Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
188,77 KB
Nội dung
Sinh đôi hoặc nhiều hơn thế nữa Nhiều bà mẹ mong muốn sanh một lần 2 đứa con để sau này khỏi phải sanh nữa, nhưng làm thế nào để có bầu đa thai và chăm sóc các bé như thế nào? Làm thế nào để có đa thai được ? Khoảng 2 thập kỷ gần đây, càng ngày càng có nhiều trường hợp sinh đôi (hoặc đa thai) vì nhiều phụ nữ phải sử dụng thuốc hỗ trợ cho việc có thai hoặc tiến hành những phương pháp hỗ trợ kiểu như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đa số các phương pháp hỗ trợ mang thai đều tăng khả năng có thai đôi (cùng trứng hoặc khác trứng) hoặc đa thai. Mặc dù tỉ lệ thai đôi đang gia tăng và chiếm 95% trong các trường hợp đa thai nói chung, thế nhưng tỉ lệ đa thai (nhiều hơn 2) lại còn tăng mạnh hơn. Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 1999, tỉ lệ sinh đôi ở Mỹ tăng khoảng 53% nhưng đồng thời tỉ lệ sinh 3 hoặc đa thai tăng đến 400% !!! Việc điều trị hiếm muộn gia tăng khả năng đa thai như thế nào ? Không phải các phương pháp điều trị hiếm muộn đều chắc chắn cho kết quả đa thai, nhưng đa số các phụ nữ có đa thai đều đã từng trải qua một trong các phương pháp điều trị hiếm muộn. Lý do là: Các loại thuốc điều trị hiếm muộn thường kích thích buồng trứng, giúp cho xảy ra hiện tượng rụng nhiều trứng cùng một lần. Tỉ lệ trung bình là khoảng 20-25% phụ nữ sử dụng thuốc kích thích tiết hormone sinh dục được đậu thai đôi hoặc đa thai. Thụ tinh trong ống nghiệm cũng cho kết quả tương tự, vì người ta phải bơm nhiều phôi vào tử cung của người phụ nữ để gia tăng khả năng đậu thai (theo người dịch : nhưng theo một số thông tin mới cập nhật gần đây, ngành phụ sản của một số nước như Mỹ, Thụy Điển … đã chứng minh là chỉ cần bơm 1 phôi vào tử cung thì khả năng đậu thai cũng bằng với việc bơm nhiều phôi vào tử cung). Các phương pháp điều trị khác cũng nhiều khả năng đa thai tương đương ngoại trừ 1 phương pháp : “bơm tinh trùng” có thể không dẫn đến đa thai, nhưng các phụ nữ được “bơm tinh trùng” lại cũng thường được cho uống thuốc kích thích rụng trứng rồi. Các yếu tố xảy ra đa thai tự nhiên (ngoài yếu tố điều trị hiếm muộn): - Do di truyền : nếu trong gia đình đã từng có nhiều cặp sinh đôi tự nhiên, bản thân bạn rất có cơ may sinh ra 1 cặp song sinh nữa - Do tuổi tác : hiện vẫn còn đang tranh cãi vì có một số nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ lớn tuổi hơn thì mức kích thích buồng trứng mạnh hơn, nhưng có một số nghiên cứu lại không đồng ý với giả thuyết này - Do chủng tộc : sinh đôi thường thấy ở người Mỹ gốc Phi, và ít thấy ở người châu Á và khu vực các nước nói tiếng Tây Ban Nha. - Do dinh dưỡng : dinh dưỡng tốt gia tăng khả năng đa thai và ngược lại - Do mang thai nhiều lần : phụ nữ nào càng nhiều lần mang thai, càng có nhìêu khả năng sinh đôi. Trong lần mang bầu thứ 4 hay thứ 5 của mình, khả năng sinh đôi của bạn cao gấp 4 lần so với lần mang bầu đầu tiên !!! - Do tiền sử sinh đôi : nếu bạn đã từng sinh đôi thì lần sau dám bạn sẽ sinh đôi nữa lắm ! Làm sao để sớm biết mình đang có đa thai? - Nếu số đo của bạn gia tăng quá nhanh so với một thai phụ bình thường thì bạn phải đi siêu âm để phát hiện 1 trong 2 khả năng : tính sai ngày thụ thai hoặc có đa thai ? Ngoài số đo gia tăng, nếu bác sĩ nghe tim thai phát hiện thấy có hai quả tim thai đang đập cùng một lúc thì kết quả siêu âm coi như chỉ là chuyện cấp bằng chứng nhận nữa thôi! - Mặc dù siêu âm là phương pháp hết sức ưu việt để phát hiện ra đa thai, vị bác sĩ siêu âm lại hết sức điên đầu để biết chính xác có bao nhiêu đứa bé ở trong bụng người mẹ nếu bà ta có nhiều hơn 2 đứa bé (mức độ chính xác giảm dần nếu số lượng thai nhi đa thai gia tăng). - Nếu bạn thụ thai do điều trị hiếm muộn, nhất là do thụ tinh trong ống nghiệm, thì bạn nên siêu âm sớm từ tuần thứ 4 – 5 sau khi thụ thai để phát hiện số phôi phát triển được thành thai để các bác sĩ có thể sớm can thiệp nếu số thai nhiều hơn sự mong muốn. - Khi siêu âm, có thể biết trước đó là anh em (chị em) song sinh giống hệt nhau hay không nếu người bác sĩ siêu âm có tay nghề cao : các cặp song sinh giống hệt nhau thường nằm chung trong 1 túi nước ối và được nuôi chung một dây nhau của người mẹ. Những rủi ro khi có đa thai : - Đa thai có thể xem như dễ bị rủi ro hơn nhưng bạn không phải lo lắng đến các biến chứng bởi đa số các trường hợp đa thai đều cho ra những đứa bé mạnh khoẻ. - Loại rủi ro hay gặp nhất trong đa thai là sảy thai do những bất thường ngẫu nhiên hoặc một thai nhi có thể ngưng phát triển lúc khoảng 20 tuần, hoặc thậm chí một bé không sống nổi qua tháng đầu tiên sau khi sinh. Khi một thai ngưng phát triển, thời điểm này càng sớm thì bạn và đứa bé còn lại càng ít bị biến chứng. Thường thì cái thai ngưng phát triển này sẽ được cơ thể người mẹ “hấp thụ” lại hoặc sẩy ra ngoài với những hiện tượng chảy máu như một trường hợp sảy thai thông thường. - Khi mất một thai, tinh thần của người mẹ sẽ rất xáo trộn bởi sự mất mát và một mặc cảm khó hiểu khi đứa bé còn lại vẫn tiếp tục phát triển bình thường. Người thân phải hết sức tâm lý khi chăm sóc cho ngừơi mẹ này. - Các rủi ro khác : chứng tiền sản giật, bong nhau thai, thai kém phát triển và chuyển hoá máu qua lại giữa hai thai … là các biến chứng cần phòng chống bằng cách sinh hoạt dinh dưỡng cân đối, và cần phát hiện sớm bằng cách thường xuyên thăm khám bác sĩ phụ khoa suốt thời gian thai kỳ nhằm có cách điều trị thích hợp và kịp thời, tăng khả năng sống còn của thai nhi. Nếu sau 36 tuần mà không phát hiện biến chứng gì, coi như rủi ro không còn đáng kể. Các vấn đề đáng quan tâm khác khi có đa thai: - Sinh non: khoảng 50% các trường hợp đa thai phải sinh non vào tuần thức 37. Vì vậy, thường các thai phụ sinh đôi giữ được qua 38 tháng thì coi như có nhiều khả năng sẽ được sinh con đủ tháng bình thường. Thai nhi nếu phải ra đời sớm sẽ bị nhẹ cân và sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ hơn. - Số lần khám thai: nên khám thai nhiều hơn các thai phụ bình thường. Số lần nên đi là : mỗi 2-3 tuần đi 1 lần trong suốt 6 tháng đầu và mỗi tuần 1 lần trong 3 tháng cuối. Suốt thai kỳ nên siêu âm khoảng 4-6 lần để chắc chắn là thai nhi phát triển tốt. Chăm sóc và dinh dưỡng khi mang đa thai: - Ăn nhiều hơn : nếu như mang thai một bé bạn phải nạp thêm 300 calories một ngày thì với thai đôi bạn phải nạp thêm 600 calories một ngày, trong đó đầy đủ đạm, calci và carbohydrate, đặc biệt là các loại ngũ cốc nguyên hạt. - Uống nhiều nước : khi mang thai rất cần phải uống nhiều nước, đa thai lại phải càng phải uống nhiều hơn. Nếu thiếu nước sẽ bị chứng co bóp tử cung tiền sản gây sinh non. Một ngày bạn nên uống tối thiểu 2 lít nước, vì thế lúc nào cũng phải mang theo 1 bình nước kè kè bên mình để uống suốt ngày. - Lên cân như thế nào: chỉ nên lên từ 15-20kg (khoảng 5kg nhiều hơn so với khi mang thai 1 bé) - Vận động và tập thể dục: vừa phải, tùy theo tình hình sức khoẻ của bản thân và lời khuyên của bác sĩ, nói chung giống như khi mang thai bình thường. Các vấn đề khi lâm bồn: - Hạ sinh nhiều hơn một em bé luôn luôn phức tạp và khó khăn hơn là chỉ sinh một. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện phụ sản để sinh thay vì sinh ở nhà hay là đến nhà hộ sinh nhỏ ở gần nhà, nơi không có đầy đủ phương tiện kỹ thuật. - Hơn một nửa các trường hợp sinh đôi đều phải sinh mổ. Một trong những lý do thông thường nhất để bác sĩ phải đi đến quyết định cho sản phụ sinh mổ là do vị trí của thai nhi. Nếu thai nhi ra trước có “ngôi đầu” thì bác sĩ sẽ quyết định cho sinh thường. Sau đó dù thai nhi thứ hai có ngôi đầu hay ngôi ngược thì bác sĩ vẫn cố gắng cho sinh thường tiếp. Có thể bác sĩ sẽ cố tránh phải tiến hành phẫu thuật bằng cách xoay trở, xoa bóp cho thai nhi được sinh thường nhưng đa số các bác sĩ không thích việc cố gắng với những ca sinh ngược này. Ngoài ra, quyết định của bác sĩ trong việc sinh mổ cũng phụ thuộc vào các yếu tố thông thường với một sản phụ sinh một, như : cổ tử cung không mở, thai nhi bị rớt nhịp tim, chứng tiền sản giật, bong nhau thai sớm … - Nếu bạn nhất quyết không muốn sinh mổ : nên chọn cho mình người bác sĩ nào đã có kinh nghiệm đỡ đẻ sinh đôi bằng cách sinh thường, hỏi trước bác sĩ ấy sẽ có những phương án gì để tránh sinh mổ … Phải làm gì để tránh sinh mổ: - Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, uống đủ nước (2 lít/ngày) - Không để tăng cân quá nhiều - Cố gắng ngồi (vị trí càng thẳng đứng càng tốt) và năng động trong suốt quá trình sinh con Cho con bú: [...]... Sợ rằng cho bú mẹ mất nhiều thời gian hơn bú bình : thật ra ta sẽ mất nhiều thời gian hơn khi trẻ bú bình vì phải pha sữa công thức, phải rửa bình, tiệt trùng bình … - Lập ra lịch cho bú : thật ra không nên cứng nhắc trong việc này vì mỗi đứa trẻ có thời gian no đói khác nhau, tốt nhất là cho bú theo nhu cầu của con bạn, cụ thể là theo đứa con nào háu đói hơn trong hai đứa sinh đôi của mình - Cho 2... nên tập cho bé tự đi vào giấc ngủ một mình, không phụ thuộc vào việc đu đưa nữa Các nhà tâm lý học khuyên nên cho các trẻ sinh đôi ngủ cùng với nhau :bọn trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu nếu được nằm chung, chạm vào người nhau, thậm chí chúng còn ôm lấy nhau hoặc mút tay của nhau nữa ! Thường thì trong 3 tháng đầu nên cho 2 trẻ sinh đôi nằm ngủ chung trong 1 nôi, sau đó thì tách ra nhưng cố gắng sắp xếp sao... hết, bạn phải bơm hút cho sữa ra hết nhằm kích thích sữa mới tái tạo nhiều hơn, tươi mới hơn ! Và nhớ khi cho con bú phải để nhiều nước uống cạnh đó vì khi cho bú sẽ thấy rất khát nước - Làm sao biết bé đã bú đủ ? Cũng như với các trẻ em sinh một bình thường, ta đếm số tã ướt và số lần đi tiêu tiểu của bé Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, nếu bú đủ bé phải làm ướt tã ít nhất 1 lần, 2 tã trong vòng 24... lotion, hoặc vaseline làm ẩm da) để điều trị như sau : sau khi cho bú xong, vắt ra thêm vài giọt sữa nữa và để tự khô trên vú trong vòng 5-10 phút (sữa này giúp làm lành vết thương và diệt được vi khuẩn), sau đó bôi Lanolin lên Nếu bạn tự nhiên thấy thương một bé hơn bé kia? Điều này cũng thường xảy ra, nhất là khi có một bé yếu hơn phải nằm lại bệnh viện, bạn có nhiều thời gian bên bé ở nhà hơn, bạn... với nhiều tư thế khác nhau Có thể dùng khăn bông gấp lại để lên đùi (nếu ở nước ngoài thì có bán loại gối đặc biệt có thể đặt nằm 2 bé để cho bú cùng một lúc) rồi đặt hai bé lên ngang trước ngực Có một tư thế khác là kẹp nách hai bé hai bên hoặc một bé thì kẹp nách, một bé thì nằm ngang trước ngực cũng áp dụng được Hoặc nhờ một người khác trong gia đình bế giúp bớt 1 bé Bạn cần phải kiên nhẫn và thử nhiều. .. trẻ sinh đôi không cảm thấy khó chịu với tiếng khóc lóc quấy rối của nhau bao giờ, vì vậy bạn không phải sợ rằng đứa bé đang khóc sẽ làm thức giấc anh/em của nó Bé ngủ thẳng giấc suốt đêm: Theo các chuyên gia, thời điểm các bé có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm thường phụ thuộc vào cân nặng của chúng, chứ không phải là tháng tuổi của chúng Điều này có nghĩa là nếu 2 trẻ sinh đôi nhà bạn lệch cân nhiều, ... không chúng thay phiên nhau thức xen kẽ đòi bú cả đêm thì đêm của bạn sẽ là “đêm trắng” mất! Kết luận : Khi có con sinh đôi, sinh ba … mức độ vất vả của việc chăm sóc cũng nhân đôi, nhân ba Vì vậy, ngoài nỗ lực của bản thân, bạn cần có sự giúp đỡ hết lòng của các thành viên trong gia đình, hoặc phải thuê thêm vú em để giúp đỡ Vai trò của người bố lại càng thêm phần quan trọng, nhất là các chuyên gia đã...Cho 2 đứa trẻ sinh đôi bú quả là 1 công việc lớn lao hơn nhìêu so với việc chỉ cho bú 1 đứa bé Nuôi 2 cái miệng đói khát có thể làmbạn thấy quá tải vì suốt ngày lúc nào cũng chỉ có mỗi việc cho con bú (một số trẻ sơ sinh có thể đòi bú nửa tiếng một lần trong những tuần lễ đầu) : không có thời gian nghỉ ngơi, và sợ... sử khi xuất viện, một bé yếu hơn phải nằm lại, ở nhà bạn nên vừa cho bú một bên đồng thời bơm hút sữa từ vú bên kia để hoạt động tiết sữa của hai bầu vú vẫn liên tục, sẵn sàng chờ đón bé kia xuất viện - Làm sao đủ sữa cho cả hai bé ? Quy luật của thiên nhiên sẽ không làm bạn thất vọng : có cầu là có cung Nếu thấy ít sữa, bạn cứ liên tục cho bé bú nhiều hơn, sữa sẽ tiết ra nhiều lên dần Ngược lại, nếu... với bé Nếu bạn kiên nhẫn cho bé vào nếp theo giờ giấc, bé sẽ hiểu ra “đã đến giờ ngủ, phải nghe lời mẹ thôi” Nên bọc trẻ sơ sinh trong chăn tã, hoặc hữu hiệu hơn cả là trong những chiếc áo cũ của mẹ, vì mùi hương của người mẹ giúp cho bọn trẻ cảm thấy yên tâm, ấm áp và ngủ yên giấc hơn Không nên đợi đến khi bé ngủ rồi mới đặt bé vào nôi mà nên đặt bé vào nôi khi bé chỉ mới gà gật buồn ngủ thôi Và cũng . Sinh đôi hoặc nhiều hơn thế nữa Nhiều bà mẹ mong muốn sanh một lần 2 đứa con để sau này khỏi phải sanh nữa, nhưng làm thế nào để có bầu đa thai và chăm sóc các bé như thế nào? Làm thế. lâm bồn: - Hạ sinh nhiều hơn một em bé luôn luôn phức tạp và khó khăn hơn là chỉ sinh một. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện phụ sản để sinh thay vì sinh ở nhà hay là đến nhà hộ sinh nhỏ ở gần. có nhiều cặp sinh đôi tự nhiên, bản thân bạn rất có cơ may sinh ra 1 cặp song sinh nữa - Do tuổi tác : hiện vẫn còn đang tranh cãi vì có một số nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ lớn tuổi hơn