Sức mạnh bầy đàn Sai lầm thường gặp của các lãnh đạo doanh nghiệp là: không hiểu hành vi của một hệ thống phức tạp, nên điều hành tập thể chỉ bằng cách phân tích một vài cá nhân nổi bật. Trong một bài viết về thuyết bầy đàn đăng trên tạp chí National Geographic, nhà sinh học Deborah Gordon trường Stanford ghi: “Nếu quan sát cách thức một con kiến cố hoàn thành điều gì đó, bạn sẽ nhận ra nó hành động cực kỳ vớ vẩn. Một con kiến không khôn. Nhưng cả đàn kiến rất khéo”. Đó là ý tưởng về sự thông minh của bầy đàn, tri thức đám đông. Cũng theo nguyên tắc đó, thì tập thể, dù là đàn kiến, thị trường, hoặc doanh nghiệp, đều thông minh, khôn khéo hơn bất kỳ thành viên riêng lẻ nào. Trong hệ thống mang tính thích nghi phức tạp, tương tác giữa các thành viên sẽ tạo những hành vi độc đáo bất ngờ. Các lãnh đạo thường mắc phải ba lỗi thường gặp sau do không thấu hiểu cách thức hoạt động của hệ thống. Đầu tiên, chỉ quan sát một con kiến, chỉ ưu đãi một cá nhân. Người lãnh đạo chỉ nhìn vào vài cá nhân nổi trội thì không thấy hết sức mạnh dồi dào của tập thể tất cả nhân viên. Thực tế, mỗi cá nhân nắm giữ một thông tin hạn chế, nên tổng hợp tất cả chi tiết phân tích mới hình thành bảng nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh. Ví dụ giai đoạn đầu làm nhà phân tích và nghiên cứu chứng khoán tại Phố Wall, bạn sẽ được hướng dẫn rằng lợi nhuận trên mỗi cổ phần là nhân tố chìa khóa dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu doanh nghiệp. Nhưng khi tìm đọc nghiên cứu của các nhà kinh tế tài chính, bạn sẽ phát hiện ra: chính dòng chảy tiền mới ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Tiền lãi lên xuống tùy vào đánh giá và phát biểu của những người có thể lực và kinh nghiệm trong cộng đồng đầu tư, trên báo, đài, truyền hình. Một nhóm tập trung vào những thành phần, nhóm khác lại nhiên cứu tổng thể. Thị trường là tổng hòa tất cả. Một con én không làm nên mùa xuân. Thứ hai, không ý thức rõ: những thay đổi của một yếu tố trong hệ thống sẽ tạo ra hệ lụy cho tổng thể. Một minh họa xác thực nhất là việc chính quyền Hoa Kỳ đồng ý để Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9/2008. Dù nhiều người có nghe nói đến tình trạng khủng hoảng tài chính của Lehman Brothers, nhưng chẳng ai ước tính chính xác những tổn thất lớn lao của ngân hàng này. Và tuyên bố phá sản đã gây shock cho thị trường tài chính toàn cầu. Kết quả là kinh tế thế giới, gồm nhiều lĩnh vực khác, cũng chịu ảnh hưởng dây chuyền nặng nề. Thứ ba, khen thưởng một vài cá nhân có thành tích xuất sắc mà không chú ý thấy họ thành công nhờ hỗ trợ từ các thành viên khác trong tập thể. Hiện tại, nhiều công ty, doanh nghiệp thể thao, giải trí… thường chọn thuê các tên tuổi ngôi sao để nhanh chóng nâng cao sức mạnh. Nhưng thực tế thường chứng minh kết quả không như mong đợi. Nguyên nhân là sự thành công vang dội của ngôi sao đó có phần nhờ cấu trúc, quy tắc và những đồng sự thuộc tập thể cũ hỗ trợ. Khoa Kinh tế Đại học Havard đã khảo sát 1.000 nhà nhân tích chứng khoán tài năng và kết quả làm việc của người đó sau khi chuyển công ty. Báo cáo ghi: “Khi công ty thuê ngôi sao, thành tích của anh ấy không cao như mong đợi. Nhóm làm việc mới tiếp nhận anh ấy, do đó cũng giảm năng suất”. Cả 3 sai lầm thường gặp đó đều có chung gốc là: nhận định sai về năng lực cá nhân và sức mạnh tập thể hệ thống có tính thích nghi phức tạp. Đừng quên sức mạnh bầy đàn và tri thức đám đông. . đều có chung gốc là: nhận định sai về năng lực cá nhân và sức mạnh tập thể hệ thống có tính thích nghi phức tạp. Đừng quên sức mạnh bầy đàn và tri thức đám đông. . con kiến không khôn. Nhưng cả đàn kiến rất khéo”. Đó là ý tưởng về sự thông minh của bầy đàn, tri thức đám đông. Cũng theo nguyên tắc đó, thì tập thể, dù là đàn kiến, thị trường, hoặc doanh. Sức mạnh bầy đàn Sai lầm thường gặp của các lãnh đạo doanh nghiệp là: không hiểu hành vi của một hệ