Bài học tự cứu của các tờ báo châu Âu Giữa lúc số tờ báo in của Mỹ phá sản và đình bản gia tăng mạnh mẽ thời gian qua, công ty báo chí Axel Springer, chủ sở hữu tờ báo lớn nhất châu Âu Bild, lại thông báo đạt mức lợi nhuận cao nhất trong 62 năm lịch sử. Tại trụ sở của Springer ở Berlin, không có chỗ cho những cuộc thảo luận tuyệt vọng về việc làm thế nào để vượt qua suy thoái hay chống chọi với cuộc cách mạng kỹ thuật số. Thay vào đó, Giám đốc điều hành (CEO) Mathias Döpfner của công ty này cho biết, ông đang tìm kiếm những cơ hội để mở rộng tờ báo, bằng cách tìm các công ty báo chí có thể mua lại được ở Đức, Đông Âu, và thậm chí cả ở Mỹ. “Tôi không tin vào sự chấm hết của ngành báo in. Ngược lại, tôi cho rằng cuộc khủng hoảng này có thể đem lại một ảnh hưởng tích cực. Đó là số đầu báo sẽ giảm xuống, nhưng các tờ báo mạnh càng vững vàng hơn sau khủng hoảng”, ông Döpfner nói. Sự sáng tạo của các báo châu Âu Tại nhiều nơi trên thế giới, các tờ báo Mỹ được xem là tiêu chuẩn vàng của lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của các tờ báo Mỹ có vẻ như đang gặp khó. Trong khi rất nhiều gương mặt trong ngành báo của châu Âu cũng phải đương đầu với những vấn đề tương tự, một số tờ báo trong số này đã tìm ra con đường không chỉ để tồn tại mà còn ăn nên làm ra trong bối cảnh suy thoái và sự lên ngôi của Internet. Không có nhiều công ty báo chí ở châu Âu có kết quả kinh doanh năm 2008 tốt đẹp như Axel Springer, và công ty này cũng đã cảnh báo năm 2009 này sẽ khó khăn hơn nhiều đối với ngành báo. Tại một số nước châu Âu, tình hình của các tờ báo thậm chí còn tồi tệ hơn ở Mỹ. Tại Pháp, nhiều tờ báo phải sống nhờ vào tiền trợ cấp của Chính phủ. Tại thị trường Anh có mức độ cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, các tờ báo tầm quốc gia gặp khó trong việc đạt lợi nhuận, còn các tờ báo địa phương thì đóng cửa ngày càng nhiều. Tuy nhiên, người ta vẫn nhận thấy những dấu hiệu về sự vững vàng của làng báo châu Âu. Lượng phát hành ở đây giảm chậm hơn ở Mỹ. Phần lớn các tờ báo châu Âu đều ít chịu ảnh hưởng của suy thoái hơn so với báo Mỹ, do nguồn thu của họ dựa vào độc giả nhiều hơn vào các khách hàng quảng cáo giữa lúc hoạt động quảng cáo trên báo giấy đang có chiều hướng ngày càng thu hẹp. Mặc dù chưa tìm ra “chiếc đũa thần” nào, nhưng một số công ty báo chí của châu Âu đã có cách đối phó với khủng hoảng. Tại công ty báo chí Schibsted có trụ sở ở Oslo, Na Uy, các hoạt động trực tuyến, bao gồm báo mạng, các trang quảng cáo định loại (classified advertising) và các hoạt động khác, hiện chiếm khoảng 3/4 doanh thu và phần lớn lợi nhuận. Tờ báo có kết quả kinh doanh trên mạng vào hàng “sao” ở châu Âu hiện nay là tờ VG Nett, một trang web trực thuộc tờ báo in khổ nhỏ Verdens Gang. VG Nett có tỷ suất lợi nhuận lên tới 30% và là đang cạnh tranh với Google để trở thành website được truy cập nhiều nhất tại Na Uy. Giống như phần lớn website của các tờ báo in, VG Nett có nguồn thu chính từ quảng cáo, nhưng trang này đã bắt đầu tìm cách lấy tiền của độc giả. Hiện đã có khoảng 150.000 người trả 599 Crown (đơn vị tiền tệ của Na Uy - 599 Crown tương đương 90 USD) mỗi năm để tham gia vào câu lạc bộ giảm cân mà VG Nett tổ chức. Mới đây, trang này còn bắt đầu thu phí 780 Crown mỗi năm đối với mỗi độc giả để họ có thể xem các trận đấu bóng đá được truyền trực tiếp trên trang. Một mạng xã hội ảo kết nối với VG Nett bắt người sử dụng phải trả tiền nếu muốn nâng cấp hồ sơ cá nhân. Tuy nhiên, độc giả vẫn được đọc tin tức miễn phí. Nói về ngành công nghiệp âm nhạc, trong một thập kỷ qua, doanh số toàn cầu của ngành đã giảm hơn 1/4 do tình trạng ăn cắp bản quyền. Bởi thế, ít người cho rằng, các ngành khác nên học theo những gì mà lĩnh vực này đã làm. Tuy nhiên, bên cạnh những thiệt hại do nạn vi phạm bản quyền trong thế giới kỹ thuật số, những mô hình kinh doanh mới đang nổi lên trong ngành âm nhạc, mà đi đầu là châu Âu. Ít người châu Âu muốn trực tiếp bỏ tiền ra để mua nhạc trực tiếp qua các dịch vụ trên mạng kiểu như iTunes, do đó ngành công nghiệp âm nhạc đã tính phí nghe nhạc vào thuê bao băng thông rộng. Một dự án liên quan tới báo chí ở Washington đã đề xuất áp dụng biện pháp trên trong ngành công nghiệp âm nhạc vào các tờ báo. Dự án này gợi ý áp phí truy cập trang web của các tờ báo ở cấp độ nhà cung cấp dịch vụ Internet. Để mô hình như vậy thành công, các tờ báo cần hợp tác cùng nhau. Cuộc chiến với Google Một nhóm các tờ báo ở khu vực nói tiếng Pháp của Bỉ đã cho thấy những khả năng và hạn chế khi hợp tác cùng nhau trong cuộc cạnh tranh với Google - trang web mà một số tờ báo coi là “kẻ thù chung”. Hai năm trước, với danh nghĩa tổ chức nghề nghiệp mang tên Copieresse, các tờ báo này đã thắng trong một vụ kiện ở toà án Bỉ, đòi Google phải gỡ nội dung của họ khỏi trang tin Google News. Các tờ báo Bỉ này lập luận rằng, Google News đã vi phạm bản quyền của họ. Hiện Google vẫn chưa kháng cáo. Khi Google muốn mở rộng dịch vụ Google News sang Đan Mạch 2 năm trước, các luật sư đại diện cho làng báo nước này đã viết thư cho Google và tuyên bố Google không thể làm vậy nếu không được phép. Biện pháp trên không chỉ giúp các tờ báo thu được nhiều lợi nhuận trên mạng hơn, mà còn tránh rơi vào tình trạng bị những “người khổng lồ trên mạng giết chết” - theo cách nói của bà Margaret Boribon, Tổng thư ký của Copiepresse. 14% lợi nhuận của Axel Springer là từ mạng Internet, nhiều hơn so với ở các tờ báo Mỹ, mặc dù các thị trường của công ty này (chủ yếu ở Đức và Đông Âu) có mức độ sử dụng báo mạng thấp hơn ở Mỹ. Theo CEO Döpfner của công ty này, một lý do ở đây là Axel Springer dám vượt qua chính mình. Thay vì cố gắng bảo vệ những ấn phẩm đã có, công ty này tìm cách mua lại hoặc tạo mới thêm ấn phẩm. Một vài ấn phẩm trong số này cung cấp những nội dung trùng nhau nhưng hướng tới đối tượng độc giả khác nhau. Chẳng hạn, trong một tòa soạn của công ty tại Berlin, Đức, các nhà báo xây dựng nội dung cho 6 ấn phẩm, gồm tờ báo phát hành toàn quốc Die Welt, một tờ báo ra Chủ nhật và một tờ khổ nhỏ nhằm vào độc giả trẻ, một tờ báo phát hành ở khu vực Berlin có tên Berliner Morgenpost, và hai trang web. Mặc dù doanh số quảng cáo tại thị trường Đức đã sụt giảm, Axel Springer đã bù đắp lại sự giảm sút này bằng cách tăng giá của một số ấn phẩm như Bild, tờ báo mạnh nhất của công ty, với lượng phát hành 3 triệu bản/ngày. Hiện Axel Springer đang tìm kiếm những tờ báo có nguy cơ phá sản hoặc đóng cửa để mua lại với giá rẻ. Ông Döpfner cho hay, công ty của ông thậm chí đang nhòm ngó thị trường báo Mỹ, một thị trường mà ông cho là quan trọng, để xem có cơ hội để nhảy vào hay không. . Bài học tự cứu của các tờ báo châu Âu Giữa lúc số tờ báo in của Mỹ phá sản và đình bản gia tăng mạnh mẽ thời gian qua, công ty báo chí Axel Springer, chủ sở hữu tờ báo lớn nhất châu Âu. các tờ báo mạnh càng vững vàng hơn sau khủng hoảng”, ông Döpfner nói. Sự sáng tạo của các báo châu Âu Tại nhiều nơi trên thế giới, các tờ báo Mỹ được xem là tiêu chuẩn vàng của lĩnh vực báo. vững vàng của làng báo châu Âu. Lượng phát hành ở đây giảm chậm hơn ở Mỹ. Phần lớn các tờ báo châu Âu đều ít chịu ảnh hưởng của suy thoái hơn so với báo Mỹ, do nguồn thu của họ dựa vào độc