Chuyện về sát nhập công ty Báo chí quốc tế cũng như trong nước liên tục đưa tin các vụ sát nhập công ty của Mỹ và thế giới trong ngành dịch vụ tài chính- ngân hàng. Các cặp Travelers và Citicorp, BankAmerica và NationsBank, First Chicago và BancOne. Hai hãng ô-tô cỡ lớn của thế giới Chyslers (Mỹ) và Mercedes Benz (Đức) cũng đánh tiếng muốn kết hôn. Daimler-Benz đang cố mua chi nhánh sản xuất xe tải của Nissan. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Kịch tính của việc sát nhập Kịch tính của việc sát nhập hoặc mua đứt nắm quyền kiểm soát điều hành của các công ty trên thương trường Từ ngữ sát nhập dễ bị hiểu lầm. Trên thực tế, ít khi có hai công ty thu hút lẫn nhau như một đôi tình nhân tự tìm đến với nhau. Sát nhập hàm nghĩa của một vụ mua để nắm quyền kiểm soát cho dù sự việc diễn ra thân thiện. Khi việc mua bán diễn ra do quyết tâm của Hội đồng quản trị của công ty này để nắm lấy quyền kiểm soát công ty kia, quá trình này gọi là mua bán mang tính thù địch. Thuật ngữ sát nhập đôi khi còn phức tạp hơn do diễn tiến của quá trình trước, đang khi đàm phán và sau khi sát nhập giữa hai bên. Ba yếu tố quan tâm chính trong đàm phán là: giá cổ phiếu, tương lai của công ty và đội ngũ quản lý của công ty bị sát nhập. Nếu lúc ban đầu, công ty A đề nghị sát nhập công ty B, phía công ty B có sự không đồng tình của cổ đông hay Hội đồng quản trị, cổ phiếu của B sẽ tăng giá (y như trò thách cưới của các cô con gái nhà phú hộ trong truyện tiếu lâm dân gian). Nếu B quả quyết rằng giá trị của mình cao hơn giá chào mời của A, B sẽ có nhiều sách lược để chống lại. Trước hết, Hội đồng quản trị của B sẽ tạo ra các tình huống để làm cho B trở nên "khó nuốt". Chẳng hạn, đe dọa phát hành các cổ phiếu ưu đãi ở mức chia cổ tức cao hoặc cho phép hoán đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường ở một tỉ lệ cao bất thường. Tuy thế, trở lực lớn nhất cho các vụ sát nhập hay mua đứt công ty là vấn đề tương lai của các nhà quản lý. Tờ The Economist, tháng 4.1998 đã viết một câu dí dỏm nhân vụ sát nhập của các công ty Mỹ: "Khi trên thị trường các chai sâm-panh nổ giòn là lúc sau hậu trường các giám đốc đang bận rộn mài dao thật bén." Cũng có trường hợp, khi công ty B nhận được lời "thách cưới” của một đấng lang quân đầy quyền uy cỡ Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du hay Tây Môn Khánh trong Thủy Hử, B mặc dù không yêu nhưng cảm thấy khó thoát khỏi sự kiềm tỏa của các đấng lang quân này bèn vội vã tìm đến một đối tượng ưng ý hơn để gá nghĩa trăm năm. Trường hợp xấu nhất trong chừng mực luật pháp không quy định, Hội đồng quản trị của B bèn sửa đổi điều lệ công ty theo hướng chống lại lời đề nghị thách cưới, chẳng hạn, B sẽ sửa đổi điều lệ để bất cứ công ty nào muốn kiểm soát mình phải giành được quyền kiểm soát (chẳng hạn 75%) số ghế trong Hội đồng quản trị, đồng thời cố gắng thu gom trở lại cổ phiếu của chính mình trên thị trường để chặn đường đối thủ. Mặt khác, các giám đốc công ty thay vì "mài dao thật bén" có thể trang bị cho mình những "chiếc dù vàng" nhằm hạ cánh an toàn mỗi khi có sự sát nhập hay mua bán công ty, chẳng hạn, các vị này quy định những khoản trả hậu hĩnh khi chấm dứt hợp đồng hay đưa ra các quyền ưu tiên khi chuyển nhượng hay mua bán cổ phiếu trong trường hợp B bị mua đứt. Vì sao việc sát nhập hay mua bán công ty hiện nay lại diễn ra sôi nổi? Trước hết tùy vào quy định của các chính phủ về vấn đề sát nhập hoặc mua đứt, nắm quyền kiểm soát điều hành của các công ty. Các quy định này có thể theo một trong hai hướng: hoặc là hạn chế sát nhập, hoặc là khuyến khích. Do vậy, tùy theo chính sách điều hành vĩ mô của các nhà quản lý nhà nước, việc sát nhập hay mua đứt công ty sẽ bị kìm hãm hay được kích động theo kiểu "trăm hoa đua nở". Trường hợp hiện nay có thể là do xu thế toàn cầu hóa trong thương mại và xu thế tự do hóa tài chính trên toàn cầu đang phát triển, một phần do bùng nổ công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đối với các công ty tư nhân, (hầu hết các công ty nước ngoài là tư nhân) kết quả sát nhập hay mua đứt trước hết phải tùy vào sự quyết định của đại hội đồng cổ đông, có thể 51% hoặc 75% số phiếu thuận tùy vào luật lệ quy định của mỗi quốc gia. Tại sao chàng muốn quyến rũ hay chinh phục nàng? Tính hợp lý của vấn đề sát nhập nằm ở chỗ: Việc sát nhập làm cho công việc sản xuất kinh doanh của công ty này bổ trợ cho công ty kia. Chẳng hạn, Citicorp sát nhập với Travelers. Citicorp là ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ và ngân hàng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất thế giới. Citicorp cung cấp dịch vụ ngân hàng bán sỉ và bán lẻ cho khoản 50 triệu khách hàng trên thế giới. Sát nhập với Travelers, Citicorp sẽ được bổ trợ thêm dịch vụ đầu tư, phát hành và môi giới chứng khoán, bảo hiểm Các công ty sản xuất có thể mua hay sát nhập với công ty sản xuất nguyên liệu hoặc đóng gói hoặc vận chuyển hàng hóa miễn là không vi phạm luật chống độc quyền. (ở Mỹ, luật Sherman; Pháp, luật Roi Meyer; Nhật, luật Dai ten Ho ). Ngoài ra, khi điều kiện kinh tế thuận lợi (lãi suất cao) hoặc quy định của chính phủ nới lỏng có thể làm cho ngành kỹ nghệ này hấp dẫn hơn kỹ nghệ kia. Chẳng hạn, nếu những quy định về ngân hàng ở Mỹ được nới lỏng, các công ty môi giới chứng khoán Mỹ sẽ trở thành mục tiêu của các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Mở rộng ngành nghề, phạm vi hoạt động cũng là một lý do khác của sự sát nhập hay mua đứt công ty. Nhiều công ty cảm thấy phạm vi hoạt đông của mình bị hạn chế khả năng phát triển trong tương lai. Do vậy, tốt hơn nên mua công ty nào đó khả dĩ có thể cần thiết trong vận hành, để tăng giá trị tài sản, thu được nguồn nhân lực hoặc mở rộng thị phần sau này. Làm thế nào để nàng “được” hoặc “bị” chàng quyến rũ? Theo quy luật đời thường, muốn vậy nàng ắt phải giàu có. Người trong nghề gọi là nàng bị thừa tiền mặt (cash). Tuy vậy, chỉ lý do này của bản thân nàng vẫn chưa đủ. Các điều kiện kinh tế, xã hội nói chung vẫn đóng một vai trò quyết định. Nghĩa là sự quy định của chính phủ và các chính sách định hướng vĩ mô là tiền đề quan trọng. Sở dĩ vậy là vì chính phủ cũng như cha mẹ đôi khi phải cấm hoặc ngăn cản các chuyện cưới xin theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé" để tránh dẫn tới tình trạng độc quyền trong xã hội. Năm 1997, việc sát nhập hai tập đoàn Boeing và Mc Donell Douglas phải được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Còn trong quá khứ, chàng khổng lồ Bell, tiền thân của công ty viễn thông không lồ AT&T đã bị Quốc hội Mỹ quyết định phân ra thành bảy chú Bell nhỏ. Đôi khi, để tiến tới kiểm soát được nàng, chàng âm thầm ký cóp, mua các cổ phiếu của nàng trên thị trường mở (thị trường chứng khoán). Khi đủ diều kiện, chàng bất thình lình tuyên bố: "Em đã thuộc về tôi". Nàng, chính vì thế, phải giữ trọng thân mình bằng cách quan sát cẩn thận việc mua bán cổ phiếu mang tên mình trên thị trường. Đôi khi, việc này trở nên không cần thiết nếu nàng đã trở thành ngôi sao, nghĩa là nàng đã được nêu tên lên danh sách thị trường chứng khoán. Khi đó, ủy ban Chứng khoán Quốc gia sẽ có quy định, chẳng hạn, nếu Chàng nắm giữ 5% tài sản của nàng, chàng phải báo cáo cho ủy ban Chứng khoán Quốc gia và sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tấn, báo chí hay cộng đồng của các nhà đầu tư. Tuy vậy, luật lệ không thể che kín hết mọi chuyện trên thế gian. Cha mẹ, đôi khi cũng tạo ra những kẽ hở để cho chàng và nàng được đến với nhau một cách công khai bằng những lời cầu hôn dịu dàng. . sát nhập giữa hai bên. Ba yếu tố quan tâm chính trong đàm phán là: giá cổ phiếu, tương lai của công ty và đội ngũ quản lý của công ty bị sát nhập. Nếu lúc ban đầu, công ty A đề nghị sát nhập. nàng? Tính hợp lý của vấn đề sát nhập nằm ở chỗ: Việc sát nhập làm cho công việc sản xuất kinh doanh của công ty này bổ trợ cho công ty kia. Chẳng hạn, Citicorp sát nhập với Travelers. Citicorp. Chuyện về sát nhập công ty Báo chí quốc tế cũng như trong nước liên tục đưa tin các vụ sát nhập công ty của Mỹ và thế giới trong ngành dịch vụ tài