Sậm da, rạn da ở bà bầu Trong thai kỳ, hệ da- lông-tóc-móng của thai phụ có rất nhiều thay đổi có thể gây ra những tác động về mặt thẩm mỹ và sức khỏe. Cùng với sự thay đổi về vóc dáng, sự thay đổi về làn da (nám da, rạn da) hoặc mái tóc (rụng tóc) đã tác động rất lớn đến tâm sinh lý của phụ nữ mang thai và sau sinh. Thai kỳ là khoảng thời gian có những thay đổi sinh lý rất phức tạp và đáng kể. Các nội tiết tố do thai hoặc nhau thai tiết ra, hoặc do các tuyến nội tiết trong cơ thể tăng tiết sẽ làm cơ thể thai phụ có những thay đổi rõ rệt. Tăng sắc tố da: Một trong những thay đổi sinh lý nổi Da bụng mẹ bị rạn rồi nè! - bật và khá phổ biến là tăng sắc tố da. Toàn bộ da trở nên sậm màu hơn, kể cả các nốt ruồi hoặc đốm tàn nhang sẵn có. Ðặc biệt da mặt bị nám ở những vùng như hai má, sống mũi, trán và ria mép. Tình trạng tăng sắc tố xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau và gặp trong 90% phụ nữ mang thai. Trong đó nám da mặt chiếm trên 50% trường hợp. Mặc dù nám da thường giảm dần sau sinh nhưng có đến 70% trường hợp tồn tại kéo dài đến một năm sau, và có một số ít trường hợp sự gia tăng hắc tố hiện diện đến mười năm sau sinh. Như vậy nám da sau sinh là một tình trạng khá phổ biến và có thể tự khỏi dần theo thời gian. Tình trạng này chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ không ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em sau sinh. Rạn da: Rạn da bụng, hông, mông, vú, chiếm 90% ở phụ nữ mang thai. Rạn da lúc đầu màu hồng, sau đó thành các dải teo da màu tím, đôi khi kèm với ngứa nhẹ. Sau sinh chúng trở nên phai nhạt dần. Ngứa da trong thai kỳ: Chiếm 0,8%. Ngứa chi phối rất nhiều trong cuộc sống và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cần kiểm tra chức năng gan để loại trừ ngứa da do ứ mật trong những nguyên nhân khác của bệnh gan mật. Tổn thương tóc và móng: Suốt trong thai kỳ cho đến một tuần sau sinh, tóc mọc dày hơn do sự kích thích của nội tiết tố estrogen tăng trong thai kỳ. Thân sợi tóc dày hơn, số lượng sợi tóc trưởng thành nhiều hơn lúc bình thường. Nội tiết tố thai kỳ sẽ giảm đột ngột sau sinh. Do đó sợi tóc sẽ suy yếu và bắt đầu rụng nhiều từ 1-5 tháng sau sinh và có thể kéo dài đến một năm. Tuy nhiên hiện tượng này không kéo dài vĩnh viễn mà tóc sẽ hồi phục dần như trước khi sinh sau khoảng 15 tháng nếu chúng ta biết cách chăm sóc tóc thích hợp. Móng trở nên giòn hơn, mất bóng, dễ gãy do tăng nhu cầu về các vitamin và yếu tố vi lượng trong cơ thể bà mẹ. Tình trạng này cũng sẽ được hồi phục dần. . Sậm da, rạn da ở bà bầu Trong thai kỳ, hệ da- lông-tóc-móng của thai phụ có rất nhiều thay đổi có thể gây ra những. một tình trạng khá phổ biến và có thể tự khỏi dần theo thời gian. Tình trạng này chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ không ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em sau sinh. Rạn da: Rạn da bụng, hông,. thay đổi rõ rệt. Tăng sắc tố da: Một trong những thay đổi sinh lý nổi Da bụng mẹ bị rạn rồi nè! - bật và khá phổ biến là tăng sắc tố da. Toàn bộ da trở nên sậm màu hơn, kể cả các nốt ruồi