Doanh nghiệp giữa hai “đòn” lạm phát và giảm phát Lạm phát và giảm phát ở mức cao đều tác động rất xấu đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Vấn đề lạm phát ở Việt Nam (VN) chưa được giải quyết xong, gần đây đã xuất hiện các tín hiệu giảm phát. Điều đáng quan tâm là trong cả hai trạng thái nói trên, các DN đều hết sức khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy là hai chiều hướng trái ngược nhau chỉ mức giá chung của nền kinh tế tăng hoặc giảm liên tục nhưng điểm chung của lạm phát và giảm phát ở mức cao là dẫn tới suy thoái, triệt tiêu tăng trưởng, thậm chí gây đổ vỡ cho nền kinh tế. Theo các chuyên gia, VN đang xuất hiện các tín hiệu giảm phát. Không chỉ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng do kinh tế thế giới suy giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, mà ngay thị trường nội địa, sức mua đã có chiều hướng giảm sút. Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nhận xét, người dân đang tập trung chi tiêu cho ăn uống nhiều hơn. Thể hiện ở tỷ trọng doanh thu nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng dần, từ 42% thời điểm tháng 1/2007, đã đạt 68% vào tháng 9/2008. Ngược lại, doanh thu các nhóm hàng khác giảm từ 58% tháng 1/2007 xuống còn 32% trong tháng 9/2008. Doanh thu bán lẻ và dịch vụ từ mức tăng trưởng 11,29% hồi tháng 2/2008 đã giảm dần, đến tháng 9/2008 chỉ tăng 1,67% (con số trên đã loại trừ yếu tố giá). Ngoài ra, ông Vũ Duy Thái – Chủ tịch Hiệp hội Công thương Hà Nội còn cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành 9 tháng đầu năm tuy đạt gần trên 490.000 tỷ đồng, tăng 16% nhưng giá trị tăng thêm chỉ khoảng 7,5%, thấp hơn nhiều so với mức 10,5% cùng kỳ năm 2007. Tổng Thư ký Hiệp hội Thép VN, ông Đinh Huy Tám cũng tỏ ra hết sức lo ngại khi nền kinh tế phát triển chậm lại, lượng thép xây dựng tiêu thụ gần đây đã giảm 2/3, tức chỉ còn khoảng 100.000 tấn/tháng so với mức 330.000 tấn/tháng trước đó. Ông Tám phản ánh, hầu hết doanh nghiệp lĩnh vực này đang phải kiềm chế sản xuất, trong đó, một số đã dừng sản xuất. Nếu tình hình không được cải thiện sớm, một loạt doanh nghiệp trong ngành thép phá sản là điều không loại trừ. Doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần lớn về cung cấp dịch vụ viễn thông di động với giá cả cạnh tranh là Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng cho rằng, lo lắng lớn nhất của doanh nghiệp lúc này là nhu cầu tiêu dùng di động của khách hàng thay đổi dẫn tới tốc độ phát triển thuê bao và doanh thu của đơn vị sụt giảm. Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Đình Cung cũng nhận định, các vấn đề của nền kinh tế trong nước từ đầu năm đến nay đã có những chuyển biến khác nhau. Trước đây lạm phát cao, toàn bộ chi phí đầu vào cao thì nay, khi khó khăn của lạm phát vẫn chưa giải quyết được hết, các doanh nghiệp lại bị chồng thêm khó khăn của giảm phát. Giá bán các sản phẩm, dịch vụ đã giảm cũng không nâng được sức mua; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đình trệ. Hai “đòn” này với các doanh nghiệp hiện nay, theo ông Cung nếu chính sách vĩ mô vẫn tiếp tục đặt ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, duy trì tục thắt chặt tín dụng và lãi suất sẽ khiến khối sản xuất không thể có tăng trưởng. Do đó, “ổn định kinh tế vĩ mô là đúng nhưng không nên để ưu tiên cho chống lạm phát nữa” – ông Cung nêu ý kiến. . Doanh nghiệp giữa hai “đòn” lạm phát và giảm phát Lạm phát và giảm phát ở mức cao đều tác động rất xấu đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Vấn đề lạm phát ở Việt. nhau. Trước đây lạm phát cao, toàn bộ chi phí đầu vào cao thì nay, khi khó khăn của lạm phát vẫn chưa giải quyết được hết, các doanh nghiệp lại bị chồng thêm khó khăn của giảm phát. Giá bán các. phát. Giá bán các sản phẩm, dịch vụ đã giảm cũng không nâng được sức mua; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đình trệ. Hai “đòn” này với các doanh nghiệp hiện nay, theo ông Cung nếu chính