1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

VIÊM MỦ MÀNG PHỔI (Kỳ 1) pps

6 310 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 173,89 KB

Nội dung

VIÊM MỦ MÀNG PHỔI (Kỳ 1) I. Định nghĩa: Viêm mủ màng phổi là sự tràn mủ trong khoang màng phổi. Đây có thể là dịch mủ thật sự, nhưng cũng có khi chưa thành mủ hẳn, mà mới chỉ là chất dịch đục hoặc màu nâu nhạt nhưng bao giờ cũng chứa xác bạch cầu đa nhân, thành phần cơ bản của mủ. II. Nguyên nhân, bệnh sinh: + Viêm mủ màng phổi có thể là nguyên phát (quá trình viêm mủ xuất phát đầu tiên ở khoang màng phổi) nhưng thường là thứ phát sau một số bệnh lý ở các nơi khác như: - Các bệnh ở phổi: viêm phổi, Apxe phổi, giãn phế quản, ung thư phổi bội nhiễm, dị vật phổi, nấm phổi, bóng khí phổi bội nhiễm, tắc động mạch phổi bội nhiễm Lúc này quá trình viêm nhiễm dễ dàng lan vào màng phổi qua đường bạch huyết, đường máu hoặc vỡ các tổn thương trực tiếp vào màng phổi. - Các bệnh ở trung thất: dò khí-phế quản, dò thực quản, Apxe hạch trung thất - Các bệnh ở thành ngực: viêm xương sườn, viêm các đốt sống lưng, Apxe vú - Các bệnh dưới cơ hoành và trong ổ bụng: Apxe dưới cơ hoành, Apxe gan, Apxe quanh thận, viêm phúc mạc - Bệnh toàn thân: nhiễm khuẩn huyết - Ngoài ra có thể gặp viêm mủ màng phổi do bị bội nhiễm sau các can thiệp điều trị vào lồng ngực hoặc sau vết thương và chấn thương ngực gây tràn dịch máu khoang màng phổi. + Vi khuẩn gây viêm mủ màng phổi thường gặp hiện nay là: Tụ cầu vàng, Liên cầu, Phế cầu, các vi khuẩn Gram âm như Pseudomonas, Klebsiella pneumoniae, Escherichiacoli, Aerobacteraerogenes, Proteus, Bacteroides, Salmonella Ngoài ra, còn gặp viêm mủ màng phổi do vi khuẩn Lao, loại này được nghiên cứu riêng do những tính chất đặc biệt của nó về bệnh lý và điều trị. + Màng phổi có sức đề kháng rất tốt nên khi có vi khuẩn lọt vào màng phổi thì chưa chắc đã gây nên viêm mủ màng phổi, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Số lượng vi khuẩn. - Độc tính của vi khuẩn. - Tình trạng sức khoẻ chung của cơ thể. - Khả năng đề kháng và miễn dịch của cơ thể. III. Giải phẫu bệnh lý: Hình ảnh giải phẫu bệnh lý của viêm mủ màng phổi khác nhau qua 3 giai đoạn: 1. Giai đoạn lan tràn (giai đoạn cấp tính): + Hai lá thành và lá tạng còn mỏng, mềm mại nhưng phù nề và có nhiều điểm xuất huyết. Mặt hai lá trở nên mất bóng vì có một lớp tơ huyết che phủ nhưng vẫn tách được dễ dàng. + Dịch màng phổi còn loãng, vừa có mủ vừa có Fibrin. + Đây là giai đoạn có thể điều trị khỏi bằng nội khoa. 2. Giai đoạn tụ mủ (giai đoạn bán cấp tính): + Trên bề mặt của hai lá màng phổi có những lớp mủ lẫn với thanh tơ, làm các lá này trở lên dày cứng (lá tạng dày hơn lá thành vì lá tạng có di động theo hoạt động của phổi). + Dịch màng phổi đã biến thành mủ hẳn, đặc hay loãng tuỳ thuộc loại vi khuẩn. Mủ thường được tụ lại trong khoang màng phổi ở phía dưới và sau, tại rãnh sống-sườn do hai lá màng phổi có xu hướng dính lại với nhau để giới hạn mủ màng phổi lại. + Đây là giai đoạn còn có khả năng điều trị khỏi được bằng nội khoa nếu dẫn lưu và hút liên tục tốt. Nếu không điều trị tốt thì có thể chuyển thành giai đoạn đóng kén. 3. Giai đoạn đóng kén (giai đoạn mãn tính): + Lớp thanh tơ đóng trên bề mặt của màng phổi bị tổ chức hoá mạnh và xơ hoá,tạo thành một khoang chứa mủ có thành dày và chắc (có khi dày tới 2-3 cm). Do đó, dù có hút hết mủ thì khoang này cũng không xẹp lại được. Kết quả là trong khoang màng phổi tồn tại một khoang trống (còn gọi là khoang cặn hay khoang tàn dư), thường xuyên có dịch tiết và nhiễm khuẩn. + Quá trình xơ hoá phát triển mạnh xung quanh khoang tàn dư có thể tạo nên các dải xơ lan vào nhu mổ phổi, làm cho khả năng giãn nở của nhu mô phổi giảm xuống và giữa thành khoang tàn dư với lá tạng không còn lớp bóc tách được nữa. + Thành ngực cũng bị biến dạng nặng nề: các xương sườn trở nên bất động và nằm xuôi xuống như trong thì thở ra, các khe liên sườn hẹp lại (trong các trường hợp nặng thì các xương sườn có thể nằm dính sát vào nhau thành một mảng, không còn rõ liên sườn nữa), xương sườn trở nên xốp và có tiết diện hình tam giác (đỉnh ở trong, đáy ở ngoài). Cột sống vẹo về một bên như trong tư thế chống đau (phần lõm hướng về bên phổi bị tổn thương). + Đây là giai đoạn chỉ điều trị được bằng Ngoại khoa. IV. Phân loại: 1. Theo giai đoạn: + Viêm mủ màng phổi cấp tính. + Viêm mủ màng phổi bán cấp tính. + Viêm mủ màng phổi mãn tính. Trên thực tế, khó xác định được thời gían chính xác cho từng giai đoạn vì các tổn thương trong mủ màng phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại vi khuẩn, độc tính vi khuẩn, sức đề kháng của bệnh nhân, các phương pháp điều trị 2. Theo tác nhân gây bệnh: + Viêm mủ màng phổi do vi khuẩn thường. + Viêm mủ màng phổi do Lao. + Viêm mủ màng phổi do ký sinh trùng (Amip ). 3. Theo giải phẫu: + Viêm mủ màng phổi toàn thể (lan tràn). + Viêm mủ màng phổi khư trú. . + Viêm mủ màng phổi do vi khuẩn thường. + Viêm mủ màng phổi do Lao. + Viêm mủ màng phổi do ký sinh trùng (Amip ). 3. Theo giải phẫu: + Viêm mủ màng phổi toàn thể (lan tràn). + Viêm mủ. VIÊM MỦ MÀNG PHỔI (Kỳ 1) I. Định nghĩa: Viêm mủ màng phổi là sự tràn mủ trong khoang màng phổi. Đây có thể là dịch mủ thật sự, nhưng cũng có khi chưa thành mủ hẳn, mà mới. phổi bị tổn thương). + Đây là giai đoạn chỉ điều trị được bằng Ngoại khoa. IV. Phân loại: 1. Theo giai đoạn: + Viêm mủ màng phổi cấp tính. + Viêm mủ màng phổi bán cấp tính. + Viêm mủ

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN