Báo cáo “Vị thế đồng USD qua các giai đoạn. Tác động đối với Việt Nam” pps

39 657 0
Báo cáo “Vị thế đồng USD qua các giai đoạn. Tác động đối với Việt Nam” pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Vị thế đồng USD qua các giai đoạn. Tác động đối với Việt Nam NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn Mục lục 1.1. Khái quát về hệ thống tiền tệ 5 1.2. Phân loại hệ thống tiền tệ 5 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của đồng USD 6 2.1. Vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thế giới qua các giai đoạn 7 2.1.1. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 7 2.1.2.Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai 7 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1973 đến những năm 1980 9 2.1.4.Giai đoạn 1980 – 1985 9 2.1.5. Sau sự kiện khủng bố 11/09 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến nay 10 2.2. Vai trò của đồng USD so với các đồng tiền khác 15 2.3. Ảnh hưởng của đồng USD đối với kinh tế Việt Nam 20 2 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa đã đẩy mạnh xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, dẫn đến những thay đổi về qui mô và quyền lực tài chính giữa các nước phát triển và đang phát triển. Trong khi nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trò chính trong nền kinh tế thế giới suốt từ sau thế chiến 2 cho đến những năm 1990, từ cuối thế kỷ qua đã chứng kiến sự nổi lên của một số nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Brazil. Những thay đổi này đã gây tác động đến dòng vốn quốc tế và tỉ giá hối đoái, từng bước hình thành sự điều chỉnh quốc tế. Thêm vào đó, sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến chống khủng bố đã tác động xấu đến cán cân thanh toán của Mỹ, mà đỉnh cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính sự mất cân đối ngân sách kỷ lục tại Mỹ và sự nổi lên của các nền kinh tế mới nổi đã khiến cho USD mất giá 16% tính từ tháng 3/2009 và trên 20% tính từ năm 2002 và còn tiếp tục xuống giá. Tỉ trọng USD trong dự trữ thế giới giảm từ 72% vào năm 1999 (đồng euro bắt đầu lưu hành) xuống còn 62,8% vào quí 2/2009. Cả thế giới đang dõi theo từng biến động của đồng USD và đã đưa ra nhiều kịch bản cho sự biến động của đồng tiền này. Bởi lẽ, mặc dù đang có chiều hướng đi xuống nhưng USD vẫn là đồng tiền đóng vai trò chủ đạo trong các giao dịch quốc tế và kinh tế của Mỹ vẫn chiếm giữ vị trí số 1 của kinh tế toàn cầu. Nhận thấy đây là một đề tài mang tính thời sự và có “sức nóng”, nhóm tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vị thế đồng USD qua các giai đoạn. Tác động đối với Việt Nam”. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Giảng viên , nhóm tôi đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, bài viết của 3 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn nhóm không thế tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 2. Mục đích nghiên cứu Nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Những biến động tài chính của nước này tác động rất lớn đến mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Do đó, nghiên cứu vị thế của đồng USD qua các giai đoạn để từ đó hiểu được vai trò cũng như những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế nước ta để có những phản ứng chính sách tỷ giá cho phù hợp là mục đích chính của nhóm tôi khi nghiên cứu đề tài này. 3. Kết cấu đề tài Đề tài được nghiên cứu theo 3 phần chính: - Phần I: Sự hình thành và phát triển của đồng USD - Phần II: Vai trò của USD đối với nền kinh tế thế giới - Phần III: Những dự báo về đồng USD trong tương lai và các giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá đồng 4 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG USD 1.1. Khái quát về hệ thống tiền tệ Các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiện thông qua các quan hệ tiền tệ. Từ đây đã hình thành nên hệ thống tiền tệ. Hệ thống tiền tệ là tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác động tới các quan hệ tài chính - tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Do mỗi hệ thống tiền tệ ra đời và chỉ vận hành có hiệu quả trong những điều kiện thích hợp về kinh tế, chính trị và xã hội nhất định nên khi những điều kiện này thay đổi sẽ dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ . Cho đến nay đã có năm hệ thống tiền tệ được sử dụng, bao gồm: chế độ bản vị vàng, hệ thống Giơ – Noa, hệ thống Bretton Woods (còn gọi là chế độ bản vị USD), hệ thống Giamaica, và chế độ bản vị SDR. 1.2. Phân loại hệ thống tiền tệ Hệ thống tiền tệ có thể được phân thành hai giai đoạn: - Giai đoạn trước Đại chiến Thế giới lần thứ hai. Khi đó, hệ thống tiền tệ được chia thành: + Chế độ bản vị vàng (tỷ giá theo ngang giá vàng) + Chế độ bản vị hối đoái vàng + Chế độ bản vị vàng thoi - Giai đoạn sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, gồm: + Chế độ bản vị USD (chế độ tỷ giá cố định) + Chế độ SDR (chế độ tỷ giá thả nổi) 5 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của đồng USD Đồng đô la Mỹ là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Hiện nay trên thế giới ngoài Hoa Kỳ, còn có một vài quốc gia khác cũng dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình và nhiều quốc gia khác cho phép dùng đôla Mỹ trong thực tế (nhưng không chính thức). 1.1.1. Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất Cả thế giới sử dụng chế độ bản vị vàng. USD mới xuất hiện như đồng tiền của một quốc gia. 1.1.2. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, chế độ bản vị vàng sụp đổ. Đến khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, đồng USD trở thành đồng tiền chủ chốt của thế giới 1.3.3. Giai đoạn từ 1973 – 1980 Các giao dịch quốc tế dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi mới được hình thành. Đồng USD trở về với vai trò là một đồng tiền quốc gia, nhưng vẫn là một đồng tiền mạnh. 1.3.4 Giai đoạn đỉnh cao 1980 – 1985 Trong giai đoạn này, USD liên tục tăng giá. 1.3.5 Sau cuộc khủng bố 11/9 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến nay Đồng USD liên tục mất giá sau cuộc khủng bố nhắm vào nước Mỹ và tiếp tục giảm mạnh sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng hiện nay đang có xu hướng tăng trở lại. 6 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn PHẦN II: VAI TRÒ (VỊ THẾ) CỦA ĐỒNG USD ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2.1. Vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thế giới qua các giai đoạn 2.1.1. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế thế giới vận hành theo hệ thống bản vị vàng (tiền tệ của mỗi nước được qui đổi ra vàng theo một tỷ lệ được định rõ). Hệ thống này dẫn tới các tỷ lệ hối đoái cố định - tức là, tiền tệ của mỗi nước có thể đổi ra tiền của mỗi quốc gia khác theo một tỷ giá không thay đổi xác định trước. Tỷ giá hối đoái cố định đã khuyến khích thương mại thế giới phát triển bằng việc xóa đi tính không chắc chắn liên quan tới các tỷ giá dao động, nhưng lại có hai nhược điểm. Thứ nhất, dưới hệ thống bản vị vàng, các nước có thể không kiểm soát được các mức cung tiền của chính mình; đúng hơn, mức cung tiền của mỗi nước được xác định bởi dòng tiền vàng được sử dụng để quyết toán các khoản nợ của mình với những nước khác. Thứ hai, chính sách tiền tệ ở tất cả các nước bị ảnh hưởng mạnh bởi nhịp độ sản xuất vàng. Trong giai đoạn này đồng USD chỉ đơn thuần đóng vai trò là 1 đồng tiền quốc gia. 2.1.2.Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Các quốc gia đã cố gắng phục hồi lại hệ thống bản vị vàng, nhưng nó đã sụp đổ hoàn toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930. Sự sụp đổ này đã là cho quan hệ tài chính - tiền tệ quốc tế trở nên rối ren, dẫn đến sự hình thành các liên minh tiền tệ do một số nước tư bản đầu sỏ cầm đầu. Khu vực đồng đô la do Mỹ cầm đầu tồn tại bên cạnh các “đối thủ không hơn kém” là khu vực đồng Bảng Anh và khu vực đồng Phơ-răng Pháp. Nhưng sau Đại chiến thế giới lần thứ II, Mỹ trở thành một cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoại thương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng ¾ tổng dự 7 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn trữ vàng của toàn bộ thế giới tư bản). Đây chính là những yếu tố tạo nên thế mạnh cho đồng đô la Mỹ trên trường quốc tế, đưa đồng tiền này “lên ngôi” đồng tiền chủ chốt của thế giới. Tháng 7 năm 1944, Hoa Kỳ đã đứng ra triệu tập Hội nghị tiền tệ - tài chính quốc tế tại thành phố Bretton-woods với sự tham gia của 44 nước để thoả thuận về việc thiết lập các quan hệ tài chính tiền tệ quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần II. Được gọi là chế độ tiền tệ Bretton-woods. Nội dung chủ yếu của chế độ tiền tệ Bretton-woods: - Thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này. Nó được coi là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tính dụng quốc tế. Nhiều thập kỷ qua, đồng đôla vẫn là đồng tiền các nước trên thế giới có xu hướng sử dụng trong kinh doanh. Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ bằng đồng đôla, mặt khác, hầu hết các hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu (như dầu lửa) cũng được định giá bằng đồng tiền của nước Mỹ này. - Việc sử dụng USD trong thanh toán quốc tế và các quan hệ đối ngoại khác không hạn chế, các đồng tiền của các nước khác phải liên hệ chặt chẽ với USD theo chế độ tỷ giá cố định. - Các nghiệp vụ về vàng được thực hiện theo 1 giá chính thức là 35 USD = 1 ounce vàng. Đô la Mỹ được tự do chuyển đổi ra vàng theo giá đó. Ngân hàng trung ương của các nước thành viên phải can thiệp vào thị trường vàng để giữ giá vàng chính thức luôn luôn ở mức 35 USD = 1 ounce vàng. - Các nước phải thực hiện ngay các biện pháp thiết thực để loại trừ chế độ kiểm soát và quản chế ngoại hối, đồng thời thiết lập chế độ tiền tệ tự do chuyển đổi. - Thiết lập một tổ chức tiền tệ quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế theo những nguyên tắc của chế độ tiền tệ Bretton-woods. 8 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1973 đến những năm 1980 Qua 2 lần phá giá USD, năm 1973, Mỹ và các quốc gia khác đã chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi. Chế động tiền tệ Bretton Woods sụp đổ. Hệ thống tiền tệ thế giới hình thành nên 1 số chế độ tiền tệ mới: - Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca ra đời trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữa các nước thành viên IMF tại Gia-mai-ca vào những năm 1976-1978. Chế độ tiền tệ này thừa nhận SDR là cơ sở của chế độ tiền của các nước. SDR trở thành một đơn vị tiền tệ tính toán quốc tế mới. Giá trị của nó được xác định theo phương pháp rổ tiền tệ, lúc đầu rổ tiền tệ gồm 16 đồng tiền mạnh nhất của thế giới. Hiện nay, tham gia “rổ tiền tệ” là 5 đồng tiền mạnh của những quốc gia có tiềm lực về kinh tế, tài chính. Như vậy, chế độ tiền tệ Gia-mai-ca thực chất là chế độ bản vị SDR. - Chế độ tiền tệ châu Âu: Chế độ tiền tệ châu Âu là một chế độ tiền tệ quốc tế khu vực. Chế độ tiền tệ này ra đời trong bối cảnh mâu thuẫn giữa ba trung tâm thế lực quốc tế trong lĩnh vực thương mại, tiền tệ, tài chính ngày càng trở nên gay gắt. Nó được xây dựng trên cơ sở Hiệp định tiền tệ do các nước trên lục địa châu Âu ký kết vào tháng 3-1979. Chế độ tiền tệ châu Âu dựa vào ECU - một đơn vị tiền tệ quốc tế khu vực của các nước châu Âu. Giá trị của ECU được đảm bảo bằng dự trữ vàng và ngoại hối của các nước thành viên. USD lại trở về vị trí đồng tiền quốc gia. Nhưng do tiềm lực kinh tế của Mỹ rất lớn, cho nên USD vẫn còn là một đồng tiền mạnh, đồng thời nó vẫn chiếm 1 tỷ trọng đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia của các nước. 2.1.4. Giai đoạn 1980 – 1985 Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 3 năm 1985 đồng USD không ngừng tăng giá, tỷ giá danh nghĩa của USD tăng gần 50% và tỷ giá thực cũng tăng với một tỷ lệ tương tự. Một trong những nguyên nhân chính khiến 9 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn cho đồng USD lên giá mạnh là vì Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng nới lỏng chính sách tài khoá dẫn đến thâm hụt ngân sách (từ 16 tỷ $ năm 1979 lên 204 tỷ $ năm 1986). Tuy nhiên việc USD liên tục lên giá làm phát sinh nhiều mối quan tâm lớn đó là ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và gây thâm hụt cán cân vãng lai. 2.1.5. Sau sự kiện khủng bố 11/09 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến nay Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ và sự ra đời chính thức của đồng Euro, đồng USD liên tục mất giá so với các các ngoại tệ khác và vàng (trong 05 năm qua, đồng USD đã mất giá 25%). Đồng euro ngày càng được các công ty cũng như các chính phủ từ Trung Quốc đến Trung Đông chấp nhận nhiều hơn như một ngoại tệ dự trữ . Đồng đô la Mỹ có lúc trồi sụt, gây thiệt hại kinh tế, mất an toàn cho nền tài chính tiền tệ các nước và nhiều nước chủ trương thay thế vị trí độc tôn của USD bằng euro. Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), dự trữ ngoại tệ toàn cầu trong quí 1 -2006 xấp xỉ 4,34 ngàn tỷ USD. Trong số đó, đồng USD chiếm 66,3% và đồng euro 24,8%. Kinh tế toàn cầu, vốn đang bị tác động bởi cuộc khủng hoảng thị trường tài chính và sự suy giảm kinh tế của Mỹ, hiện đang đứng trước mối nguy hiểm, với đồng USD giảm giá và vượt khỏi tầm kiểm soát. Thêm vào đó là mối lo sợ các ngân hàng trung ương đột ngột tung nguồn dự trữ USD không lồ của họ ra để mua các phương tiện dự trữ khác thay thế và các nước Trung Đông có thể từ bỏ chế độ tỷ giá gắn kết với USD. Sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến chống khủng bố đã tác động xấu đến cán cân thanh toán của Mỹ, mà đỉnh cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính sự mất cân đối ngân sách kỷ lục tại Mỹ và sự nổi lên của các nền kinh tế mới nổi đã khiến cho USD mất giá 16% tính từ tháng 3/2009 và trên 20% tính từ năm 2002 và còn tiếp tục xuống giá. Tỉ trọng USD trong dự trữ thế giới giảm từ 72% vào năm 1999 (đồng euro bắt đầu lưu hành) xuống còn 62,8% vào quí 2/2009. Trong thời gian qua, thị trường tiền tệ thế giới có nhiều biến động với việc đồng USD giảm giá kỷ lục so với các đồng tiền chủ chốt cũng như so với các đồng tiền châu Á khác. Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2007, giá trị đồng USD đã giảm 5,4% so với đồng Euro và giảm 6,8% so với đồng Yen Nhật. Kể từ đầu năm 2007 tới nay, đồng USD nhìn chung đã mất giá khoảng 16%. 10 [...]... Vị thế đồng USD qua các giai đoạn PHẦN III: NHỮNG DỰ BÁO VỀ ĐỒNG USD TRONG TƯƠNG LAI VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM Dự báo về vị thế đồng USD trong tương lai Dự báo về một số đồng tiền mới nổi • Dự báo đồng Euro – đối trọng của đồng USD Euro là một đồng tiền mạnh hiếm hoi đứng ở thế đối trọng với đồng USD Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng nợ Hy lạp vừa qua và nguy cơ về nợ công ngày càng lớn của các. .. Vị thế đồng USD qua các giai đoạn Những tác động tiềm tàng Đồng USD mất giá đang là bài toán hóc búa cho giới quản lý các kho dự trữ ngoại tệ lớn của thế giới Đối với các nước, như Trung Quốc và các nước vùng Vịnh vốn gắn tỷ giá đồng nội tệ với đồng USD, thì sức ép của nguy cơ lạm phát có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho kinh tế và xã hội Tuy nhiên, bất kỳ động thái nào nhằm gỡ bỏ mối liên hệ với. .. CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn Đồng USD liên tục xuống dốc không phanh trong những tháng cuối năm 2007 Đồng USD đã thực sự đạt được một dấu mốc khi nó vượt cả mức thấp nhất so với đồng Mark Đức hồi đầu năm 1995, tương đương với khoảng 1,455-1,457 USD/ Mark và đồng Euro tăng lên với 1 Euro đổi được 1,48 USD Đồng đôla Canada (CAD) đã tăng lên mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ qua so với đồng USD, ... trong 7 năm qua so với đồng USD, trong khi đồng đôla Singapore tăng cao nhất kể từ 10 năm nay Tại Ấn Độ, đồng Rupee tăng 12% so với đồng USD trong năm Còn đồng Rupiah của Indonesia, đồng Won của Hàn Quốc, đồng đôla Đài Loan đều tăng mạnh so với đồng USD Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc liên tục lập các mức cao kỷ lục mới trong nhiều phiên giao dịch liên tiếp Nếu tính từ đầu năm đến nay, đồng NDT... của Nhật sẽ đồng nghĩa với việc nền kinh tế của họ, cũng như đồng tiền của họ, khó có được một vai trò lớn hơn trên thế giới 2.3 Ảnh hưởng của đồng USD đối với kinh tế Việt Nam 2.3.1 Ảnh hưởng bởi đồng USD mất giá - Tỷ giá VND /USD đứng yên Về phương diện cạnh tranh việc USD mất giá so với nhiều đồng tiền khác trong khi tỷ giá VND /USD đứng hoặc yếu đi một chút là có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam Đứng... bật vị thế của đồng USD cần có một sự hợp tác trên phạm vi toàn cầu, điều chắc chắn chưa thể xuất hiện trong tương lai gần 33 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam để điều tiết giá trị đồng nội tệ phù hợp với vị thế của các đồng tiền mạnh trong thanh toán Một là: Thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới,... quyền” mà nước Mỹ có được trong việc phát hành đồng tiền dự trữ hàng đầu, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách gây ảnh hưởng với phần còn lại của thế giới thông qua đồng Nhân dân tệ 27 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn Tháng 3/2009, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã vạch ra một kế hoạch dài hơn, nhằm thay thế đồng USD bằng một đồng tiền siêu chủ quyền tương tự như quyền... chính châu Âu đã làm tăng nguy cơ đối với các nước có mức thâm hụt ngân sách cao, kể cả Mỹ và Nhật, phải đột ngột thắt chặt chính sách tài chính 10 năm trước, người ta đã kỳ vọng vào một đồng euro mạnh mẽ có khả năng vượt qua đồng đô la Mỹ Nhưng giờ đây, đồng tiền này đã đánh mất vị thế đối trọng với đồng USD của mình • Dự báo đồng NDT – một trong những đồng tiền dự trữ của thế giới trong tương lai Trung... được ràng buộc với giá HK$7,8 /USD từ năm 1983 Đồng Pataca của Macao, được ràng buộc với đô la Hồng Kông với giá MOP1,03/HKD, được gián tiếp hoán đổi với đô la Mỹ với tỷ giá khoảng MOP8 /USD Đồng Nhân dân tệ của CHND Trung Hoa đã được ổn định giá với đô la Mỹ từ giữa thập niên 1990 với giá Y8,28 /USD cho đến ngày 21 tháng 7, 2005.Malaysia cũng đã ổn định giá của đồng ringgitt với giá MR3,8 /USD từ 1997 Ngày... định Việc mất giá của đồng đôla Mỹ trên thị trường thế giới thực ra ảnh hưởng không nhiều lắm về mặt tỷ giá đối với tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam Vì phần lớn doanh nghiệp, ngay cả doanh nghiệp nước ngoài vẫn chọn đồng đôla Mỹ là đồng tiền thanh toán Chỉ khi ở nước có đồng tiền tăng giá đề 20 NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn nghị doanh nghiệp Việt Nam (nhà xuất khẩu) . Tiểu luận Vị thế đồng USD qua các giai đoạn. Tác động đối với Việt Nam NHÓM 1 – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn Mục lục 1.1. Khái quát về hệ thống tiền. – CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn PHẦN II: VAI TRÒ (VỊ THẾ) CỦA ĐỒNG USD ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2.1. Vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thế giới qua các giai đoạn 2.1.1. Trước. CH18G Vị thế đồng USD qua các giai đoạn PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG USD 1.1. Khái quát về hệ thống tiền tệ Các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại

Ngày đăng: 03/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Khái quát về hệ thống tiền tệ

  • 1.2. Phân loại hệ thống tiền tệ

  • 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của đồng USD

  • 2.1. Vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thế giới qua các giai đoạn

  • 2.1.1. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

  • 2.1.2.Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai

  • 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1973 đến những năm 1980

  • 2.1.4. Giai đoạn 1980 – 1985

  • 2.1.5. Sau sự kiện khủng bố 11/09 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến nay

  • 2.2. Vai trò của đồng USD so với các đồng tiền khác

  • 2.3. Ảnh hưởng của đồng USD đối với kinh tế Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan