Thai suy dinh dưỡng khó chẩn đoán Nếu không nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng trước khi mang bầu, bạn có thể không biết em bé bị suy dinh dưỡng dù tình trạng này xảy ra đã lâu. Chị Linh (25 tuổi, Hà Nội) sinh em bé chỉ nặng 1,6 kg. Các bác sĩ cho biết em bé bị suy dinh dưỡng ngay từ khi nằm trong bụng mẹ. Trước đó, trong những lần đi khám thai và siêu âm ở phòng khám gần nhà, chị đều có kết luận là thai phát triển bình thường, dựa vào ngày tính tuổi thai mà chị cung cấp. Thực ra, chị không nhớ ngày kinh đầu tiên của kỳ cuối trước khi mang thai, nên đã đọc cho bác sĩ ngày của chu kỳ cách đó 2 tháng. Vòng kinh của chị không đều nên tuổi thai được tính không chính xác. Và tình trạng em bé chậm phát triển đã không được phát hiện sớm. Tình trạng thai suy dinh dưỡng thường xuất hiện từ nửa sau của thai kỳ (khoảng tháng thứ 5 trở đi). Đó là những trường hợp cân nặng của em bé không đạt được mức độ trung bình thấp nhất phù hợp với lứa tuổi. Nếu trẻ sinh đủ tháng mà cân nặng dưới 2,5 kg thì nghĩa là thai đã bị suy dinh dưỡng. Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thai suy dinh dưỡng không phải là bệnh lý của riêng nước nghèo hay người nghèo. Có đến 3/4 số trường hợp không tìm được nguyên nhân. Người mẹ vẫn khỏe mạnh, ăn uống tốt, tăng cân đều trong khi thai nhi chậm phát triển. Nguy cơ thai suy dinh dưỡng tăng ở những bà mẹ ăn uống kém, lao động quá vất vả, nhiễm độc thai nghén hay có các bệnh về tim mạch, tiểu đường, nghiện thuốc lá, ma túy, mang đa thai. Tình trạng thai nhiễm khuẩn, có vấn đề ở rau cũng có thể khiến em bé không phát triển tốt. Thai chậm phát triển có thể chết lưu trong tử cung. Những em bé ra đời do đã yếu sẵn ngay khi còn trong bụng mẹ nên sức khỏe kém, dễ ốm đau bệnh tật. Khó chẩn đoán và can thiệp Theo tiến sĩ Hinh, việc phát hiện thai suy dinh dưỡng không dễ dàng, nhất là ở tuyến tỉnh trở xuống. Trọng lượng thai hiện được chẩn đoán qua siêu âm, tuy nhiên để biết thai có nhỏ hay không thì việc xác định tuổi thai phải chính xác. Trong khi đó, nhiều bà mẹ không nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, vòng kinh lại không đều. Do cơ thể người mẹ không có triệu chứng rõ rệt nên nếu không khám kỹ và bác sĩ không giỏi chuyên môn thì khó phát hiện. Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, ngay cả khi biết thai suy dinh dưỡng, nhiều trường hợp bác sĩ cũng không cải thiện được đáng kể tình trạng này. Nếu thai chậm phát triển do mẹ quá vất vả hay kém ăn thì có thể khắc phục bằng cách nghỉ ngơi và bồi dưỡng. Trường hợp sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi kém hiệu quả thì hiện chưa có cách nào tác động. Do ở trong tử cung, thai nhi lớn chậm nên bác sĩ sẽ cân nhắc thời điểm thích hợp để mổ lấy thai sớm hơn ngày dự sinh. Được nuôi dưỡng hiệu quả ở bên ngoài, bé sẽ chóng bắt kịp đà tăng trưởng bình thường hơn là kéo dài tình trạng đói ăn trong bụng mẹ. Để phát hiện thai suy dinh dưỡng, các bà mẹ cần đi khám thai đúng định kỳ. Cần nhớ đúng ngày có kinh lần cuối trước khi mang thai để xác định chính xác tuổi thai. Trường hợp không nhớ, bác sĩ có thể xác định được tuổi thai qua siêu âm nếu chưa quá 12 tuần. Nếu người mẹ có bệnh lý, cần theo dõi thai kỹ hơn và kiểm soát bệnh tật theo đúng hướng dẫn của thày thuốc. . Thai suy dinh dưỡng khó chẩn đoán Nếu không nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng trước khi mang bầu, bạn có thể không biết em bé bị suy dinh dưỡng dù tình. đau bệnh tật. Khó chẩn đoán và can thiệp Theo tiến sĩ Hinh, việc phát hiện thai suy dinh dưỡng không dễ dàng, nhất là ở tuyến tỉnh trở xuống. Trọng lượng thai hiện được chẩn đoán qua siêu. mà cân nặng dưới 2,5 kg thì nghĩa là thai đã bị suy dinh dưỡng. Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thai suy dinh dưỡng không phải là bệnh lý của riêng