1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CÁP GIỚI (Kỳ 1) pps

6 86 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CÁP GIỚI (Kỳ 1) Còn gọi là tắc kè, cáp giải, đại bích hổ Tác dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương. Chủ trị + Trị suy nhược lâu ngày, ho suyễn, suy nhược, ho ra máu, tiểu tiện nhiều lần. Liều dùng: Dùng từ 2g- 6g, tán bột trộn vào thuốc làm hoàn. Kiêng kỵ: Ho suyễn do ngoại tà phong hàn, người có thực nhiệt cấm dùng. Cách dùng: (1) Ở Triết Giang người ta thường dùng đuôi Tắc kè để làm thuốc, ở Quảng Tây thường dùng Tắc kè để ngâm rượu mỗi lít ngâm 2 con, trước khi ngâm chặt đầu trước khi ngâm vào rượu để làm thuốc bổ. (2) Khi dùng tươi, sau khi chặt đầu và bỏ từ mắt trở lên, bỏ bàn chân, lột da bổ bụng, mổ ruột nấu cháo, khi bắt được con cả đuôi thì nhúng vào trong nước nóng chặt bỏ đầu, ruột gan, rồi nướng vàng thật thơm ngâm rượu 400 với các loại thuốc phế như Bách bộ, Thiên môn, Mạch môn, bổ thận như Thục địa, Nhục thung dung, Nhân sâm và các vị thuốc thơm cho dễ uống, trong 100 ngày. Muốn dùng khô, sau khi mổ bụng bỏ hết nội tạng lau sạch bằng giấy bản xong tẩm rượu, dùng hai que nhỏ dẹp, 1 căng thẳng 2 chân trước, 1 căng thẳng 2 chân sau như đã mô tả ở phần bào chế, xong lấy 2 que nứa khác nhọn xuyên qua đầu và đuôi rồi lấy giấy bản cuộn đuôi lại để khỏi gẫy phơi nắng hoặc sấy khô cất dùng. Bảo quản: Tắc kè dễ bị hư hỏng do sâu, mọt, đục khoét. Chuột rất thích ăn Tắc kè, nhất là đuôi. Tắc kè sấy xong phải cho vào thùng kín. Trong thùng có thể để lẫn Long não, Tế tân. Nếu có điều kiện thì cho thêm chút hút ẩm như Silicagel, gạo rang. Về mùa xuân mùa hè cứ sau 10 ngày sấy 1 lần. Sấy bằng than củi hoặc tủ sấy ở 60-700C. Sấy toàn thân, đầu phải sấy kỹ. Khi sấy cần sấy kỹ. Khi sấy cần chú ý, đuôi phải chổng lên vì đuôi là bộ phận chủ yếu lại nhiều chất béo. Nhiệt độ nóng quá có thể làm chất béo chảy. Về mùa thu và mùa đông sau một ngày sấy 1 lần. Mỗi lần sấy song vuốt lại sửa nẹp ngay ngắn. Không nên sấy Tắc kè bằng diêm sinh vì diêm sinh làm biến chất, màu sắc bóng bị bạc, thân bị mốc. Rượu Tắc kè: Tắc kè 24g-Đảng sâm 40g Huyết giác 3g, Trần bì 3, Tiểu hồi 1, đường rượu đủ 1000ml uống tối trước khi đi ngủ 1 cốc con (30ml). Trị thận suy dương kém, đau lưng, mỏi gối, đái rắt, hen suyễn thuộc hàn. TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CÁP GIỚI Tên Hán Việt khác: Vị Thuốc cáp giới còn gọi Tiên thiềm (Bản Thảo Cương Mục), Cáp giải (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Đại bích hổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Gekko gekko Lin. Họ: Tắc Kè (Gekkonidae). Tên gọi: Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Về đêm, nghe kêu 1 tiếng “Tắc [cáp]”, 1 tiếng “Kè [giới]”, do âm thanh mà có tên Tắc kè. Mô tả: Tắc kè hình dáng gần giống như con Thạch sùng (hay con Thằn Lằn, nhưng to hơn nhiều. Có loại da màu nâu đen, hoặc nâu xanh, loại thì màu xám lưng có chấm lốm đốm. Con đực da sần sùi, miệng rộng, đuôi nhỏ mà dài, con cái da mịn nhẵn, miệng bé, đuôi lớn mà ngắn hơn. Phần bụng phình to có 4 chân, ngón chân có màng mỏng, có thể leo bò trên các vách núi treo leo và trên cây. Mình dài koảng 10-17cm (chưa kể phần đuôi) đuôi có thể dài bằng phần mình, miệng có hai hàm răng nhọn. Tắc kè sống ở vách núi hay các hốc thân cây trong rừng. Cũng thường sống thành từng đôi một (một đực, một cái). Sách cổ nói con đực kêu “tắc” con cái kêu “kè” nhưng thực tế một con có thể kêu cả hai tiếng “Tắc kè”. Nếu dùng Tắc kè ngâm thuốc thường phải kiếm đủ cả đôi. Ban ngày mắt của nó lóa lên nên chỉ đi kiếm mồi vào ban đêm, chúng chỉ thích ăn những loại sâu bọ có cánh, lúc bắt mồi động tác rất nhanh nhẹn, linh hoạt. Vào khoảng tháng 4 bắt đầu mùa hoạt động của Tắc kè, tháng 5-6 là tháng hoạt động nhanh nhất, cuối tháng 10 đã ít thấy, sau tiết Sương giáng thì đã bắt đầu bước vào ngủ qua đông, nó nằm im trong mùa đông không hoạt động. Nếu bắt Tắc kè bỏ vào lồng sắt mà thời gian ấy là mùa nóng thì chúng dễ bị chết, nhưng gặp điều kiện khí hậu thích nghi thì tuy qua mấy tháng không cho ăn nhưng Tắc kè vẫn sống. Những con nuôi trong lồng như thế thì khoảng tháng 5-6 đã đẻ nhiều trứng màu trắng vỏ mềm, một lần đẻ hai trứng, chừng 100 ngàysau bắt đầu nở (3 tháng 10 ngày), không phải ấp, Tắc kè con sau khi nở 3- 4 năm sau mới trưởng thành. . CÁP GIỚI (Kỳ 1) Còn gọi là tắc kè, cáp giải, đại bích hổ Tác dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương rắt, hen suyễn thuộc hàn. TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CÁP GIỚI Tên Hán Việt khác: Vị Thuốc cáp giới còn gọi Tiên thiềm (Bản Thảo Cương Mục), Cáp giải (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Đại bích hổ (Trung. Lin. Họ: Tắc Kè (Gekkonidae). Tên gọi: Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Về đêm, nghe kêu 1 tiếng “Tắc [cáp] ”, 1 tiếng “Kè [giới] ”, do âm thanh mà có tên Tắc kè. Mô tả: Tắc kè hình

Ngày đăng: 09/07/2014, 04:21

Xem thêm: CÁP GIỚI (Kỳ 1) pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN