Sở hữu công nghiệp là gì? Quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Tại sao phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp? Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau: - Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký; - Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; - Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó; - Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là một vấn đề không mấy xa lạ với các nước trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Rất ít doanh nghiệp nước ta nhận thức được rằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc thiết lập quyền sở hữu công nghiệp của mình trên thị trường trong nước và càng trở nên quan trọng hơn khi tham gia vào thị trường quốc tế. Đây chính là cơ hội cho những đối thủ cạnh tranh lợi dụng vi phạm. Tình trạng hàng giả, copy những thành quả lao động sáng tạo của người khác với nhiều thủ đoạn tinh vi và từ nhiều nguồn khác nhau, trong nước hay từ nước ngoài, đã tác động xấu đến thị trường đầu tư trong nước cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam liên tục đối mặt với những rắc rối từ vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp này tại thị trường nội địa và một số thị trường xuất khẩu (như thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN…). Đây là hậu quả tất yếu của tình trạng không quan tâm tới việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu cũng như ngay tại thị trường Việt Nam (khi nhãn hiệu PetroVietnam bị đăng ký tại Hoa Kỳ, nhãn hiệu này vẫn chưa được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, tương tự như vậy đối với nhãn hiệu Vinataba, chỉ có Võng xếp Duy Lợi là chứng minh được việc đã công bố trước kiểu dáng kỹ thuật…). Thực tế, chỉ khi nào thương hiệu bị xâm phạm, các doanh nghiệp mới nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ. Trong khi đó, theo nguyên tắc, trước khi muốn đưa hàng hoá vào bất kỳ thị trường nào, việc đầu tiên doanh nghiệp phải làm là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp có tư tưởng lớn làm ăn lâu dài phải xác định rằng: Là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại, các đối tượng sở hữu công nghiệp cần được đăng ký bảo hộ nhằm bảo đảm tối đa các quyền lợi của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh, đồng thời, hoạt động này phải đi trước một bước trong chiến lược kinh doanh. Với một đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp luôn có sự chắc chắn: - Có cơ sở bảo vệ chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ thương hiệu của mình - Chính các đối tượng đã được đã được đăng ký đó sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp trong tương lai, thậm chí rất lớn nếu công việc kinh doanh của họ phát đạt - Đang hòa nhập cùng nguyên tắc và chuẩn mực của thế giới. . Sở hữu công nghiệp là gì? Quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch. tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Tại sao phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp? Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau: - Quyền sở hữu công nghiệp đối. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; - Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được