ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN (Kỳ 4) pot

7 448 1
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN (Kỳ 4) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN (Kỳ 4) VI. Phân loại 1. Theo hoàn cảnh phát sinh: + Bướu giáp địa phương: xuất hiện ở cả một vùng địa phương,khi có trên 10% số dân cư bị bệnh Bướu giáp. + Bướu giáp dịch tễ: xuất hiện ở một tập thể người với tính chất nhanh và cấp tính giống như một kiểu “dịch bướu cổ”,khi thay đổi chỗ ở thì Bướu sẽ khỏi. + Bướu giáp đơn phát: chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một số ít người sống trong một quần thể không bị bệnh Bướu giáp. 2. Theo vị trí khư trú: + Bướu giáp ở vị trí bình thường tại vùng cổ. + Bướu giáp nằm sau xương ức: một phần của Bướu vẫn có thể xác định được ở vùng cổ tuy phần lớn nằm lấp sau xương ức. + Bướu giáp trong lồng ngực: toàn bộ Bướu giáp nằm trong lồng ngực. + Bướu giáp lạc chỗ ở những nơi khác:góc hàm,gốc lưỡi 3. Theo hình thái chung của Bướu: + Bướu giáp thể nhân. + Bướu giáp thể lan toả. + Bướu giáp thể hỗn hợp. 4. Theo độ lớn của Bướu: ( Xem phần IV.1). VII. Tiến triển và biến chứng: 1. Tiến triển: Bướu giáp đơn thuần thường phát triển chậm.Có những trường hợp không điều trị và Bướu tồn tại hàng chục năm với bệnh nhân cho đến chết mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.Tuy nhiên đa số trường hợp Bướu phát triển to dần và gây ra nhiều biến chứng. 2. Biến chứng: + Những biến chứng ở bản thân Bướu giáp: - Chảy máu trong Bướu giáp: thường ở các bướu thể nang. - Viêm Bướu giáp,có thể dẫn tới Apxe Bướu giáp. - Basedow hoá. - Ung thư hoá. + Những biến chứng do Bướu to gây chèn ép: Bướu càng phát triển to thì càng gây chèn ép nhiều các cơ quan xung quanh.Có thể thấy các hiện tượng chèn ép khí quản,thực quản,các dây thần kinh vùng cổ,bó mạch cảnh VIII. Điều trị: 1. Điều trị nội khoa: Dùng các thuốc Iot vô cơ (dung dịch Lugol) hay Thyreoidin hoặc Triiod thyronin.Các thuốc này có tác dụng ức chế tiết TSH của vùng tiền yên,nhờ đó có thể làm Bướu giáp nhỏ lại.Tuy nhiên tác dụng đó chỉ có thể có được khi Bướu giáp mới xuất hiện,nếu để muộn,nhu mô giáp đã có những biến đổi tổ chức nặng thì các thuốc trên ít có kết quả. 2. Điều trị ngoại khoa: a. Chỉ định điều trị ngoại khoa: phải căn cứ vào nhiều yếu tố. + Theo hình thái Bướu: - Bướu thể nhân và thể hỗn hợp: có chỉ định mổ sớm vì điều trị nội khoa ít có kết quả,bướu không ngừng phát triển và gây nên các biến chứng. - Bướu thể lan toả: Chỉ mổ khi Bướu quá to gây chèn ép hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. + Theo các biến chứng của Bướu giáp: - Khi Bướu giáp đã gây nên các biến chứng như chảy máu trong nang bướu,Basedow hoá,Ung thư hoá,chèn ép các cơ quan xung quanh thì phải chỉ định mổ sớm. - Khi bị viêm Bướu giáp và Apxe hoá thì phải điều trị kháng sinh tích cực và trích Apxe. + Theo tuổi: - Bướu giáp ở trẻ em: thường điều trị nội khoa vì tổ chức bướu còn nhiều khả năng phục hồi. - Bướu giáp tuổi dậy thì: không có chỉ định mổ . - Bướu giáp tuổi già: Thường chỉ định mổ vì điều trị nội khoa ít kết quả. b.Các phương pháp mổ: + Cắt bỏ Bướu giáp thể nhân cùng một phần tổ chức lành tuyến giáp quanh bướu. + Cắt bỏ một thuỳ tuyến giáp khi Bướu giáp to,chiếm hết cả một thuỳ tuyến. + Cắt gần hoàn toàn tuyến giáp khi là Bướu giáp thể hỗn hợp hoặc lan tỏa,để lại ít nhất là 25-30 gam tổ chức nhu mô tuyến giáp lành. c Các tai biến trong mổ: + Tắc mạch khí do không khí lọt vào tĩnh mạch bị rách trong khi mổ. + Thương tổn khí quản: có thể gặp khi Bướu quá to hoặc viêm dính nhiều gây chèn đẩy và co kéo làm thay đổi vị trí giải phẫu của khí quản + Ngạt thở cấp tính do khí quản bị co thắt vì các kích thích khi mổ. d.Các biến chứng sau mổ: + Chảy máu sau mổ: thường từ các mạch máu ở dưới da hoặc cơ do cầm máu không tốt khi mổ hoặc do bệnh nhân có các cử động quá mạnh ở vùng cổ sau mổ. + Nói khàn hoặc mất tiếng sau mổ: do dây thần kinh quặt ngược bị tổn thương khi mổ hoặc bị chèn ép phù nề sau mổ. + Tetani sau mổ: do các tuyến cận giáp bị tổn thương khi mổ hoặc thiếu máu nuôi dưỡng vì bị chèn ép và phù nề sau mổ. + Suy hô hấp sau mổ: thường do phù nề thanh-khí quản và phù nề vết mổ gây chèn ép khí quản sau mổ. + Nhiễm trùng vết mổ. + Các biến chứng xa sau mổ có thể gặp là Nhược giáp (do cắt mất quá nhiều tuyến giáp) và Bướu giáp tái phát (thường gặp sau mổ Bướu giáp thể hỗn hợp). . ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN (Kỳ 4) VI. Phân loại 1. Theo hoàn cảnh phát sinh: + Bướu giáp địa phương: xuất hiện ở cả một vùng. được khi Bướu giáp mới xuất hiện,nếu để muộn,nhu mô giáp đã có những biến đổi tổ chức nặng thì các thuốc trên ít có kết quả. 2. Điều trị ngoại khoa: a. Chỉ định điều trị ngoại khoa: phải. Bướu giáp và Apxe hoá thì phải điều trị kháng sinh tích cực và trích Apxe. + Theo tuổi: - Bướu giáp ở trẻ em: thường điều trị nội khoa vì tổ chức bướu còn nhiều khả năng phục hồi. - Bướu

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan