1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH SỤP MI (Kỳ 1) doc

5 254 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 181,41 KB

Nội dung

BỆNH SỤP MI (Kỳ 1) 1.1. Định nghĩa. Sụp mi là sự sa của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường của nó (bình thường mi trên phủ rìa giác mạc cực trên khoảng 1 - 2mm). 1.2. Phân loại Vấn đề phân loại sụp mi rất quan trọng vì nó hướng chúng ta tới sự điều trị thích hợp. Có nhiều cách phân loại sụp mi. Tuy nhiên, theo đa số các tác giả, sụp mi được chia làm hai nhóm chính: sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải. 1.2.1. Sụp mi bẩm sinh: Chiếm khoảng 55% - 75% các trường hợp sụp mi. a. Sụp mi đơn thuần: - Thường gặp nhất, một hoặc hai bên. - Có thể kết hợp với tật khúc xạ. - Không gây nhược thị. b. Sụp mi bẩm sinh phối hợp với những bất thường bẩm sinh khác. * Sụp mi bẩm sinh phối hợp bất thường vận nhãn. * Sụp mi bẩm sinh phối hợp với những dị dạng ở mặt (3 – 6%). 1.2.2. Sụp mi mắc phải: Sụp mi mắc phải có thể xuất hiện lúc sinh và do đó có thể bị nhầm với sụp mi bẩm sinh. Tỷ lệ sụp mi mắc phải chiếm khoảng 25% tổng số trường hợp sụp mi và được chia làm 5 nhóm: a. Sụp mi do tổn thương thần kinh (nguồn gốc trung tâm hoặc ngoại biên). - Nguồn gốc trung tâm: Liệt vận nhãn với mức độ khác nhau (tổn thương nhân). - Nguồn gốc ngoại biên: + Liệt thần kinh III thường kèm theo liệt vận nhãn. Nhiều khi không can thiệp phẫu thuật loại sụp mi này vì mi bị sụp lại che chở tốt cho giác mạc, thường mất cảm giác do tổn thương dây V. + Hội chứng khe giơi: Liệt các dây III, IV, V, Vi cùng bên làm cho nhãn cầu bên tổn thương bất thường bất động nhìn thẳng, mi mắt sụp, giãn đồng tử, mất cảm giác mạc, tê bì vùng dây V chi phối. + Hội chứng đỉnh hố mắt: Là hội chứng khe giơi kèm theo tổn thương thị thần kinh. + Hội chứng xoang hang: Sụp mi, nhãn cầu đứng yên, đồng tử giãn, mất cảm giác mạc, tê bì trên vùng thuộc nhánh dây V, lồi mắt thẳng trục, không đẩy thụt nhãn cầu vào được, nghe ở vùng mắt và thái dương có tiếng thổi. + Hội chứng cuống não: Hội chứng Weber: Liệt dây thần kinh III cùng bên, liệt nửa người đối diện (thường do tổn hại ở chân cuống não). Hội chứng Benedick: Liệt dây thần kinh III cùng bên, run chân tay bên đối diện (thường do tổn hại vùng chỏm của cuống não). - Hội chứng Claude Bernard – Horner: + Sụp mi, co đồng tử, nhãn cầu thụt + Làm test Néosynéphrine (+). b. Sụp mi do cơ. - Nhược cơ thường gặp ở những bệnh nhân nữ, trẻ tuổi: + Lúc đầu sụp mi một bên, là dấu hiệu phát hiện bệnh. + Thay đổi, tăng lên khi mệt mỏi, buổi chiều sụp nhiều hơn buổi sáng. + Rối loạn vận nhãn (song thị). + Test Prostigmine hoặc Tensilon (+). + Điện cơ thấy biên độ hoạt động cơ giảm và cơ chóng mệt. - Bệnh cơ do ti lạp thể: + Bệnh di truyền (50%). + Bắt đầu khác nhau, nặng dần. + Sụp mi hai bên với mức độ khác nhau nhưng thường nặng. + Liệt vận nhãn không toàn bộ. - Bệnh Steinert: + Sụp mi hai bên. + Hở mi (tổn thương cơ vòng). . Sụp mi mắc phải có thể xuất hiện lúc sinh và do đó có thể bị nhầm với sụp mi bẩm sinh. Tỷ lệ sụp mi mắc phải chiếm khoảng 25% tổng số trường hợp sụp mi và được chia làm 5 nhóm: a. Sụp mi. BỆNH SỤP MI (Kỳ 1) 1.1. Định nghĩa. Sụp mi là sự sa của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường của nó (bình thường mi trên phủ rìa giác mạc cực trên. được chia làm hai nhóm chính: sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải. 1.2.1. Sụp mi bẩm sinh: Chiếm khoảng 55% - 75% các trường hợp sụp mi. a. Sụp mi đơn thuần: - Thường gặp nhất, một hoặc hai

Ngày đăng: 03/07/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN