Biếnstressthànhsứcmạnhcủabạn
Cuộc sống hối hả, tất bật với biết bao điều lo toan đã sinh ra căn bệnh stress ở
hầu hết mọi người. Có câu rằng “lấy độc trị độc”. Vì vậy, đừng để stress là
nỗi ám ảnh và sợ hãi của bạn. Hãy biến nó thành một “công cụ” tốt…
Sống là đấu tranh. Chúng ta có thể bị biếnthành những nạn nhân hoặc tự đứng dậy
nếu biết cách rèn luyện để chiến thắng bản thân mình. Những lo lắng, nhập nhằng
và nghi ngờ “quay” đầu óc chúng ta đến chóng mặt. Mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ
không yên là trạng thái thường xảy ra. Cách tốt nhất để thoát khỏi vòng lẩn quẩn
này là gì? Hãy xoá đi những ý nghĩ buồn bực trong tâm trí bạn.
Bước đầu tiên là thay đổi “từ vựng” của bạn, từ “Tôi nghĩ” thành “Tôi cảm thấy”.
Có thể “Tôi cảm thấy” là một cách nói dài dòng của tinh thần dựa trên lí trí. Chúng
ta có khả năng hành động theo chủ nghĩa duy lí và cho rằng điều đó là đúng.
Những cảm giác bao giờ cũng thật hơn, rõ ràng hơn là những suy nghĩ.
Điều này không có nghĩa là chúng ta trở nên tự phụ, ích kỉ hay kiêu ngạo hay đang
tìm kiếm một cuộc sống thanh khiết, cách biệt với mọi người. Để hoà hợp giữa lí
trí và tình cảm, giữa tinh thần và thể xác, cần phải rèn luyện sao cho tinh thần và
thân thể làm việc đồng điệu. Nếu lúc nào cũng bắt cái đầu củabạn phải làm việc,
bạn sẽ dễ dàng cảm thấy căng thẳng, mất đi sức sống, tăng khả năng sinh bệnh và
làm xấu đi các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Đây là một số cách giúp bạn:
1. Tập trung suy nghĩ vào bất kì công việc nào bạn đang làm. Nếu bạn cảm thấy
mình xao lãng, hãy dẹp việc ấy sang một bên để lấy lại bình tĩnh.
- Ngồi. Thở ra. Nhắm mắt lại khoảng 5 phút. Hoặc ngắm nhìn một bức tranh đẹp,
rồi nhắm mắt lại. Sau đó tiếp tục công việc của bạn.
- Đi dạo để hít thở khí trời, hoặc tham gia một lớp học aerobic. Những bài tập sẽ
cung cấp cho bạn nhiều cơ hội vận động mà không cần phải suy nghĩ.
- Đọc một quyển sách hay.
2. Bây giờ tinh thần củabạn đang ở trạng thái trống rỗng, các giác quan mới bắt
đầu làm việc. Hãy rèn luyện các khứu giác, vị giác, xúc giác, thính giác, tri giác để
có thể cảm nhận tốt hơn.
3. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy lo âu, hoang mang, hãy nhớ rằng: chuyện đâu còn có
đó. Đừng bi quan, tuyệt vọng. Có những giây phút chúng ta buồn bã và bị tổn
thương. Nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc. Còn biết bao điều vui tươi và rộn rã
đang chờ bạn ở phía trước.
Tập cơ hai đầu bắp tay: Bạn có thể sử dụng tạ hoặc 2 chai nước đầy để thay thế.
Ngồi thẳng trên ghế, mỗi tay cầm một chai nước. Từ từ giơ hai tay hoặc từng tay
một lên qua vai. Dừng lại khi tay bạn đã ở trên đỉnh đầu. Sau đó, từ từ hạ chai
nước xuống và lặp lại động tác.
Nâng gót chân: Đặt một quyển sách dày sát vào tường. Hai bàn chân đứng sát vào
hai mép quyển sách để tránh di chuyển. Đưa tay ra phía trước, lòng bàn tay úp vào
tường để thăng bằng. Nâng người lên nhẹ nhàng tựa như bạn đứng trên một quả
bóng. Ngưng lại. Hạ gót chân xuống và lặp lại động tác.
Tập bụng và phần hông dưới: Tưởng tượng như bạn đang ngồi trên một quả bóng
bóng tập chứ không phải đang ngồi trên ghế. Cơ thể bạn sẽ phải dựa vào các cơ cơ
bản để giữ vững tư thế khi ngồi . Bài tập này giúp rèn luyện phần bụng dưới và
hông đùi dưới.
Các bài tập này đều rất dễ tập, tuy nhiên đôi khi chúng ta quên khuấy đi việc phải
tập luyện thường xuyên. Hãy dành cho mình 5- 10 phút mỗi ngày để thực hiện
việc luyện tập và khiến cơ bắp được thư giãn sau một ngày làm việc.
. Biến stress thành sức mạnh của bạn Cuộc sống hối hả, tất bật với biết bao điều lo toan đã sinh ra căn bệnh stress ở hầu hết mọi người. Có câu rằng “lấy độc trị độc”. Vì vậy, đừng để stress. độc”. Vì vậy, đừng để stress là nỗi ám ảnh và sợ hãi của bạn. Hãy biến nó thành một “công cụ” tốt… Sống là đấu tranh. Chúng ta có thể bị biến thành những nạn nhân hoặc tự đứng dậy nếu biết cách. nghĩ buồn bực trong tâm trí bạn. Bước đầu tiên là thay đổi “từ vựng” của bạn, từ “Tôi nghĩ” thành “Tôi cảm thấy”. Có thể “Tôi cảm thấy” là một cách nói dài dòng của tinh thần dựa trên lí trí.