1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NHÂN CÁCH (Kỳ 1) doc

5 189 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 220,55 KB

Nội dung

NHÂN CÁCH (Kỳ 1) I. ĐỊNH NGHĨA NHÂN CÁCH VÀ THÀNH PHẦN CẤU TẠO 1. Định nghĩa: Có bao nhiêu học thuyết tâm lý có bấy nhiêu định nghĩa về nhân cách (thuyết phân tâm học của Freud). Những thuyết Freud mới ở Châu Âu, Châu Mỹ, tâm lý học chủng tộc, thuyết hành vi, thuyết tập nhiễm (học tập ). Tuy nhiên mọi học thuyết đều nhất trí với nhau về một số khái niệm, cho dù chúng được giải thích khác nhau. 1. Khái niệm tổng thể gồm toàn bộ các yếu tố của tâm lý: Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý của từng cá nhân, do điều kiện sinh học và xã hội tạo ra, tổng hợp lại làm cho cá nhân ấy có một hiện tượng tâm lý, một dáng dấp tâm lý không giống cá nhân khác, nhân cách còn gọi là bản ngã cá tính. 2. Nhân cách có tính hằng định, nhờ đó nhân cách tiến triển với tuổi tác, tuỳ theo sự trải nghiệm nhưng chậm chạp và vừa phải. 3. Nhân cách tương ứng với cấu tạo cảm xúc hơn là cấu tạo trí tuệ, vì cảm xúc quyết định hơn cả các hành vi và các phản ứng. Tuy nhiên có sự tham gia của trí tuệ. 4. Nhân cách có cấu trúc: khái niệm về cấu trúc được đánh giá khác nhau, theo nghĩa hẹp có nghĩa là từng yếu tố chỉ có giá trị so với các yếu tố khác, nhìn theo xu hướng tập hợp, có thể coi các yếu tố chồng lên nhau nhưng vẫn độc lập. 5. Nhân cách có tính động: các yếu tố cấu thành chịu những lực từ bên ngoài hay từ bên trong và các yếu tố đó tương tác với nhau do những kích thích. 6. Nhân cách có sự thay đổi cơ chế hoạt động hữu hiệu: Chịu sự căng thẳng và giảm căng thẳng tuỳ theo cơ chế trao đổi năng lượng. Các căng thẳng có thể được giải thích khác nhau: động cơ, thúc đẩy xung năng, chí hướng. 7. Nhân cách gồm các yếu tố có nguồn gốc và bản chất khác nhau: tâm sinh lý, bản năng, cảm xúc, nhận thức… mà vai trò được đánh giá khác nhau tuỳ theo từng học thuyết. 8. Nhân cách gồm một phần ý thức và một phần vô thức. Điều này không thuyết nào phủ nhận nhưng đánh giá tầm quan trọng của từng phần rất khác nhau. 9. Với bản thân đối tượng: hình ảnh của chính bản thân mình về những cảm xúc đã nhận cảm được trong đời sống và trong tư tưởng của đối tượng. Đối với bên ngoài (người khác) đó là những biểu hiện thể chất, những ứng xử, những sản phẩm mà chủ quan đối tượng tạo ra. 2. Các thành phần cấu tạo: Theo Rubinstrin có 4 nhóm lớn: - Xu hướng. - Khí chất. - Tính cách. - Năng lực. Mỗi nhóm lại chia ra thành những đặc điểm nhỏ. C. Tương quan giữa các thành phần: 3 thành phần: 1. Quá trình tâm lý: Là một hoạt động tâm lý cơ động phản ánh hiện thực trước mặt. Xuất hiện và mất đi trong một thời gian tương đối ngắn và nếu kéo dài thì sẽ chuyển sang một qúa trình kế tiếp khác. Muốn có một hình ảnh tâm lý nào, dù là một cảm giác, một ý nghĩ, một tình cảm trước hết phải có qúa trình tâm lý. Quá trình tâm lý là một hoạt động tâm lý có khởi đầu, diễn biến và kết thúc nhằm biến những tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý. Ví dụ: Muốn có hình ảnh về một quả cam, phải có những quá trình cảm giác như nhìn thấy da cam, ngửi thấy mùi cam thơm, nếm thấy vị cam ngọt lùi. Người bác sĩ muốn chẩn đoán một bệnh nhân sau khi thu thập các thông tin, thăm khám bệnh nhân cần phải có một qúa trình tư duy để ra một chẩn đoán quyết định. Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần. Nó xuất hiện như là yếu tố điều chỉnh dần với hành vi của con người. Có quá trình tâm lý mới có trạng thái tâm lý, có kiến thức, bản lĩnh, có sự phong phú về kinh nghiệm sống. 2. Trạng thái tâm lý: Là hiện tượng tâm lý tạm thời nhưng tương đối bền vững hơn quá trình tâm lý. Con người bao giờ cũng ở vào một trạng thái tâm lý nhất định, nói cách khác, bao giờ đời sống tâm lý cũng diễn ra trong một trạng thái nào đó như chú ý tập trung hay lơ đãng, phân tán, tích cực hoạt động hay mệt mỏi, ủ ê, thắc mắc băn khoăn hay hồ hởi thoải mái, chần chừ do dự hay quyết tâm say sưa Trạng thái tâm lý là đặc trưng của hoạt động tâm lý trong một khoảng thời gian nhất định tạo thành một cái nền khiến cho quá trình tâm lý và thuộc tính tâm lý (đặc điểm tâm lý) diễn biến hoặc biểu hiện ra một cách nhất định. Trạng thái tâm lý nảy sinh từ hoạt động của não, khi đã xuất hiện lại ảnh hưởng trở lại đến sức mạnh và nhịp độ của hoạt động phản ánh, có thể nâng cao hay hạ thấp các hoạt động tâm lý khác. Ví dụ: trạng thái căng thẳng có thể gây ra những lệch lạc trong cảm giác, tri giác, trí nhớ tư duy của đối tượng. Hoặc trạng thái phấn khởi, say sưa dễ làm cho người ta tự tin, lạc quan. Đồng thời trạng thái tâm lý luôn luôn chịu ảnh hưởng của hoạt động tâm lý khác. Trạng thái tâm lý nếu luôn luôn diễn lại, lâu ngày có thể trở thành nét tâm lý điển hình của một cá nhân. . cá nhân khác, nhân cách còn gọi là bản ngã cá tính. 2. Nhân cách có tính hằng định, nhờ đó nhân cách tiến triển với tuổi tác, tuỳ theo sự trải nghiệm nhưng chậm chạp và vừa phải. 3. Nhân cách. NHÂN CÁCH (Kỳ 1) I. ĐỊNH NGHĨA NHÂN CÁCH VÀ THÀNH PHẦN CẤU TẠO 1. Định nghĩa: Có bao nhiêu học thuyết tâm lý có bấy nhiêu định nghĩa về nhân cách (thuyết phân tâm. gồm toàn bộ các yếu tố của tâm lý: Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý của từng cá nhân, do điều kiện sinh học và xã hội tạo ra, tổng hợp lại làm cho cá nhân ấy có một hiện tượng tâm lý,

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20