhưng sẽ ít bị các biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ mắc sởi, không được đắp lá cây làm mát vết ban hoặc trùm chăn, đóng cửa tránh gió vì sẽ làm da nhiễm trùng, thậm chí khiến trẻ bị co giật, sốt cao hơn. Phụ huynh cũng không nên tìm mua thuốc “xổ” ban, vì thực ra ban nổi ít chứng tỏ sức đề kháng trẻ tốt, trong khi việc thoa thuốc có thể làm trẻ bị dị ứng. Ngoài ra, cần giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, không kiêng tắm để tránh nhiễm trùng da. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa. . Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi dễ gặp biến chứng Số bệnh nhi mắc sởi tại TP HCM đang tăng lên, trong đó có nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi có biến chứng nặng. Trung bình. nặng và đã biến chứng. Do tiêm phòng không đầy đủ Trong phòng điều trị cách ly bệnh nhân mắc sởi ở Bệnh viện Nhi Đồng 2, có 3 - 4 trẻ dưới 9 tháng tuổi phải thở ôxy do biến chứng viêm. Đáng chú ý, số trẻ mắc sởi dưới 9 tháng tuổi đang gia tăng. Không nên kiêng cữ Theo các bác sĩ, hầu hết trẻ mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn sau một thời gian, nhưng những trẻ có sức đề

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan