Chớuốngrượukhimangthai!
Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 200 trẻ sinh ra từ những bà
mẹ đã uốngrượu trong thời gian mang thai bị hội
chứng nghiện rượu bào thai. Đây là nguyên nhân hàng
đầu gây ra chứng chậm phát triển tâm thần của trẻ em
ở nước này.
Trẻ bị nhiều dị tật bẩm sinh
Trong xã hội ngày nay, hình ảnh người phụ nữ nâng ly bia
uống chúc mừng trong các buổi tiệc, liên hoan, họp mặt
không còn xa lạ. Rượu bia gần như không thể thiếu trong
các mối quan hệ giao tế xã hội. Nhưng hãy cẩn thận với
loại thức uống có chứa cồn này, kể cả rượu bổ, nếu các chị
đang chuẩn bị mang thai hoặc sắp làm mẹ.
Những bé được sinh ra từ mẹ có uốngrượu trong thời gian
mang thai có thể gặp những vấn đề về sức khỏe, một trong
số đó là hội chứng nhiễm rượu ở bào thai. Hội chứng này
gồm một nhóm những triệu chứng ở trẻ được sinh ra từ
những bà mẹ đã uốngrượu trong thời gian mang thai. Theo
các bác sĩ nhi khoa, những trẻ này thường nhỏ bé, nhẹ cân
và thường có những khiếm khuyết bẩm sinh như chậm phát
triển. Khi lớn hơn, trẻ có thể có những rối loạn về hành vi,
nghiêm trọng nhất là chậm phát triển tâm thần.
Theo bác sĩ chuyên khoa tâm thần Lê Quốc Nam, nếu trong
thời gian có thai mà mẹ uốngrượu thì rượu có thể qua nhau
vào thai nhi và gây ra tình trạng chậm phát triển tâm thần.
Rượu ức chế quá trình phát triển của thai nhi trong tử cung
và sau khi sinh. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị một số dị tật như
não nhỏ, dị dạng mặt sọ, dị tật ở tứ chi hay tim. Nếu mẹ
nghiện rượu thì có 35% nguy cơ sinh ra trẻ bị khuyết tật.
Còn theo bác sĩ sản khoa Nguyễn Thị Tuyết, tỉ lệ sinh non
cao gặp ở những phụ nữ uống quá nhiều (gần 10%). Trong
khi đó, nguy cơ sinh non ở những phụ nữ không uốngrượu
trong suốt thai kỳ thấp hơn, chiếm 6%. Tỉ lệ sinh non tăng
hơn 2 lần ở những phụ nữ uống nhiều rượu trong giai đoạn
sớm của thai kỳ nhưng sau đó họ ngưng sử dụng.
Một lượng rượu nhỏ vẫn nguy hiểm
Ngoài rượu, bà mẹ mang thai không nên uống bất kỳ các
loại thức uống có chứa cồn, bao gồm cả bia, thức uống ướp
lạnh có pha rượu và rượu bổ.
Bác sĩ Lê Quốc Nam cho rằng dù chỉ uống một lượng rượu
nhỏ cũng có thể gây hại cho bé, chỉ được xem là an toàn
khi bà mẹ hoàn toàn không uốngrượu trong suốt thời gian
mang thai. Dù là uống thường xuyên với một lượng nhỏ
hoặc lâu lâu mới uống một lần trong thời gian mang thai thì
vẫn có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Phụ nữ uốngrượu có độ rượu thấp trong suốt thai kỳ cũng
làm gia tăng nguy cơ cho em bé. Uống nhiều và liên tục
trong một lúc cũng sẽ rất nguy hiểm cho bé, như uống liên
tục từ 5 ly trở lên vì sẽ làm cho nồng độ rượu trong máu
của người mẹ tăng lên rất cao và rất nhanh. Do vậy, dù
người mẹ không uốngrượu hằng ngày nhưng uống nhiều
trong một lúc cũng làm cho thai nhi có nguy cơ bị hội
chứng nhiễm rượu bào thai.
Khi bé đã có những biểu hiện của hội chứng nhiễm rượu ở
bào thai thì không thể chữa trị khỏi. Do vậy, các chuyên gia
sức khỏe khuyên thai phụ và phụ nữ ở độ tuổi sinh con nên
tránh uống rượu. Tốt nhất là bà mẹ nên ngưng uốngrượu
khi bắt đầu chuẩn bị có thai. Nếu đã có thai, nên ngưng
uống rượu ngay và lựa chọn an toàn nhất là không uống
rượu trong suốt thai kỳ. Thai phụ nên ngưng uốngrượu nếu
dự định mang thai hoặc nghi ngờ có thai và gặp bác sĩ để
được giúp đỡ cai rượu nếu không thể tự cai được.
. Chớ uống rượu khi mang thai!
Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 200 trẻ sinh ra từ những bà
mẹ đã uống rượu trong thời gian mang thai bị hội
chứng nghiện rượu. bà mẹ nên ngưng uống rượu
khi bắt đầu chuẩn bị có thai. Nếu đã có thai, nên ngưng
uống rượu ngay và lựa chọn an toàn nhất là không uống
rượu trong suốt