1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Trị chứng giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ ở bà bầu pot

7 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 165,06 KB

Nội dung

Trị chứng giãn tĩnh mạch bệnh trĩ bầu Hiển nhiên một điều là không thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, các bầu có thể giảm nhẹ triệu chứng những phiền toái do nó mang lại dựa trên chế độ dinh dưỡng, luyện tập mát xa. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch Giãn tĩnh mạch thường xảy ra trong quá trình thai nghén do hormon giới tính duy trì thai gây ra. Các tĩnh mạch nổi lên (rõ rệt nhất là sau gối), có màu xanh đậm do các van trong lòng tĩnh mạch ứ đầy máu căng phồng lên, tạo các chỗ phồng các “nút”. Giãn tĩnh mạch có thể không gây đau đớn nhưng gây khó chịu do cảm giác kiến bò, nặng chân. Giãn tĩnh mạch thường gặp nhiều chân, hậu môn (bệnh trĩ) thậm chí là ở cả phía ngoài âm đạo. Giãn tĩnh mạch thường “phát triển” cùng với sự lớn lên của thai nhi. Sức nặng của thai sẽ làm gia tăng áp lực lên các thành mạch vùng xương chậu và bụng chân. Giãn tĩnh mạch cũng có thể tiến triển khi tăng cân quá nhanh trong thời gian mang thai, nếu thai nhi quá lớn hay mang đa thai. Giãn tĩnh mạch thường có yếu tố di truyền trở nên "nặng" hơn qua mỗi lần mang thai. Càng sinh nhiều con, biểu hiện của bệnh càng rõ rệt. Có thể ngăn ngừa? Dinh dưỡng Ăn uống trong thời kỳ thai nghén cũng có thể giúp giảm thiểu những khó chịu do chứng giãn tĩnh mạch gây ra hoặc ngăn ngừa không để tình trạng tồi tệ hơn. Một chế độ ăn cân bằng, hợp lý đủ chất sẽ củng cố chức năng thành mạch, giúp giảm đau do giãn tĩnh mạch nhưng không thể ngăn ngừa sự thay đổi tiêu cực của thành mạch nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao. Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp bệnh trĩ không tăng nặng mà thủ phạm là do tình trạng táo bón gây ra. Ngoài ra, bạn có thể uống nước quả, đặc biệt là các loại quả mọng họ dâu (dây tây, dâu đất, mâm xôi ) cũng giúp phòng chứng giãn tĩnh mạch bởi chất nhuộm màu của các loại quả này giúp tăng cường sự dẻo dai của các thành mạch máu. Một nguồn thực vật khác cũng rất tốt là dứa tươi. Loại quả này có chứa bromelain, có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng máu vón cục bằng cách “phân tán” các lưới fibrin, thủ phạm gây ra giãn tĩnh mạch. Lưu ý là không ăn quá nhiều nếu bạn đã từng bị ra máu trong quá trình mang thai vì nó có thể khiến tình trạng này lặp lại. Bạn cũng có thể ăn hạt hướng dương. Loại hạt này rất giàu vitamin E, mà sự thiếu hụt của sinh tố này có liên quan với chứng giãn tĩnh mạch. Tỏi cũng được xem là một loại gia vị giúp lưu thông máu nhờ chất allicin. Hãy thêm tỏi vào các món xào, nước chấm Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn tránh xa các loại trà, cà phê, cola đừng nên uống quá nhiều sữa vì chúng có thể làm cho các “dây” xanh đen này đau nhức hơn và các loại nước này cũng là thủ phạm dẫn tới táo bón, làm bệnh trĩ thêm nặng. Có thể uống bổ sung các loại vitamin tổng hợp để cải thiện chức năng thành mạch từ đó cải thiện chứng giãn tĩnh mạch. Lưu ý là trao đổi với bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại vitamin nào. Nếu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thì đây là thời điểm cần thiết để bạn tránh xa nó. Nó không chỉ gây hại cho thai nhi mà còn làm tình trạng giãn tĩnh mạch thêm tồi tệ. Luyện tập Hiển nhiên là không thể ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch khi có thai nhưng việc luyện tập thường xuyên cũng có tác dụng “chống” giãn tĩnh mạch thêm nữa. Đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội tham gia các lớp thể dục cho bầu sẽ rất tốt. Tránh xa hình thức tập luyện kiểu aerobic, đạp xe chạy bộ vì chúng sẽ làm tăng áp lực cho chân là cơ hội tốt để chứng giãn tĩnh mạch “phát triển”. Thở sâu cũng giúp ích cho hệ tuần hoàn ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Hãy hít thở sâu 10 phút mỗi ngày trong tư thế ngồi khoanh chân. Hãy hít thật sâu bằng mũi thở ra thật chậm bằng miệng. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị bệnh trĩ hay bạn đã từng gặp các chứng bệnh này lần mang thai trước thì các bài tập cơ hông thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch khi thai ngày càng lớn lên. Tuyệt đối không mặc các loại quần áo thông thường khi có bầu vì các loại quần áo bó, đặc biệt là vùng háng (quần jean bó sát, tất quần ) sẽ gây sung huyết vùng xương chậu gây ra chứng giãn tĩnh mạch. Không mang giày quá chật vì nó sẽ làm căng cơ bắp chân. Tránh ngồi ghế hay ngồi xổm lâu không bao giờ được ngồi bắt chéo chân. Điều trị chứng giãn tĩnh mạch Xoa bóp bằng dầu thơm: Lấy 4 giọt dầu thơm cây bách hay dầu cây phong lữ trộn với 5ml (1 thìa) dầu hạt nho để pha vào bồn tắm. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm các loại dầu tắm để làm ấm hay làm mát nước, dùng một miếng bông tắm mềm kỳ cọ chân thật nhẹ nhàng nhưng nhớ tránh các “dây” tĩnh mạch đang bị giãn. Chớ dùng dầu mát xa trực tiếp lên các “dây” tĩnh mạch đang nổi vì sẽ chỉ làm bạn tăng thêm cảm giác khó chịu. Có thể dùng nước lạnh xịt lên chân để các thành mạch co lại, giảm chứng giãn tĩnh mạch. Ngoài ra có thể dùng khăn tẩm dấm táo đắp lên chân 2 lần/ngày. Tuy nhiên phương pháp này chưa được kiểm chứng dù nó rất an toàn cho bầu. Thoa kem dưỡng: Có thể dùng kem dưỡng giàu vitamin E để thoa lên vùng da này ngày 2/lần. Tránh gãi, gia tăng áp lực cho vùng tĩnh mạch đã bị giãn. . Trị chứng giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ ở bà bầu Hiển nhiên một điều là không thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch trong suốt giai. kiến bò, nặng chân. Giãn tĩnh mạch thường gặp nhiều ở chân, hậu môn (bệnh trĩ) và thậm chí là ở cả phía ngoài âm đạo. Giãn tĩnh mạch thường “phát triển”

Ngày đăng: 27/02/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w