Chữa động kinh khi mang thai Khi có thai, những nguy cơ mà bệnh nhân động kinh gặp phải sẽ tăng cao so với ngày thường, việc điều trị cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu tuân thủ tốt lời dặn của bác sĩ, kết quả vẫn khả quan trong phần lớn các trường hợp. Trước khi quyết định có thai, người phụ nữ phải hiểu rõ rằng mọi thể động kinh đều có nguy cơ di truyền. Nhưng cũng không nên quan trọng hóa nguy cơ này, trừ khi có các bệnh lý thần kinh đã được xác định rõ ràng là di truyền gen trội, ví dụ như u xơ thần kinh. Nguy cơ động kinh ở con là 25% nếu cả bố mẹ đều bị động kinh toàn bộ, và thấp hơn nhiều nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh. Tuy nhiên, động kinh di truyền thường dễ điều trị hơn các thể động kinh khác. Trong số thai phụ mắc bệnh động kinh, khoảng 25% có tần số cơn động kinh tăng lên, đặc biệt là ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tình trạng có thai cũng ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các thuốc chống động kinh; do đó phải chú ý điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Các cơn co giật của mẹ sẽ làm thiếu oxy cung cấp cho thai nhi. Điều này rất có hại, thậm chí còn gây thai chết lưu nếu cơn kéo dài (trạng thái động kinh), sẩy thai hoặc sinh non. Bệnh động kinh của mẹ cũng dẫn đến nguy cơ thai bị dị tật bẩm sinh; nguyên nhân có thể gồm nhiều yếu tố kết hợp như dùng thuốc chống động kinh, di truyền, thiếu acid folic, thay đổi đáp ứng miễn dịch Các dị dạng thường xuất hiện trong vòng 2 tháng đầu của thai kỳ (giai đoạn hình thành tổ chức của thai), chủ yếu là dị dạng tim, xương; sinh dục, gai đôi cột sống, hở hàm ếch Trong các thuốc chống động kinh thì thuốc thuộc nhóm benzodiazepin (Valium, Clona-zepam, Rivotril) ít gây dị dạng thai nhi nhất. Những thuốc khác đều có nguy cơ ngang nhau, đặc biệt là khi phối hợp nhiều loại. Mục đích của việc điều trị động kinh cho thai phụ là kéo dài thời gian không lên cơn co giật, đồng thời làm giảm ảnh hưởng của cơn động kinh đối với thai nhi, hạn chế tác dụng gây quái thai của thuốc chống động kinh. Đầu tiên, bác sĩ phải thông báo và giải thích rõ cho người mẹ tương lai hiểu tình trạng bệnh hiện tại và những nguy cơ có thể gặp trong suốt thai kỳ, giúp họ yên tâm hợp tác với thầy thuốc trong điều trị. Trong tất cả các trường hợp, nếu có thể, bác sĩ nên chuyển sang điều trị chỉ với một loại thuốc và phải kiểm soát nồng độ thuốc trong máu người mẹ. Khi người bệnh đang dùng Valproat, Carbamazepin hoặc Trimethadion mà muốn có thai, cần thay thế các thuốc trên bằng benzodiazepin cho đến hết tháng thứ hai của thai kỳ. Bắt buộc điều trị bổ sung bằng acid folic 4-5 mg/ngày trong tháng thứ nhất, dùng vitamin K1 10 mg/ngày từ tuần thứ 36 để phòng chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh do ảnh hưởng của các thuốc chống động kinh. Cần theo dõi sự phát triển của thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Riêng đối với bệnh nhân điều trị bằng thuốc nhóm Valproat (Depakine), phải định lượng hoạt chất Alphafoetoprotein bằng cách chọc nước ối khi thai được 6-7 tháng. Ngoài việc khám thai định kỳ, thai phụ phải được siêu âm vào tháng thứ nhất để phát hiện sớm các dị dạng ống thần kinh (và chỉ định phá thai). Việc nuôi con bằng sữa của người mẹ bị động kinh không hề gây hại gì. Nếu người mẹ được điều trị bằng các thuốc như phenolbarbital, primidon hoặc benzodiazepin liều cao, thuốc có thể gây tác dụng an thần kinh cho trẻ. Do đó, phải cho trẻ bú xen kẽ với ăn bột. . Chữa động kinh khi mang thai Khi có thai, những nguy cơ mà bệnh nhân động kinh gặp phải sẽ tăng cao so với ngày thường, việc điều. trị hơn các thể động kinh khác. Trong số thai phụ mắc bệnh động kinh, khoảng 25% có tần số cơn động kinh tăng lên, đặc biệt là ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tình trạng có thai cũng ảnh. (trạng thái động kinh) , sẩy thai hoặc sinh non. Bệnh động kinh của mẹ cũng dẫn đến nguy cơ thai bị dị tật bẩm sinh; nguyên nhân có thể gồm nhiều yếu tố kết hợp như dùng thuốc chống động kinh, di