Chương 2: Các nhược điểm của nhiên liệu truyền thống - Quá trình cháy không hòan toàn, tạo ra các sản phẩm cháy: CO, CO2, HC, NOx, SOx, … gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng tự nhiên
Trang 1Chương 2: Các nhược điểm của
nhiên liệu truyền thống
- Quá trình cháy không hòan toàn, tạo ra các sản phẩm cháy:
CO, CO2, HC, NOx, SOx, … gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng tự nhiên;
- Nhiên liệu sử dụng không tái tạo được;
- Nguồn nhiên liệu ngày càng cạn dần
Là 3 lý do tìm kiếm nhiên liệu thay thế
Bị lệ thuộc hòan toàn vào nhiên liệu lỏng
- Ở mức độ quốc gia, đối với các quốc gia không sản xuất năng lượng, thì phương tiện vận chuyển hòan toàn phụ thuộc vào sự độc quyền nhiên liệu, bị ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu và sự đảm bảo lượng năng lượng dự trữ trên thị trường quốc tế
- Ở mức độ toàn cầu, trong khoảng thời gian dài sau này, nguồn nhiên liệu để chạy động cơ nhiệt sẽ bị hạn chế Sự cạn kiệt không thể tránh của nguồn tài nguyên này do việc tìm kiếm và khai thác các mỏ dầu, mỏ khí mới ngày càng khó khăn
IV GIỚI THIỆU ĐỘNG CƠ XE ÔTÔ
Trang 2Xe ô tô có thể được phân loại thành các dạng sau tùy theo nguồn năng lượng chuyển động
Xe sử dụng động cơ xăng:
Loại xe này hoạt động bằng động cơ sử dụng nhiên liệu xăng
Xe sử dụng động cơ diesel:
Loại xe này hoạt động bằng động cơ sử dụng nhiên liệu
diesel
Xe sử dụng động cơ lai:
Loại xe này được trang bị với những nguồn năng lượng khác nhau
Xe sử dụng năng lượng điện:
Loại xe này sử dụng nguồn điện của ắcquy để vận hành mô
tơ điện
Xe sử dụng động cơ lai loại tế bào nhiên liệu
Loại xe này sử dụng năng lượng điện tạo ra khi nhiên liệu hyđrô phản ứng với ôxy trong không khí sinh ra nước
- Động cơ đốt trong là loại động cơ sử dụng lực đẩy do nhiên liệu cháy nổ để đẩy Pittông bên trong xi – lanh, chuyển động tịnh tiến của Pittông làm quay trục cơ sau đó làm bánh xe chuyển động nhờ xích tải hoặc trục chuyển động Các loại nhiên liệu phổ biến nhất cho ôtô là xăng và dầu hỏa.
- Một trong những thiết kế quan trọng nhất là của Nicolas August Otto, ông đã sáng chế động cơ chạy xăng có
Trang 3hiệu suất cao vào năm 1876 Otto tạo ra loại động cơ đốt trong 4 kỳ thường được gọi là “Động cơ chu kỳ Otto” và ngay sau khi thành công với động cơ này ông đã đưa ra nó vào sử dụng cho xe gắn máy Cống hiến của Otto trong lịch sử được phát triển sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay cho tất cả các xe chạy nhiên liệu lỏng.
- Động cơ hơi nước không phải là loại động cơ duy nhất cho những chiếc xe tự vận hành trong thời kỹ đầu tiên Trong thời kỳ này các loại xe với động cơ điện cũng đã ra đời (www.Google.com)
V GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGUỒN NĂNG LƯỢNG
• DẦU MỎ :
1 Nguồn gốc dầu mỏ
Theo lý thuyết tổng hợp sinh học được nhiều nhà khoa học đồng ý:
Dầu mỏ phát sinh từ những xác chết của các sinh vật ở đáy biển, hay từ các thực vật bị chôn trong đất Khi thiếu khí
ôxy, bị đè nén dưới áp suất và ở nhiệt độ cao các chất hữu cơ trong các sinh vật này được chuyển hóa thành các hợp chất tạo nên dầu
Dầu tích tụ trong các lớp đất đá xốp, do nhẹ hơn nước nên dầu di chuyển dần dần lên trên cho đến khi gặp phải các lớp đất đá không thẩm thấu thì tích tụ lại ở đấy và tạo thành một mỏ dầu
Trang 4a Định nghĩa dầu mỏ
Dầu mỏ là một trong các chất hữu cơ hóa thạch (than đá, dầu
mỏ, khí thiên nhiên), là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hydrocacbon (CnHm), có cấu trúc hóa học khác nhau và có các tính chất dị biệt
b Thành phần nguyên tố chủ yếu tạo nên các hợp phần của dầu mỏ
Cacbon (C): 83,5 ÷ 87%
Hydro ( H): 11,5 ÷ 14%
• XĂNG
a Định nghĩa
Xăng là một trong nhiều sản phẩm của dầu mỏ, là loại nhiên liệu nhẹ, tồn tại dưới dạng lỏng, có nhiệt độ bốc hơi trong khoảng từ (3040)0C đến (180220)0C, có khối lượng riêng ở 150C là = 0,650,80 g/cm3 Trong xăng thường chứa các HC từ C6 đến C11 Xăng chứa khoảng
80 90% cacbuahydro nhóm alkan và cycloalkan
Thành phần tốt nhất của xăng là parafin đồng vị (Iso-alkan)
và cacbuahydro thơm vì có kết cấu phân tử bền vững Xăng có nhiều các thành phần nêu trên sẽ có đặc tính
Trang 5chống kích nổ cao cho phép tăng tỷ số nén của động
cơ, kết quả tăng công suất