Tài liệu Món ăn chữa động thai ppt

7 430 2
Tài liệu Món ăn chữa động thai ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Món ăn chữa động thai Những tháng đầu, người phụ nữ mang thai có hiện tượng chảy máu âm đạo, có khi mỏi lưng, bụng dưới đau nhẹ gọi là động thai. Khi bị động thai, ngoài chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của thầy thuốc, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn - nước uống hỗ trợ chữa bệnh này để chị em tham khảo áp dụng. 1. Cháo hạt sen: Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g. Hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, cùng gạo nếp xay thành bột, cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, quấy đều tay khi cháo chín thì cho đường, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn liền 7 - 10 ngày. 2. Cháo hồng táo: Hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g, đường trắng 20g. Hồng táo (chính là táo tàu nhưng có màu hồng) bỏ hạt giã nhỏ, gạo nếp xay thành bọt, cả hai cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun trên lửa nhỏ, quấy đều tay. Khi cháo chín cho đường trắng vào đun tiếp, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn 7-15 ngày liền. 3. Cháo cá chép: Cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ. Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều. Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày. 4. Cháo gương sen: Gương sen 10g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g. Gạo nếp xay thành bột mịn. Gương sen rửa sạch cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi thật kỹ, chắt lấy 250ml nước gương sen, bỏ bã, cho bột gạo nếp vào nước gương sen, quấy đều đun trên lửa nhỏ. Cháo chín cho đường, khi cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn 5 ngày liền. 5. Cháo củ mài: Củ mài tươi 100g, gạo nếp 100g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Củ mài bỏ vỏ cắt vừa miếng, cùng gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh nhừ thành cháo. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ ướp bột gia vị, khi cháo chín cho vào quấy đều đun tiếp, thịt chín cho bột gia vị vào là được. Ăn ngày một lần, cần ăn liền 10 ngày. 6. Cháo củ súng: Củ súng 30g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g. Củ súng bỏ vỏ, giã nhỏ, gạo nếp xay thành bột, cả hai cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín nhừ cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 5 ngày. 7. Cháo hoàng kỳ: Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Gạo tẻ xay thành bột, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Cho hoàng kỳ vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước hoàng kỳ đặc, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hoàng kỳ đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần, lúc đói, cần ăn liền 5 ngày. 8. Cháo bầu dục: Bầu dục lợn 1 đôi, gạo tẻ 50g, đỗ trọng 12g, gia vị vừa đủ. Bầu dục lợn làm sạch ướp bột gia vị. Gạo tẻ xay thành bột. Cho đỗ trọng vào nồi cùng 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 250ml nước đỗ trọng, cho bầu dục vào đun nhỏ lửa. Khi bầu dục lợn chín cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp, cháo chín là được. Chia làm hai lần ăn trong ngày lúc đói, cần ăn liền 5 ngày. 9. Nước lá sen: Lá sen 100g, đường đỏ 30g. Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào nước lá sen đun sôi lại là được. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày. 10. Nước lá gai: Lá gai 50g, gạo nếp 50g, Lá gai phơi khô, gạo nếp sao vàng. Cả hai thứ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày. 11. Nước nho khô: Nho khô 30g, táo tàu 5 quả. Chọn nho khô, táo tàu vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã. Uống làm 3 lần trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày. 12. Nước đậu đen: Đậu đen 100g, rượu trắng 2 chén (50ml). Đậu đen chia đôi, một nửa sao thơm. Cả hai cho vào nồi chung 2 chén rượu thêm 150ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 100ml nước đậu đen, bỏ bã. Chia uống 2 lần trong ngày. Chóng mặt cuối kỳ thai nghén có nguy hiểm không? Tôi có thai được 34 tuần, mấy hôm nay tôi rất chóng mặt, mệt mỏi, ăn uống kém. Xin hỏi bác sĩ tình trạng sức khỏe của tôi có nguy hiểm gì không? Chóng mặt thời kỳ thai nghén là một biểu hiện thường thấy. Trong thời kỳ đầu mang thai, một loạt các triệu chứng xuất hiện như váng đầu, buồn nôn, nôn, kiệt sức . Nguyên nhân có thể là do trạng thái tinh thần và cơ chế tác động của hormon trong cơ thể. Ngoài ra chức năng của tuyến vỏ thượng thận bị suy giảm, thiếu vitamin B6 và tâm lý sợ hãi có thể thúc đẩy phát sinh các phản ứng thời kỳ đầu mang thai, làm xuất hiện chóng mặt. Vào cuối thời kỳ mang thai, thai phụ có thể xuất hiện tăng huyết áp, nước tiểu có abumin và phù thũng (phù chân voi). Tăng huyếp áp có thể dẫn đến chóng mặt, nặng đầu. Chóng mặt khi mang thai cũng có thể do thiếu máu. Vào cuối thời kỳ mang thai, dung lượng huyết tương tăng nhanh hơn tổng hợp gia tăng của huyết sắc tố và hồng cầu khiến máu bị loãng, tỉ lệ hồng cầu bị hạ thấp, làm thai phụ xuất hiện hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. Khi thiếu máu nặng sẽ khiến hoạt động của đại não và tai trong bị trở ngại do không được cung cấp đủ máu và xuất hiện các triệu chứng như váng đầu, ù tai, mất thăng bằng, mất sức, sắc mặt tái xanh . Khi có các dấu hiệu phù chân voi, chóng mặt, váng đầu ở thời kỳ cuối của quá trình thai nghén cần phải đi khám ngay ở các cơ sở sản khoa tin cậy, và không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào. . Món ăn chữa động thai Những tháng đầu, người phụ nữ mang thai có hiện tượng chảy máu âm đạo, có khi mỏi lưng, bụng dưới đau nhẹ gọi là động thai. . thai. Khi bị động thai, ngoài chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của thầy thuốc, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn - nước uống hỗ trợ chữa bệnh

Ngày đăng: 23/12/2013, 17:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan